Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vào mùa đông làn da của chúng ta thường khô hơn, dễ dẫn đến bong tróc, nứt nẻ và đỏ ửng. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến các bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Để cải thiện da khô mùa đông hiệu quả, bạn đọc hãy cùng tham khảo những thông tin có trong bài viết sau.

Da khô mùa đông là hiện tượng gì?

Cấu tạo của da gồm 3 lớp đó là lớp biểu bì, hạ bì và lớp mô dưới da nằm trong cùng. Trong đó: 

  • Lớp biểu bì được bao phủ bởi nước và chất nhũ tương. 
  • Lớp hạ bì được cấu tạo từ các sợi collagen có khả năng đàn hồi tốt, giúp da căng bóng. Cấu trúc của lớp hạ bì còn có tác dụng giữ nước và duy trì thể tích da.
  • Lớp mô bên dưới da được cấu tạo từ mỡ và các sợi collagen bao phủ trên các mạch máu. Có vai trò cách nhiệt, cung cấp năng lượng cho da. 

Làn da có cấu tạo nhiều lớp khác nhau
Làn da có cấu tạo nhiều lớp khác nhau

Da được cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào và kết dính với nhau bằng chất keo giàu liquid. Nếu chất keo này bị bong ra sẽ gây mất nước, khô da và nhiều vấn đề da liễu khác. 

Da khô mùa đông chính là hiện tượng lớp keo giàu liquid bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài như: Ánh nắng mặt trời, độ ẩm không khí thấp, tắm rửa bằng nước nóng hoặc chăm sóc da không đúng cách.... 

Lúc này bạn sẽ thấy làn da có dấu hiệu bong tróc, nứt nẻ, khô ráp, khó chịu. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, làn da của bạn sẽ nhăn nheo và rất nhanh bị lão hóa. Để giảm thiểu tình trạng trên, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc da, kết hợp với việc ăn uống khoa học, lành mạnh, sinh hoạt phù hợp. 

Những người có da khô mùa đông thường có các dấu hiệu sau: 

  • Da mặt khô căng, cảm giác hơi rát ngay sau khi vừa rửa mặt xong.
  • Trên da mặt có tình trạng bong da, xuất hiện vảy màu trắng, không đau ngứa.
  • Môi khô nẻ, bong tróc, thậm chí gây chảy máu.
  • Bàn tay khô ráp, nhăn nheo, có hiện tượng bong da.
  • Cẳng chân có dấu hiệu khô nẻ, xuất vảy trắng, kèm theo tình trạng ngứa ngáy. 
  • Gót chân có dấu hiệu nứt nẻ, chảy máu, đau nhức.

Nguyên nhân chính khiến da khô mùa đông

Da khô, bong tróc vào mùa đông là những dấu hiệu cho thấy làn da của bạn đang bị tổn thương. Nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, sần sùi và nhanh lão hóa. Điều này khiến cho làn da của bạn bị kém sắc, không còn căng bóng và đàn hồi.

Sau đây là những nguyên nhân khiến làn da của chúng ta dễ bị khô nẻ vào mùa đông.

Do tia cực tím

Nhiều người thường cho rằng vào mùa đông không có ánh nắng sẽ không có tia cực tím. Thực tế tia cực tím lại hoạt động mạnh nhất vào mùa đông. Khi tiếp xúc trực tiếp với làn da, chúng sẽ gây ra nhiều tác động xấu, khiến làn da bị khô nẻ, nhăn nheo, bong tróc... Do đó bất kể cả mùa đông hay mùa hè bạn vẫn cần bôi kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ làn da của mình.

Tia UV là một trong những nguyên nhân khiến da khô mùa đông
Tia UV là một trong những nguyên nhân khiến da khô mùa đông

Tắm bằng nước nóng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho hầu hết chúng ta đều bị khô nẻ da vào mùa đông. Khi thời tiết lạnh, mọi người sẽ có xu hướng tắm và rửa mặt bằng nước nóng để giúp cơ thể thoải mái và thư giãn hơn. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều tháng sẽ làm giảm lớp dầu tự nhiên trên da, khiến cho làn da bị khô và dẫn đến bong tróc, nứt nẻ.

Không khí khô hanh

Khi thời tiết vào đông, không khí khô hanh, độ ẩm xuống thấp sẽ làm tăng tốc độ bốc hơi của độ ẩm trên da. Điều này không chỉ khiến cho da mặt bị khô nẻ mà các vùng da khác trên cơ thể như tay, cẳng chân, gót chân cũng bị khô nứt rất kém thẩm mỹ.

Chăm sóc da không phù hợp

Vào mùa đông nếu bạn sử dụng sữa rửa mặt hoặc sữa tắm không phù hợp có tính rửa mạnh, độ pH quá cao, khả năng dưỡng ẩm kém... cũng sẽ dẫn đến tình trạng da khô nẻ bong tróc. Vì vậy bạn cần cân nhắc lựa chọn lại những sản phẩm khác có tính dưỡng ẩm cao để sử dụng vào mùa đông nhằm khắc phục tình trạng này.

Ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống cũng có tác động lớn tới làn da của con người, đặc biệt là vào mùa đông. Nhiều người sẽ có xu hướng ít uống nước hơn khi thời tiết lạnh, đồng thời ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ để tăng thân nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên điều này lại vô tình khiến cơ thể mất nước và không cung cấp đủ độ ẩm cho da. Từ đó khiến cho làn da kém mềm mại, mịn màng.

Ăn uống không khoa học cũng sẽ khiến da bị khô ráp, kém đàn hồi
Ăn uống không khoa học cũng sẽ khiến da bị khô ráp, kém đàn hồi

Da khô vào mùa đông khi nào gặp bác sĩ?

Tình trạng da mặt khô nứt nẻ vào mùa đông có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện tại nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên trong một vài trường hợp tình trạng khô da không có sự cải thiện, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị chuyên nghiệp hơn.

Vì vậy dưới đây là những trường hợp người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.

  • Da khô căng, bong tróc, nứt nẻ, có nhiều đốm trắng, vảy trắng.
  • Da đau rát, nóng, mẩn đỏ.
  • Người bệnh thấy đau rát, nứt nẻ, có chảy máu.
  • Cơ thể bị mệt mỏi, đau nhức, khó ngủ… 
  • Da khô ngứa nghiêm trọng nghi ngờ là dấu hiệu của các bệnh viêm da như chàm eczema, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng....

Bí quyết cải thiện làn da khô vào mùa đông

Để cải thiện tình trạng da khô mùa đông, bạn có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục sau đây:

Bôi kem dưỡng ẩm sau khi rửa mặt hoặc tắm

Sau khi rửa mặt hoặc khi vừa tắm xong, lớp dầu tự nhiên trên da bị loại bỏ, bạn sẽ cảm nhận làn da của mình bị khô căng và có dấu hiệu bị nứt nẻ. Lúc này da cần được cấp ẩm ngay. Vì vậy bạn cần bôi kem dưỡng ẩm cho da mặt và body để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Chú ý lựa chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính, không chứa hóa chất, hương liệu hay paraben.

Bôi kem chống nắng

Kem chống nắng không chỉ giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời mà còn hỗ trợ cấp ẩm, khóa ẩm, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước trên da. Theo khuyến nghị của các chuyên gia da liễu bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Đồng thời nên bôi kem chống nắng mỗi ngày ít nhất 1 lần vào buổi sáng.

Đắp mặt nạ vào buổi tối

Đắp mặt nạ cũng là cách giúp cung cấp độ ẩm cho làn da. Bạn nên lựa chọn những loại mặt nạ từ nguyên liệu tự nhiên như cà chua, dưa leo, mật ong, nghệ, sữa chua, dầu dừa, dầu oliu, yến mạch,... để chăm sóc da. Mỗi tuần nên đắp mặt nạ từ 3-4 lần. Khi làn da đủ khỏe mạnh mới có thể chống chọi lại với các yếu tố từ môi trường bên ngoài.

Nên tích cực sử dụng mặt nạ cấp ẩm da từ nguyên liệu tự nhiên
Nên tích cực sử dụng mặt nạ cấp ẩm da từ nguyên liệu tự nhiên

Tắm, rửa mặt với nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ nước càng cao thì làn da của bạn sẽ càng dễ bị khô. Vì vậy bạn chỉ nên rửa mặt và tắm với nhiệt độ vừa phải. Nên sử dụng nước ấm hoặc nước mát để tắm rửa, đồng thời không nên tắm quá lâu vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Thời gian tắm phù hợp là dưới 20 phút. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế việc chà xát quá mạnh, thay vào đó bạn chỉ nên dùng khăn lau nhẹ nhàng để hạn chế tổn thương da.

Hạn chế dùng các sản phẩm khiến da bị khô

Một số sản phẩm bạn nên tránh sử dụng vào mùa đông để không gây khô da, bao gồm:

  • Retinol và Benzoyl Peroxide: Gây kích ứng, khiến cho tình trạng da khô trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Axit salicylic: Gây khô da, viêm đỏ.
  • Cồn: Làm mất đi lớp màng ẩm tự nhiên trên da, khiến cho da bị suy yếu.
  • Hương liệu: Gây dị ứng và làm khô da.

Tẩy tế bào chết thường xuyên

Tẩy tế bào chết định kỳ cũng là cách giúp cải thiện tình trạng da khô mùa đông. Trung bình mỗi ngày làn da của con người mất khoảng 500 triệu tế bào, tức là lượng da chết sẽ sản sinh và tích tụ khá nhanh. Nếu không được loại bỏ kịp thời giúp sẽ dễ gây ra tình trạng bong tróc, nứt nẻ, khô ráp. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên tập thói quen tẩy da chết mỗi tuần 2-3 lần để giúp làn da luôn mịn màng, ẩm mượt.

Xịt khoáng thường xuyên

Sử dụng xịt khoáng cũng là cách giúp khắc phục tình trạng khô da vào mùa đông cho bạn. Xịt khoáng là một loại mỹ phẩm được sản xuất dưới dạng phun sương, có tác dụng tăng cường độ ẩm cho da, cân bằng độ pH và hạn chế tác hại của các yếu tố bên ngoài đối với làn da. Sản phẩm này khá tiện lợi, phù hợp với những người làm văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với môi trường có điều hòa, máy lạnh.

Mặc quần áo rộng rãi

Việc mặc trang phục bó sát vào mùa đông có thể giúp cho bạn thấy ấm hơn tuy nhiên điều này lại vô tình khiến làn da bí bách, lỗ chân lông bị tắc nghẽn và làm cho các mạch máu dưới da khó lưu thông. Vì vậy bạn nên lựa chọn những loại trang phục rộng rãi, thoải mái. Đồng thời cần hạn chế mặc quần áo làm bằng chất liệu thô cứng và lựa chọn các loại nước giặt, nước xả vải không chứa hóa chất.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm là một thiết bị giúp bổ sung độ ẩm cần thiết cho không khí. Bạn có thể đặt sản phẩm này trong phòng ngủ hoặc bàn làm việc, nó sẽ hoạt động như một chất giữ ẩm tự nhiên, giúp ngăn ngừa hiện tượng khô da khi mùa đông đến. Bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các loại tinh dầu như: Tinh dầu cam ngọt, chanh sả, quế, xô hương, oải hương,... để tăng hiệu quả.

Ăn uống khoa học

Để làn da luôn khỏe mạnh, mịn màng, ẩm mượt từ bên trong bạn cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, khoáng chất và omega-3. Vì vậy bạn nên tích cực sử dụng các loại rau củ quả, sữa chua, ngũ cốc,... để cân bằng độ ẩm tự nhiên, giảm bớt tình trạng khô da. Đồng thời nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giúp làn da luôn mịn màng, mềm mượt.

Ăn uống khoa học giúp da khỏe mạnh từ bên trong
Ăn uống khoa học giúp da khỏe mạnh từ bên trong

Mang găng tay, khẩu trang

Găng tay hay khẩu trang là những hàng rào vật lý cuối cùng giúp chống lại các tác hại từ môi trường bên ngoài. Vì vậy khi đi ra ngoài bạn hãy luôn mang theo khẩu trang và găng tay. Nếu phải tiếp xúc với nước thì nên dùng găng tay làm bằng chất liệu silicon, tránh để da tiếp xúc nhiều với nước và không khí.

Kết luận

Da khô mùa đông là một vấn đề xảy ra phổ biến mà hầu hết ai cũng có thể gặp phải. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin mới hữu ích, từ đó giúp bảo vệ làn da của mình được tốt hơn.


Top địa chỉ phòng khám Da Khô Mùa Đông


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan