Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Làn da của trẻ sơ sinh thường rất mỏng và nhạy cảm, chính vì vậy, các bé sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về da như khô da, bong tróc. Da khô ở trẻ là do những nguyên nhân nào gây nên? Và làm thế nào để cải thiện tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh? 

Hiện tượng da khô ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân gì?

Tình trạng khô da là hiện tượng sinh lý phổ biến ở mọi trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé chào đời ở tuần thai thứ 40. Hiện tượng này không phải là bệnh lý về da nghiêm trọng và sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Nguyên nhân cơ bản của bệnh khô da ở trẻ sơ sinh là do da bị mất độ ẩm dẫn đến da bị nứt và bong tróc lớp biểu bì
Nguyên nhân cơ bản của bệnh khô da ở trẻ sơ sinh là do da bị mất độ ẩm dẫn đến da bị nứt và bong tróc lớp biểu bì

Nguyên nhân cơ bản của bệnh khô da ở trẻ sơ sinh là do da bị mất độ ẩm dẫn đến da bị nứt và bong tróc lớp biểu bì. Điều này có thể do các phương pháp chăm sóc trẻ không đúng lúc hoặc đúng cách như tắm quá thường xuyên, loại xà phòng sử dụng cho trẻ có thể gây khô da. Ngoài ra, không khí và thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây hại tới làn da của con trẻ và khiến da khô hơn.

Tuy nhiên, tình trạng da khô ở trẻ em đôi khi cũng là dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh lý về da. Chẳng hạn, khô da là dấu hiệu của một số bệnh lý về da sau đây:

  • Bệnh chàm: Bệnh chàm da hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm da, là tình trạng da bị dị ứng, với biểu hiện đặc trưng phát ban ngứa chủ yếu ở trán và má. Da khô là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh chàm, ngoài ra, trẻ còn có thể gặp các vấn đề như ngứa dữ dội, xuất hiện các mảng đỏ, đặc biệt ở đầu và dễ gây nứt da.
  • Bệnh vẩy nến: Đây là một loại bệnh tự miễn, tấn công vào hệ thống miễn dịch của da gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh chàm da, nhưng vẩy nến không phải là một loại dị ứng. Các triệu chứng của tình trạng vẩy nến cụ thể là khô da, nứt nẻ và chảy máu.
  • Mũ nồi: Mũ nồi hay còn có tên gọi khác là viêm da tiết bã, chủ yếu xuất hiện trên đầu trẻ. Tình trạng này là do sự xuất hiện của bã nhờn ở da quá mức, kết dính vào da chết. Trẻ sẽ xuất hiện các vấn đề như, vảy da nhờn, da khô bong tróc để lộ các mảng đỏ.
  • Keratosis pilaris: Vấn đề ở da này thường xuất hiện do da sản xuất protein dư thừa có trong da, tóc, móng tay. Các loại protein dư thừa này chặn các ống dẫn của tuyến bã nhờn khiến da xuất hiện các vết sưng đỏ ở chân, mông, cánh tay và da khô sần sùi.

Biểu hiện ở trẻ có làn da khô

Bệnh da khô ở trẻ em thường xuất hiện những mảng da bong tróc, sần sùi, và không gây ra dấu hiệu ngứa hoặc đỏ đối với là bệnh khô da thông thường. Bệnh khô da có thể xuất hiện bất cứ khi nào và ở trên khắp vị trí của cơ thể nhưng chủ yếu là khô da mặt ở trẻ sơ sinh, khô da đầu ở trẻ sơ sinh, ở chân (đặc biệt là đầu gối) và cánh tay (đặc biệt là khuỷu tay). Những biểu hiện cụ thể của tình trạng da khô bao gồm:

Bệnh da khô ở trẻ em thường xuất hiện những mảng da bong tróc, sần sùi, và không gây ra dấu hiệu ngứa hoặc đỏ đối với là bệnh khô da thông thường
Bệnh da khô ở trẻ em thường xuất hiện những mảng da bong tróc, sần sùi, và không gây ra dấu hiệu ngứa hoặc đỏ đối với là bệnh khô da thông thường
  • Da thô, có vảy trắng bóc ở rìa.
  • Da càng trở nên bong tróc khi bị cọ xát.
  • Da xuất hiện các mảng đỏ.
  • Các vết nứt trên da, thỉnh thoảng có thể gây chảy máu.
  • Da có vẻ bị căng hoặc quá căng.

Cách cải thiện tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh an toàn

Với tình trạng khô da thông thường ở trẻ nhỏ, cha mẹ chỉ cần chăm sóc da cho trẻ đúng cách tại nhà là có thể cải thiện vấn đề này hiệu quả. Có nhiều cách trị da khô ở trẻ em hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo và áp dụng để chữa bệnh da khô ở trẻ sơ sinh:

Trị da khô ở trẻ sơ sinh – Dưỡng ẩm cho da bé

Đối với tình trạng da trẻ bị khô, mẹ đừng bỏ qua các cách dưỡng ẩm giúp da trẻ luôn mịn màng. Sau khi tắm xong, mẹ có thể sử dụng khăn bông mềm, sạch lau khô da cho trẻ và bôi kem dưỡng ẩm cho da.

Vì làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, chính vì vậy, mẹ nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên an toàn cho da. Hoặc các mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để mua được loại kem dưỡng phù hợp và an toàn cho trẻ. Một số loại kem dưỡng ẩm không gây kích ứng mẹ có thể sử dụng cho trẻ nhỏ: Dermeze, Vaseline hoặc thuốc mỡ nhũ hóa.

Sau khi tắm xong, mẹ có thể sử dụng khăn bông mềm, sạch lau khô da cho trẻ và bôi kem dưỡng ẩm cho da
Sau khi tắm xong, mẹ có thể sử dụng khăn bông mềm, sạch lau khô da cho trẻ và bôi kem dưỡng ẩm cho da

Khi bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh, mẹ nên thực hiện mỗi ngày 2 lần và bôi càng dày càng tốt. Thời điểm mang lại hiệu quả tốt nhất khi bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ là ngay sau khi tắm cho trẻ hoặc khi da bé ẩm ướt. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giữ độ ẩm cho da trẻ thông qua việc sử dụng máy giữ ẩm không khí trong phòng hoặc giữ ấm cho trẻ tốt vào mùa đông.

Tắm cho trẻ đúng quy trình

Phương pháp và thời gian tắm là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khô da ở trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ cần rút ngắn khoảng thời gian tắm cho trẻ và sử dụng nước ấm thay vì nước quá nóng. Ngoài ra, không nên tắm cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt vào thời gian ẩm ướt hoặc mùa đông.

Khi tắm, mẹ nên lựa chọn loại sữa tắm phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ, loại bỏ các sản phẩm xà bông tắm hoặc có mùi hương. Một gợi ý nữa là mẹ có thể sử dụng thêm tinh dầu pha cùng với nước tắm cho trẻ. Tuy nhiên mẹ cần lựa chọn loại tinh dầu kỹ lưỡng để không gây ra tình trạng trơn trượt cho bồn tắm.

Sử dụng băng lỏng chữa da khô ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc sử dụng kem dưỡng ẩm do bác sĩ kê đơn mỗi ngày, đối với tình trạng da trẻ bị nứt nẻ nghiêm trọng, mẹ có thể sử dụng băng lỏng cho trẻ. Băng lỏng hoạt động như một loại băng thông thường và có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng kem dưỡng ẩm do bác sĩ kê đơn mỗi ngày, đối với tình trạng da trẻ bị nứt nẻ nghiêm trọng, mẹ có thể sử dụng băng lỏng cho trẻ
Bên cạnh việc sử dụng kem dưỡng ẩm do bác sĩ kê đơn mỗi ngày, đối với tình trạng da trẻ bị nứt nẻ nghiêm trọng, mẹ có thể sử dụng băng lỏng cho trẻ

Một số điều mẹ cần lưu ý khi sử dụng băng lỏng dưỡng ẩm cho trẻ:

  • Rửa sạch và làm khô da cho trẻ trước khi sử dụng băng lỏng vì da trẻ vô cùng nhạy cảm.
  • Sử dụng dụng cụ giống như bàn chải để áp lớp chất lỏng lên da.
  • Sau khi bôi lớp chất lỏng thứ nhất, đợi khô và sau đó bôi tiếp đến lớp thứ hai.

Chất lỏng sẽ tạo ra một lớp phủ trong suốt giúp giữ ẩm và bảo vệ da khỏi bị nứt nẻ. Băng lỏng được sử dụng là loại không thấm nước và nên sử dụng liên tục trong suốt 1 tuần. Khi lớp da nhạy cảm của trẻ lành lại thì lớp băng lỏng sẽ tự động đông lại và bong ra.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ có làn da khô

Khi chăm sóc trẻ có làn da khô, bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để không ảnh hưởng đến làn da mỏng, yếu của trẻ nhỏ:

Khi chăm sóc trẻ có làn da khô, bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để không ảnh hưởng đến làn da mỏng, yếu của trẻ nhỏ
Khi chăm sóc trẻ có làn da khô, bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để không ảnh hưởng đến làn da mỏng, yếu của trẻ nhỏ

Không nên tắm cho con trẻ thường xuyên mỗi ngày và cũng không nên sử dụng xà phòng thay cho sữa tắm.

  • Nếu bé dễ gặp phải tình trạng da khô hoặc các bệnh lý về da dẫn đến da khô, nên tắm cho trẻ trong thời gian không quá 5 phút.
  • Sau khi tắm, nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ để tránh da bị khô, bong tróc.
  • Nếu con trẻ thích chơi trong bồn tắm, mẹ nên cho bé vào bồn nước nông hoặc không có nước và chỉ đổ nước vào bồn ngay khi cho trẻ tắm.
  • Lưu ý khi chọn sữa tắm cho trẻ, chọn loại sữa tắm lỏng có hoạt chất dưỡng ẩm và tránh xa loại chứa cồn và mùi hương.
  • Lựa chọn quần áo được sản xuất từ các loại vải cotton tự nhiên cho trẻ để da chúng dễ thở và không bị mài mòn.
  • Lựa chọn bột giặt quần áo phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ em.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà hoặc phòng của trẻ để ngăn ngừa tình trạng mất nước của da.
  • Cho trẻ mặc quần áo đúng cách vào mùa đông để trẻ không bị không khí lạnh tác động khiến da bị khô.
  • Vào mùa hè, độ ẩm thấp, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa mẹ để cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ.

Khi nào trẻ em bị da khô cần gặp bác sĩ

Mặc dù da khô ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, cha mẹ dễ dàng phát hiện và áp dụng các cách chăm sóc trên để cải thiện. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để chăm sóc da ngay lập tức như:

  • Trẻ bị ngứa ngáy dữ dội gây khó chịu và xuất hiện các mảng đỏ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý chàm bội nhiễm da ở bé vô cùng nguy hiểm.
  • Da sưng, sần, khô và nứt nẻ đến mức dẫn đến chảy máu cũng nên mang trẻ đi khám nhanh chóng.
  • Da xuất hiện nước vàng hoặc mủ, sưng phù hoặc nứt nẻ quá mức.
  • Trẻ bị đau bụng do dịch của da khô gây ra.
  • Ở một số trường hợp da khô ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá, biểu hiện với các lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da của bé. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu này bạn cần đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời.

Da khô ở trẻ sơ sinh là tình trạng về da thông thường, vì vậy, bậc cha mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ chỉ cần chú chăm sóc da trẻ đúng cách tại nhà để thể ngăn ngừa tình trạng khô da và các vấn đề về da khác. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết này để giữ cho bé yêu của mình luôn có một làn da mịn màng.


Top địa chỉ phòng khám Da Khô Ở Trẻ Sơ Sinh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan