Covid-19 (Corona Virus) – Cập nhật thông tin mới nhất hôm nay
Cập nhật tình hình Covid-19 (Virus Corona) hôm nay – Update liên tục
Bảng thông tin chi tiết về diễn biến dịch covid-19 trên Thế Giới (Cập nhật liên tục)
Tìm hiểu Covid-19 là gì? Cơ chế lây lan, triệu chứng
Trước diễn biến phức tạp về tình hình đại dịch kéo dài hơn nửa năm, chưa có dấu hiệu suy giảm, và đang bùng phát trở lại tại Việt Nam, người dân cần biết rõ về Covid-19 để phòng ngừa cho bản thân và gia đình.
Đại dịch Covid-19 là gì?
Covid-19 là chủng virus có tên gọi ban đầu là Corona – “thủ phạm” gây suy hô hấp cấp, khởi phát đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, đến nay đã trở thành đại dịch toàn cầu. Virus Corona được cho là có liên hệ với một khu chợ bán động vật và hải sản ở Vũ Hán. Cho nên, nhiều nhà nghiên cứu ban đầu nhận định chủng virus này lây lan từ động vật.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, rất nhiều người bệnh đã nhiễm Corona khi không hề tiếp xúc với khu chợ. Do đó, họ khẳng định thêm rằng virus này còn lây từ người này sang người khác. Lúc này, người ta chưa lường trước được tốc độ lây lan và nguy cơ hình thành đại dịch.
Cho đến bây giờ, Đại dịch Vũ Hán – Corona đã lan mạnh khắp thế giới. Nó hình thành và biến đổi thành nhiều chủng khác nhau. Người dân các nước còn biết đến với tên gọi dịch Covid-19, nCoV, SARS-CoV-2…
Ở Việt Nam, các phân tích Y khoa ở Đà Nẵng cho thấy nguồn gen của đại dịch lần này là một chủng virus mới, xâm nhập từ ngoài vào. Hiện đã ghi nhận 6 chủng virus Covid-19 khác nhau. Trong đó chủng gần đây có khả năng lây lan nhanh hơn so với loại trước. Bộ Y tế đã đưa lên ngân hàng gen thế giới để so sánh, phân tích cụ thể.
GS. TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho hay virus Corona luôn có sự biến đổi, thế giới hiện đã xác nhận khoảng 99 chủng. Trong khi đó, Việt Nam mới phát hiện ra chủng thứ 6.
Ông cho rằng chủng thứ 6 được phát hiện tại Đà Nẵng này tuy có tốc độ lây lan mạnh nhưng độc lực không tăng so với các gen trước đó. Có nghĩa là, Việt Nam sẽ có nhiều trường hợp nhiễm mới Covid-19 nhưng số ca nguy kịch chỉ chiếm khoảng 5%. Đó cũng là lý do dù có hàng triệu ca bệnh trên toàn cầu nhưng số người tử vong lại đang được kiểm soát.
Cơ chế lây lan dịch bệnh Covid-19
Là một bệnh về đường hô hấp, Covid-19 cũng có con đường truyền nhiễm chủ yếu qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm nCoV trước đó.
- Thông qua giọt bắn khi giao tiếp hoặc hắt hơi đem theo mầm bệnh.
- Chạm tay vào vật thể nào đó chứa chủng virus gây bệnh, sau đó đưa lên miệng, mắt hoặc mũi mà chưa vệ sinh tay.
- Tiếp xúc với chất thải của người bệnh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19.
- Do tiếp xúc với người bị nhiễm Covid-19 nhưng không có biểu hiện ra ngoài.
Đối tượng dễ mắc bệnh và tử vong
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tại Trung Quốc, những người già thường có nguy cơ nhiễm nCoV và tử vong cao hơn. Cụ thể:
- Người trên 80 tuổi có tỷ lệ tử vong do Covid-19 lên đến 14.8%.
- Trong khi đó, những người từ 70 – 79 tuổi có khả năng thiệt mạng vì bệnh này là 8%.
- Những trường hợp tử vong từ 60 – 69 tuổi chiếm 3.6%.
- Có khoảng 1.3% đối tượng tử vong thuộc nhóm tuổi 50 – 59.
- Còn lại 0.4% những người ra đi vì bệnh này nằm trong độ tuổi từ 40 – 49.
Sở dĩ tỷ lệ tử vong do Covid-19 tỷ lệ thuận với độ tuổi từ trung niên trở lên là vì những người từ trung niên trở ra, càng nhiều tuổi thì càng tiềm ẩn sẵn các bệnh nền nghiêm trọng. Kèm theo đó là sức đề kháng, hệ miễn dịch ngày càng suy giảm.
Triệu chứng nhiễm Covid-19 dễ nhận biết
Thông qua chẩn đoán, xét nghiệm các trường hợp được xác nhận dương tính với Covid-19 cho thấy có các triệu chứng sau:
- Người bệnh thường bị sốt, kèm theo hiện tượng ho có đờm, hoặc khan.
- Thường khó thở, nghẹt mũi, sổ mũi, mất khả năng ngửi mùi.
- Cơ thể mệt mỏi, các phần cơ bị đau nhức, có thể khắp toàn thân.
- Người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn hoặc bị tiêu chảy.
- Một vài trường hợp đặc biệt có thể không có biểu hiện bệnh nhưng virus đã xâm nhập vào cơ thể.
Những biến chứng về tim sau điều trị Covid-19
Là một bệnh đường hô hấp nhưng Covid-19 được cho là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ tim mạch. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua cho thấy 78/100 bệnh nhân có tổn thương và viêm tim sau khi điều trị Covid-19.
Họ tiếp tục nghiên cứu trên 1.216 bệnh nhân Covid-19 trên khắp các châu lục và đều cho thấy các biểu hiện bất thường ở tim. Trong đó, có đến 15% bị tổn thương nghiêm trọng.
Bị nhiễm Covid-19 có nguy cơ tử vong cao không?
Trước diễn biến phức tạp khi mà trên thế giới có hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày, nhiều người lo lắng về tỷ lệ tử vong do Covid-19 tăng cao.
Đánh giá về dịch bệnh này, các chuyên gia cho rằng, mặc dù đến nay chưa có phác đồ điều trị triệt để Covid-19, nhưng người bệnh có thể điều trị khỏi các triệu chứng.
Phương pháp điều trị phải áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Đồng thời, nếu được chăm sóc đúng cách, khả năng bình phục của người bệnh là khá cao.
Hiện nay, trong số hơn 18 triệu ca mắc thì số người chết do Covid-19 là gần 700.000 trường hợp. Tức là tỷ lệ tử vong chỉ chiếm khoảng 3,9%. So với dịch SARS (9,6% tử vong) và dịch MERS (trên 33%) thì chưa phải là cao.
Phòng ngừa dịch Covid-19 thế nào hiệu quả?
Để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, hiện nay, yếu tố hàng đầu là người dân cùng các cơ quan, ban ngành phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa triệt để bằng cách:
- Đeo khẩu trang: Mặc dù khoa học chưa chứng minh được khẩu trang có thể bảo vệ con người khỏi Covid-19 nhưng việc làm này có thể giảm thiểu nguy cơ lấy nhiễm từ người sang người.
- Vệ sinh tay: Cần rửa sạch đôi tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn và nước trong khoảng 30 giây. Đặc biệt là trước và sau khi ăn, xì mũi, hắt hơi hoặc ho. Kể cả sau khi đi vệ sinh, bạn cũng phải vệ sinh sạch sẽ tay của mình. Trường hợp không có xà phòng và nước thì cần thay thế bằng cồn 90 độ.
- Đồng thời cần tránh tiếp xúc tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa vệ sinh sạch sẽ.
- Giữ khoảng cách xa với những người đang có biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp Covid-19.
- Dùng khăn giấy che miệng khi hắt hơi, hoặc ho, sau đó bỏ vào thùng rác. Khử trùng và vệ sinh các vật dụng hay chạm vào như cửa ra vào, cặp xách, điện thoại, ví tiền…
- Hạn chế ra ngoài khi không cần thiết để giảm nguy cơ tiếp xúc với người mang mầm bệnh.
- Nếu chín thức ăn như thịt, trứng để đảm bảo virus ít có cơ hội tấn công.
- Cần khai báo y tế ngay và tự cách ly, đeo khẩu trang y tế khi có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19. Trong thời gian chờ đợt đơn vị y tế hỗ trợ lấy mẫu bệnh phẩm và cách ly, hạn chế làm việc, tiếp xúc với người khác.
Nên làm gì khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, có triệu chứng SARS-CoV-2
Các chuyên gia y tế khuyến nghị người dân nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, một số trường hợp sau thường khó tránh khỏi nguy cơ tiếp xúc:
Tiếp xúc gần ở phạm vi dưới 2m:
- Thường thuốc các trường hợp như:
- Là người cùng huyết thống, sống chung nhà với bệnh nhân.
- Là bạn gái/bạn trai… của người bệnh, có quan hệ gần gũi.
- Ngồi cùng xe với người bệnh, chung đơn vị làm việc…
Tiếp xúc ngoài phạm vị 2m, chủ yếu là các đối tượng:
- Làm thu ngân tại siêu thị, cửa hàng buôn bán.
- Nhân viên điều dưỡng, dược sĩ cấp thuốc cho người bệnh.
- Người đứng xếp hàng tại nơi công cộng…
Nếu thuộc 1 trong hai trường hợp này, bạn nên ở nhà cách ly trong 14 ngày, đồng thời:
- Theo dõi các triệu chứng bất thường trên cơ thể (nếu có) như ho, lạnh trong người, sốt, khó thở, nhức mỏi đầu, cơ bắp, mất vị giác…
- Nghỉ ngơi và uống nước thật nhiều, nếu cần thiết có thể dùng thuốc hạ sốt.
- Tắm ở phòng riêng, hạn chế đi sang các phòng khác, đồng thời giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi tiếp xúc với người khác.
- Không dùng chung các đồ gia dụng với người khác, nên sử dụng công nghệ để trao đổi thông tin.
- Không ra khỏi nhà, ngoại trừ trường hợp nhận dịch vụ chăm sóc của cơ quan y tế, nếu buộc phải rời đi, hãy sử dụng khẩu trang.
- Liên hệ 911 để được chăm sóc y tế lập tức nếu có biểu hiện khó thở, đau ngực, môi, móng tay đổi màu…
Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp và có nguy cơ lây lan rộng trở lại ở Việt Nam. Các nước trên thế giới cũng chưa có dấu hiệu khắc phục được dịch bệnh này. Các vacxin, thuốc đặc trị Covid-19 vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu để tìm ra loại công hiệu. Vì vậy, mọi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác và tự giác phòng ngừa dịch bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!