Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Để chăm sóc làn da, nhiều người sử dụng dược, mỹ phẩm không rõ thành phần. Trong đó, nhiều sản phảm có thể chứa hàm lượng corticoid cao khiến da bị tổn thương. Nếu lạm dụng quá mức dễ dẫn đến nhiễm corticoid. Vậy da nhiễm corticoid nên dùng gì?

Xác định rõ nguyên nhân da nhiễm corticoid

Corticoid là hóa chất chống viêm có công thức giống như hormone tuyến vỏ thượng thận mà cơ thể chúng ta tiết ra. Trong y học, người ta bào chế chất này dưới dạng kem bôi hoặc thuốc uống, dùng trong điều trị bệnh do viêm nhiễm, dị ứng…

Do đem lại tác dụng chăm sóc da nhanh, nhiều đơn vị sản xuất hóa mỹ phẩm chui đã sử dụng chất này vào các loại kem dưỡng, kem trộn…

Đa phần các trường hợp da nhiễm corticoid do sử dụng sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da không rõ nguồn gốc. Thành phần của chúng có thể chứa một hàm lượng corticoid nhất định. Những mỹ phẩm này thường cấp ẩm nhanh, giúp da bật tông rất hiệu quả. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tế bào da bị phá hủy, tổn thương.

Da nhiễm corticoid là tình trạng khá phổ biến
Da nhiễm corticoid là tình trạng khá phổ biến

Một vài trường hợp khác, do bị bệnh da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng da tay nặng, bệnh nhân được khuyên sử dụng thuốc nhóm corticoid. Tuy nhiên, trong quá trình bôi thuốc, bệnh nhân sử dụng quá liều lượng bác sĩ chỉ định nên gây ra tình trạng nhiễm corticoid.

Lúc này, làn da có nhiều biểu hiện ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

5 cấp độ nhiễm corticoid

  • Độ 1: Người bệnh mới sử dụng sản phẩm chứa chất này thời gian ngắn, nồng độ thấp. Da bị tổn thương nhẹ với các biểu hiện như ngứa râm ran, mẩn đỏ hoặc tróc nhẹ.
  • Độ 2: Độc tố bắt đầu gây hoại tử da. Biểu hiện thường thấy là da nổi bong bóng giống như bị phồng da. Bóng nước to dần và lan rộng, có xu hướng vỡ nên tạo cảm giác đau nhức, ngứa rát. Một số trường hợp nhiễm corticoid mưng mủ. Nếu để lâu ngày, bóng nước bị khô để lại vùng da sần đỏ rồi chuyển màu thâm sạm.
  • Độ 3: Với những ai sử dụng sản phẩm chứa corticoid nồng độ cao trong 6 tháng trở lên sẽ có nguy cơ nhiễm độ 3. Lúc này tổn thương đã tiến sâu vào hệ thống mao mạch dưới da. Do đó bề mặt da có màu đỏ ửng, khô, sưng phù và căng tức do trữ nước. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, người bệnh cảm giác nóng ran, châm chích.
  • Độ 4: Bề mặt da tiết bã nhờn bất thường do ngưng sử dụng sản phẩm chứa corticoid đột ngột sau thời gian dài sử dụng. Lúc này tuyến nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông, bề mặt da nổi mụn ồ ạt và sưng to gây cảm giác ngứa và đau rát.
  • Độ 5: Đây là mức độ trầm trọng nhất, da luôn có màu đỏ do mao mạch bị giãn trên diện rộng. Mụn nước sưng to kèm theo mủ. Người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu vì da vừa khô, tróc vảy vừa bỏng rát và đau nhức ngay cả khi không chạm vào.

Da nhiễm corticoid nên dùng gì?

Ngay khi xuất hiện dấu hiệu da nhiễm corticoid, bạn cần chú ý chủ động đi khám da liễu. Nếu nhiễm độ 1, bạn dừng sử dụng sản phẩm chứa chất này và điều trị theo tư vấn của bác sĩ. Nếu nhiễm nặng hơn, tuyệt đối không dừng sử dụng corticoid lập tức mà cần điều chỉnh liều lượng từ từ theo hướng dẫn, kết hợp điều trị theo đơn.

Tình trạng nhiễm corticoid trên da nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Viêm da tiết bã, teo da, giãn mạch máu gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Điều trị tại các cơ sở y tế

Đối với các trường hợp nhiễm corticoid nặng, bệnh nhân cần được điều trị tại các cơ sở y tế. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các dịch vụ sau đây:

  • Công nghệ Laser mạch máu: Áp dụng cho bệnh nhân nhiễm corticoid dẫn đến mao mạch nổi làm đỏ da, tạo cảm giác châm chích, nóng rát. Tia Laser có tác dụng làm co mạch về trạng thái bình thường. Đồng thời nó làm tăng sinh các sợi Collagen, giúp da phục hồi, loại bỏ trạng thái teo da trước đó.
Công nghệ Laser mạch máu khắc phục tình trạng da nhiễm corticoid
Công nghệ Laser mạch máu khắc phục tình trạng da nhiễm corticoid
  • Ánh sáng sinh học: Nếu chưa biết da nhiễm corticoid nên dùng gì thì ánh sáng sinh học đặc biệt chính là một giải pháp hữu hiệu. Công nghệ này sử dụng các dải bước sóng từ 400 đến 700 nanomet hoặc 870 đến 1200 nanomet để loại bỏ khuẩn hại và ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn. Cách chữa này thích hợp với bệnh nhân độ 4, độ 5.

Điều trị tại nhà

Đối với tình trạng bệnh đã được cải thiện hoặc bị nhiễm nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà, kết hợp điều trị theo đơn bác sĩ kê.

  • Cho da thích nghi việc “nói không với corticoid”: Bệnh nhân nên giãn từ từ thời gian dùng sản phẩm gây nhiễm corticoid thay vì dừng đột ngột. Bởi lẽ nếu ngưng sản phẩm lập tức, da bạn sẽ bị nám, mụn li ti hoặc mụn mủ, sẹo thâm, rất mất thẩm mỹ.
  • Vệ sinh da sạch: Đa phần chị em bị nhiễm corticoid trên mặt do dùng mỹ phẩm. Vậy da mặt nhiễm corticoid nên dùng gì? Trước tiên, bạn cần chú ý vệ sinh mặt hàng ngày thật sạch để giảm dầu nhờn, bụi bẩn. Nếu tổn thương da nặng thì vệ sinh bằng nước muối. Hãy rửa với tần suất vừa phải và không chà xát mạnh.
  • Dưỡng da: Kết hợp dùng kem cấp ẩm, phục hồi da loại dành cho da nhạy cảm. Da nhiễm corticoid nên dùng loại dưỡng da nào? Cần chọn sản phẩm nguồn gốc tự nhiên chứa axit amin và vitamin thiết yếu cho da phục hồi. Thoa kem khoảng 2 lần mỗi ngày sau khi vệ sinh thật sạch để da mềm mại hơn.
  • Dùng thuốc: Trong đáp án của câu hỏi “da nhiễm corticoid nên dùng gì” chắc chắn phải kể đến thuốc kê theo đơn. Phổ biến là nhóm kháng viêm, kháng histamin, điều trị nhiễm trùng, nấm, ký sinh và có thể gồm cả kháng sinh.
  • Dùng liệu pháp chăm sóc da: Đối với người bị nhiễm corticoid, có nhiều liệu pháp chăm sóc giúp cải thiện sức khỏe là da như: Dùng chế phẩm huyết tương giảm tiểu cầu, sử dụng nhóm dưỡng chứa đặc tính chống oxy hóa, dùng công nghệ tế bào gốc…
Dưỡng da là cách khắc phục tình trạng da nhiễm corticoid an toàn
Dưỡng da là cách khắc phục tình trạng da nhiễm corticoid an toàn

Lưu ý khi chăm sóc da tại nhà

  • Hãy dùng nước sạch, không chứa chất gây kích ứng cho da vì làn da của bạn lúc này rất nhạy cảm.
  • Tránh những sản phẩm chứa Menthol, Sodium Lauryl Sulfate hay Camphor và hóa chất tẩy rửa mạnh.
  • Nên chọn các loại dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, dưỡng da không mùi hoặc rất dịu nhẹ. Nếu thấy da khô hoặc ngứa rát sau khi dùng, hãy loại bỏ sản phẩm đó ngay.
  • Tránh trang điểm khi da mặt bị tổn thương do nhiễm corticoid, hoặc dùng dạng lỏng để giảm kích ứng da.
  • Khi ra ngoài nắng, nên bôi kem chống nắng chứa kẽm Oxide, titanium và chứa chỉ số SPF từ 30 trở lên. Chú ý mặc áo khoác, đeo khẩu trang, cầm ô theo bên mình.
  • Không cào, gãi da, không đến nơi nhiều khói bụi, nấm mốc hoặc dùng thuốc và thực phẩm kích ứng da.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, tránh để tình trạng căng thẳng làm da viêm và nổi mụn nhiều hơn.
  • Uống đủ nước, có thể dùng nước lọc, nước detox, trà xanh hoặc trà hoa cúc.
  • Khi dùng thuốc Tây cần kiểm tra hướng dẫn về đặc tính dược lý, dược động học, thành phần chứa corticoid hay không. Không mua mỹ phẩm có thành phần hoặc nguồn gốc thiếu chính xác.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi da nhiễm corticoid nên dùng gì. Việc điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Bạn nên thăm khám bệnh ngay khi nghi ngờ da nhiễm độc tố và điều trị theo đơn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan