Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mỗi khi mùa đông đến, phần lớn chúng ta đều cần phải dành sự quan tâm nhiều hơn cho da, nhất là da đầu. Tình trạng da đầu khô ngứa và bị gàu không hề dễ chịu chút nào. Hãy cùng bài viết đi tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa da đầu bị khô.

Nguyên nhân của tình trạng da đầu bị khô

Da khô tróc vảy, da đầu khô là kết quả của việc kết thúc chu trình thay da quá sớm. Lúc này lớp sừng bên ngoài vẫn còn đang kết thành mảng bị bong ra với tốc độ nhanh chóng. Kích thước mảng càng lớn, da đầu của bạn càng khô. Vậy tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là do đâu?

Da đầu bị mất nước

Mất nước là lý do chính khiến da đầu khô tróc vảy vào mùa đông. Trời hanh làm độ ẩm không khí xuống quá thấp, cơ thể phản ứng lại bằng cách đưa nước ra ngoài để bù ẩm. 

Nhưng sự điều chỉnh này cũng có mức độ nhất định, nếu vượt quá giới hạn, các lớp ngoài vẫn sẽ bị bong vảy. Nặng hơn, các rối loạn do quá trình điều chỉnh thái quá gây mất nước ở cả các tế nào phía trong, vảy bóc ra có kích thước lớn và khá sâu, thậm chí còn gây chảy máu và để lại thương tổn.

da-dau-kho-1.jpg
Da đầu khô do sấy tóc sai cách

Các yếu tố làm tăng nguy cơ da đầu bị mất nước bao gồm:

  • Cung cấp không đủ nước cho cơ thể, cụ thể là lười uống nước, ăn ít canh.
  • Sử dụng các thuốc có tác động lên bài tiết nước hay có các tác dụng không mong muốn liên quan đến sinh lý da: lợi tiểu, corticoid, các thuốc điều trị sốt rét, lithium...
  • Gội đầu quá thường xuyên, cộng thêm việc sử dụng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh làm mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên khiến da đầu khô nhiều gàu.
  • Thói quen sấy tóc gần da đầu với nhiệt độ cao làm cho nước trên da hầu như bị bay hơi hết. Kết quả là da đầu khô bong tróc vì không còn đủ ẩm để đảm bảo cho cấu trúc bình thường.
  • Tuổi cao, hormone bị thay đổi. Nồng độ estrogen giảm ở phụ nữ từ tuổi tiền mãn kinh trở đi làm da đầu khô bong vảy.

Yếu tố miễn dịch

Hàng rào bảo vệ của cơ thể thường chỉ tấn công các tác nhân lạ gây hại. Tuy nhiên, do một nguyên nhân nào đó (khoa học vẫn chưa thể giải thích được), hệ thống miễn dịch nhận diện nhầm, quay vào tấn công chính các tế bào của cơ thể. 

Bệnh lupus ban đỏ, vảy nến, eczema... là những bệnh tự miễn điển hình thường được nhắc tới với triệu chứng da khô đỏ, đóng vảy bong tróc, da bị khô nổi mụn kèm theo ngứa ngáy, đau rát.

Lối sống thiếu lành mạnh gây ra các rối loạn cho hệ thống miễn dịch bao gồm:

  • Nghiện rượu.
  • Nghiện thuốc lá.
  • Thường xuyên thức khuya
  • Căng thẳng kéo dài.

Viêm da tiết bã

Nghe có vẻ khá kỳ lạ nhưng viêm da tiết bã cũng có thể gây ra tình trạng da đầu khô gàu. Da đầu tăng tiết bã nếu không được làm sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn sinh sôi. Các sinh vật này bám trên tóc và da đầu phân giải phần dầu thừa. Khi chúng sinh sôi quá mạnh, dầu thừa không đủ đáp ứng cho nhu cầu, chúng sẽ tấn công da dầu và các cấu trúc phía trong làm da đầu khô tróc vảy.

da-dau-kho-2.jpg
Cách bệnh lý khiến da dầu đỏ, bong tróc

Bên cạnh đó, một số loại nấm bám trên phần gần chân tóc và hút lấy dinh dưỡng là nguyên nhân gây nên da đầu dầu tóc khô.

Một vài cách trị da đầu khô an toàn và hữu hiệu

Để tìm ra cách trị da đầu khô hiệu quả nhất, bạn cần đánh vào “nguyên nhân gây bệnh”. Tùy vào tình trạng ở mỗi người mà cần áp dụng các phương pháp khác nhau. 

Dưỡng da đầu khô tại nhà

Dưỡng ẩm thường xuyên là một trong những cách trị da đầu khô vào mùa đông đơn giản, đem lại kết quả tốt. Có rất nhiều kinh nghiệm đúc kết được truyền miệng rộng rãi mà bạn nên tham khảo. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Mặt nạ quả: Sử dụng các loại quả chứa nhiều các chất cấp ẩm tự nhiên như bơ, đu đủ, dứa chín,... giúp bổ sung đủ lượng nước bị thiếu cho da đầu khô, hạn chế được hiện tượng bong tróc nhẹ do thiếu nước đơn thuần. Ngay sau khi gội đầu, nên đắp mặt nạ quả với lượng vừa đủ trong vòng 15-20 phút (có thể kết hợp ủ ấm để tăng cường khả năng hấp thu). Gội sạch lại với nước ấm hoặc nước  sắc các vị dược liệu cho sạch.
  • Dầu dưỡng: Dưỡng ẩm cho da đầu ngay sau khi sấy khô là bước cần thiết để tránh xuất hiện gàu. Lấy 2-3 giọt dầu oliu hoặc dầu dừa xoa đều vào lòng bào tay rồi dặm nhẹ lên da dầu. Không dùng quá nhiều hay bôi lúc tóc còn ướt để tránh gây bết tóc.

da-dau-kho-3.jpg
Các biện pháp dưỡng ẩm từ tự nhiên

Sử dụng thuốc Tây y

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp da đầu khô ngứa gàu do các bệnh lý gây ra. Điển hình là:

  • Thuốc ức chế miễn dịch cho nhóm bệnh tự miễn: Methotrexate, Cyclosporine, corticoid,...
  • Thuốc diệt vi khuẩn, nấm: ketoconazole, acid hydroclorid (dùng ngoài da), fluconazole, liệu pháp ánh sáng, ...
  • Thuốc giảm tiết bã nhờn: retinol và các dẫn chất, acid salicylic,...

Phương pháp này cho hiệu quả nhanh, mạnh nhưng kèm theo đó là rất nhiều tác dụng không mong muốn. Chỉ được sử dụng sau khi đã thăm khám và được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn đưa ra, không tự ý sử dụng, lạm dụng hay bỏ thuốc mà chưa có sự đồng ý của các chuyên gia.

Các bài thuốc y học cổ truyền

Nhiều bài thuốc Đông Y được xem là cách chữa da đầu khô ngứa hiệu quả. Các vị dược liệu thường được sử dụng để đun nước gội đầu. Chúng được phơi khô, sao khô, hoặc thậm chí là dùng tươi tùy vào từng loại khác nhau.

da-dau-kho-4.jpg
Nước gội đầu từ các thảo dược tự nhiên tốt cho da đầu

Một số bài thuốc từ các dược liệu điển hình là:

Bài thuốc từ Bồ kết và Cỏ mần trầu

Bồ kết: Hoạt chất Saponin trong quả bồ kết làm giảm sức căng bề mặt của nước, tăng cường khả năng rửa trôi bụi bẩn cũng như các sinh vật bám trên da đầu. Nó được xem là một loại xà phòng tự nhiên mang lại hiệu quả làm sạch tốt. Ngoài ra, do không quá kích ứng với da đầu, sử dụng bồ kết giúp cả tóc và da đầu đều khỏe, óng mượt. Kể cả da đầu khô hay da dầu đều rất tốt. 

Cỏ mần trầu: Theo Đông y, cây hương nhu cho kết quả rất tốt trong điều trị nấm da đầu gây bong tróc, ngứa ngáy khó chịu. Với các hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp loại bỏ mọi tác nhân gây hại cho da đầu. Các tinh dầu như Ete metylic, Eugenol, Carvacrol, O – cymen,…trong cây giúp hỗ trợ cải thiện, phục hồi những tổn thương trên da.

  • Nguyên liệu: Bồ kết (3-5 quả), cỏ mần trầu (1 nắm)
  • Thực hiện: Bồ kết đem nướng thơm rồi đun với Cỏ mần trầu lấy nước gội đầu.
  • Lưu ý: Đậy vung và không đun quá lâu để tránh làm mất quá nhiều tinh dầu chữa trị. Theo khuyến cáo, nên đun với lửa lớn, đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa đun tiếp trong vòng 5-10 phút thì tắt bếp.

Bài thuốc từ Hương nhu, Cỏ ngũ sắc và Nghệ vàng

Hương nhu: Tinh dầu Hương nhu bổ sung thêm dầu ẩm cho da đầu bị khô. Bên cạnh đó, nó còn giúp kháng khuẩn, tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích mọc tóc, hạn chế những tác hại do da đầu khô gây ra.

Nghệ vàng: Curcurmin trong củ nghệ vàng kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới, tạo cấu trúc da bền vững, do đó ngăn ngừa được sự bong tróc, ngứa ngáy da đầu.

Cỏ ngũ sắc: Hàm lượng cao Curmarin, Caryophyllen và Cadinen chứa trong thân và lá cây ngũ sắc có công dụng làm sạch chân tóc, da đầu và chống ngứa rất hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Hương nhu (1 nắm), Cỏ ngũ sắc (1 nắm), Nghệ vàng (1 đốt ngón tay).
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, đập dập nghệ rồi đun sôi tất cả với nửa lít nước (Cách đun tương tự như phần lưu ý ở bài thuốc trên). Sau đó, lọc bỏ bã thảo dược, lấy nước thu được pha vừa đủ ấm để gội đầu. 

Ngoài ra còn có các vị cũng hết sức quen thuộc và thông dụng như: núc nác, trầu không, vỏ bưởi, lá ổi, sả chanh, xuyến tâm liên,... Chúng đều chứa các kháng sinh tự nhiên cũng như thành phần tinh dầu có rất nhiều tác dụng với da đầu bị khô ngứa.

Cách phòng ngừa da đầu khô nhiều gàu

Không một ai muốn xuất hiện với mái đầu dày đặc vảy trắng bong tróc. Hiểu được điều này, dưới đây là một số lưu ý nhằm ngăn chặn tình trạng da đầu khô có vảy gàu:

  • Uống đủ nước để đảm bảo một làn da không bị thiếu ẩm, mất nước. Vì mùa đông lạnh làm chúng ta trở nên lười uống nước. Bạn có thể thay thế bằng các loại trà dược liệu ấm nóng như: trà atiso, trà hoa cúc, trà xanh,... Uống nhiều nước canh cũng là một cách hay cho những bạn sợ lạnh.
  • Tắm gội với tần suất phù hợp để ngăn ngừa sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây hại. Không sử dụng nước quá nóng, các sản phẩm tẩy rửa mạnh cũng như gội đầu quá thường xuyên (tốt nhất là 2-4 lần/ tuần).
  • Điều chỉnh nhiệt độ máy sấy cho phù hợp, ưu tiên dùng máy sấy lạnh. Không sấy đến khô kiệt, tránh đưa máy sấy vào sát da đầu.
  • Dưỡng ẩm ngay khi tóc đã khô. Chỉ dưỡng đủ ẩm, tránh việc lạm dụng khiến da dầu và tóc bị bết dính.
  • Tránh để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong những ngày lạnh hanh khô vì nó sẽ làm tăng cường tác động có hại của tia UV, da dầu sẽ bị khô và kích ứng. 
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt lưu ý đến tình trạng thiếu hụt các vitamin E, A, C vì điều này có thể gây ra tình trạng da khô nứt nẻ, kể cả da đầu. Các thực phẩm bạn nên lưu tâm gồm: cá, trứng, sữa, cà chua, cà rốt, cam, chanh, súp lơ,...
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Ngủ sớm, dậy sớm, không hút thuốc, tránh rượu bia, các thực phẩm cay nóng. Bên cạnh đó, nên giữ tinh thần thoải mái, dễ chịu, hạn chế cáu giận.
  • Phụ nữ từ tuổi tiền mãn kinh có thể sử dụng các loại trà thảo dược tự nhiên như: trinh nữ hoàng cung, hà thủ ô,... để hỗ trợ ổn định cân bằng hormone, tránh các rối loạn xảy ra đối với da và tóc.
  • Nếu đang điều trị bệnh bằng các thuốc có liên quan, cần thông báo ngay với các bác sĩ để được cho lời khuyên đúng đắn, có thể thực hiện các điều chỉnh hoặc đôi khi không cần thiết (với các trường hợp nhẹ hay bất khả kháng) hay ngừng thuốc (nếu tình trạng đe dọa quá nghiêm trọng đến sức khỏe).

Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích trong phòng ngừa và điều trị tình trạng da đầu khô vào mùa đông. Tăng cường dưỡng ẩm là từ khóa mà bạn nhất định phải nhớ cho dù khô gàu xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào. Theo dõi các thông tin để có hiểu biết nhất định và tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy  bệnh lý vượt quá tầm kiểm soát của bạn nhé.


Top địa chỉ phòng khám Da Đầu Khô Tróc Vảy


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan