Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Yến mạch là loại ngũ cốc có nguồn gốc từ các nước Châu Âu. Thực phẩm có khả năng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Vậy đau dạ dày có ăn được yến mạch không? Để đi tìm câu trả lời mời bạn tham khảo một số thông tin trong bài viết này. 

Đau dạ dày có ăn được yến mạch không?

Yến mạch được xếp vào nhóm thực phẩm khô, khi ăn vừa có tác dụng nhuận tràng lại, trung hòa lượng acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế dịch tiết dạ dày ở mức tối đa.

Tuy nhiên, người bệnh cũng chỉ nên ăn yến mạch với LIỀU LƯỢNG VỪA PHẢI, ăn quá nhiều sinh ra phản tác dụng. Cụ thể, xét về công dụng với sức khỏe, yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày:

Bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn nhiễm trùng

Cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên, liên tục làm bạn cảm thấy khó chịu vô cùng. Cơn đau này thường xảy ra do niêm mạc bị tổn thương, gây viêm nhiễm. Để lâu ngày không tìm phương pháp điều trị thích hợp là mầm mống để các khối u phát triển. U lành có thể cắt bỏ hoặc điều trị bằng thuốc, u ác tính thì nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư là rất cao. 

Bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày có được ăn các món ăn chế biến từ yến mạch hay không?
Bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày có được ăn các món ăn chế biến từ yến mạch hay không?

Chỉ điều trị bằng thuốc thôi chưa đủ, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, nói không với các thực phẩm có hại cho dạ dày. Bạn có thể bổ sung thêm yến mạch cho thực đơn bởi trong loại ngũ cốc này có chứa rất nhiều beta-glucan.

Chất này có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm rất tốt. Sử dụng lâu ngày, tình trạng đau rát và khó chịu ở vùng bụng sẽ thuyên giảm. 

Trung hòa acid trong dạ dày

Dịch tiết dạ dày quá nhiều làm cho các vết viêm loét ngày càng nặng hơn. Viêm loét lâu ngày sinh biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày. Hãy ăn yến mạch bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.

Ngoài tác dụng bảo vệ niêm mạc, thực phẩm này còn trung hòa lượng acid có trong dịch tiết. Nếu như bệnh đau dạ dày của bạn đang ở trong giai đoạn đầu, tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. 

Bên trong yến mạch có chứa chất xơ, năng lượng và vitamin. Ăn loại thực phẩm này không gây đầy bụng mà trái lại còn rất dễ tiêu. Lượng acid dư thừa sẽ được hấp thụ nhanh chóng sau giấc ngủ, hạn chế cơn đau ở mức tối đa. Duy trì thêm lối sinh hoạt lành mạnh, bệnh đau dạ dày sẽ không còn là nỗi lo. 

Thời điểm thích hợp nhất để ăn yến mạch

Ăn yến mạch dù tốt thế nào cũng phải ăn đúng cách. Cái gì nhiều quá cũng không tốt, nhất là đối với triệu chứng đau dạ dày buồn nôn càng phải thận trọng.

Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn yến mạch thời điểm thích hợp nhất là sử dụng vào buổi sáng. Lúc này cơ thể vừa thức dậy sau một quá trình nghỉ ngơi dài, cần năng lượng để duy trì hoạt động cho cả ngày. 

Bị đau dạ dày ăn yến mạch vào thời điểm nào hợp lý nhất?
Bị đau dạ dày ăn yến mạch vào thời điểm nào hợp lý nhất?

Một bát cháo yến mạch cho bữa sáng chính là giải pháp hoàn hảo nhất. Bạn cũng có thể ăn kèm với một quả trứng gà luộc để bổ sung thêm protein. Với những người muốn thay hoàn toàn tinh bột bằng yến mạch hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mỗi bữa ăn một bát cháo yến mạch kèm theo rau, củ, ăn hoa quả sau bữa tầm 30 phút, dạ dày của ban sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. 

Trong yến mạch chứa nhiều chất tốt không gây tác dụng phụ. Vì vậy bạn có thể thoải mái sử dụng thực phẩm này mà không lo ngại biến chứng xảy ra nhưng chỉ nên dùng đủ, không ăn quá no. Ngoài ra việc sử dụng yến mạch để ăn khi bị đau dạ dày, thời điểm khỏi bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau tùy vào từng cơ địa. 

Một vài món ăn bổ dưỡng từ yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc dinh dưỡng dễ ăn và dễ chế biến. Bạn có thể nấu thành cháo thưởng thức trong các bữa, làm bánh, sữa tươi yến mạch. Công thức mời tham khảo những thông tin dưới đây. 

Cháo tôm yến mạch

Bị đau dạ dày nên ăn gì? Thay vì những món ăn quen thuộc hàng ngày hãy thử đổi vị với món cháo tôm yến mạch. Món này rất tốt cho sức khỏe lại khiến các triệu chứng đau tức thuyên giảm rõ rệt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Yến mạch: 300g
  • Sữa: 500ml
  • Tôm: 500g
  • Bơ: 10g
  • Hành khô: 1 hoặc 2 củ
  • Dầu ô liu: 50ml
  • Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu, bột canh…
  • Dụng cụ: Nồi, bếp, muôi múc, bát…

Các bước tiến hành 

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc chảo và đặt lên bếp. Đổ sữa đã chuẩn bị vào chảo đun với lửa nhỏ. Khi sữa sôi, cho yến mạch vào và tiếp tục đun trong thời gian 10 phút. 
  • Bước 2: Khuấy cháo đều tay để tránh vón cục, cháy đít nồi. 
  • Bước 3: Đun dầu ô liu với và cho tôm vào xào. Thêm chút hành khô, muối, hạt tiêu và tiếp tục nấu tầm  phút. 
  • Bước 4: Hỗn hợp tôm vừa sơ chế xong đổ vào chảo yến mạch đun tầm 15 phút thì tắt bếp. 
  • Bước : Múc ra bát và thưởng thức cùng người thân. 
Cháo yến mạch ăn hàng ngày rất tốt cho dạ dày
Cháo yến mạch ăn hàng ngày rất tốt cho dạ dày

Lưu ý người đau dạ dày nên ăn khi cháo còn nóng vừa phải không nên ăn quá nóng. 

Cháo gà yến mạch

Những món cháo làm từ yến mạch luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt. Chỉ cần bạn thay đổi một chút nguyên liệu là có thể ngay lập tức tạo nên một món ăn đặc sắc, trọn vị. Cháo gà yến mạch là một trong số đó. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Thịt gà: 300g
  • Yến mạch:100g
  • Nước sạch
  • Hành lá: 50g
  • Gừng: 1 củ 
  • Gia vị: Hạt tiêu, hạt nêm, mắm…
  • Dụng cụ: Bếp, nồi, bát, muôi múc… 

Các bước tiến hành 

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch thịt gà, gừng, hành lá bằng nước sạch. 
  • Bước 2: Gừng thái lát nhỏ dạng sợi, hành lá cắt tầm 1cm còn thịt gà đem đi luộc chín vừa tới. Khi luộc nên cho thêm mấy lát gừng để tăng mùi thơm. 
  • Bước 3: Luộc gà tầm 15 phút thì vớt ra sau đó đổ yến mạch vào nồi nước luộc. 
  • Bước 4: Tiếp tục đun yến mạch với nước luộc gà. Thịt gà thịt gà xé sợi nhưng không xé quá nát sau đỏ đổ vào nồi cháo, khuấy đều tay. Khi cháo chín và mịn thì tắt bếp. 
  • Bước 5: Múc cháo ra bát, rắc hành và tiêu lên chốc. Nếu cẩn thận nữa thì bạn có thể trần qua hành lá với nước sôi để hành mềm hơn. 

Sữa yến mạch

Một cốc sữa yến mạch vào các bữa phụ cũng là ý tưởng không tồi. Sữa vừa lạ miệng lại rất thơm. Chỉ mất vài phút chuẩn bị là bạn có thể thưởng thức cùng gia đình và người thân.  

Nguyên liệu cần dùng 

  • Bột yến mạch: 50g
  • Sữa tươi loại nguyên kem 
  • Dụng cụ: Lò vi sóng, bát, cốc, thìa… 

Đối với sữa tươi nguyên kem bạn có thể cho nhiều hoặc ít tùy thích nhưng chỉ nên uống khoảng từ 250 đến 350ml. 

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bát lớn sau đó cho yến mạch vào trong. 
  • Bước 2: Đổ sữa tươi vào bát yến mạch trộn đều. 
  • Bước 3: Cho hỗn hợp sữa tươi, yến mạch vào lò vi sóng quay trong vòng 1 phút ở nhiệt độ thường. Một cách khác là chỉ cần hâm nóng sữa đổ yến mạch sau khi lấy ra khỏi lò là được. 
  • Bước 4: Đổ sữa yến mạch ra cốc hoặc để nguyên bát thưởng thức.
Một cốc sữa yến mạch vào buổi sáng rất tốt cho người bị đau dạ dày
Một cốc sữa yến mạch vào buổi sáng rất tốt cho người bị đau dạ dày

Chè đậu xanh yến mạch

Một trong những món ăn dễ làm, dễ thực hiện nhất lại tốt cho cơ thể đó chính là chè đậu xanh yến mạch. Bạn có thể nấu chè đậu xanh yến mạch để thưởng thức khi bị đau dạ dày. Công thức và cách làm như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Yến mạch: 100g
  • Đậu xanh: 100g
  • Sữa tươi: 250ml
  • Lạc
  • Mật ong: 20ml

Có thể thay lạc bằng hạnh nhân cũng được. Cho lạc hoặc hạnh nhân với liều lượng vừa phải để hương vị chè thơm ngon đúng chuẩn. 

Các bước thực hiện 

  • Bước 1: Ngâm yến mạch với nước ấm đến khi nở đều thì vớt ra. Thời gian ngâm tầm từ 7 đến 10 phút. 
  • Bước 2: Chuẩn bị một chiếc nồi, lần lượt cho yến mạch, sữa và đậu xanh vào trong sau đó đặt nồi lên bếp. 
  • Bước 3: Đun sôi hỗn hợp trên trong thời gian 3 phút ở mức lửa trung bình. 
  • Bước 4: Tắt bếp, để chè nguội sau đó bạn mới cho mật ong vào khuấy đều. 
  • Bước 5: Lạc giá nhỏ, rắc lên trên cốc chè vừa nấu xong và thưởng thức. 

Đau dạ dày có ăn được yến mạch không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên cần phải có chế độ ăn uống và phân bố thời gian cho phù hợp, không nên ăn quá nhiều. Những món ăn bổ ích trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có được bữa ăn ngon miệng, vừa tốt cho cơ thể lại giảm đi tình trạng đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng…

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan