Cơn tím thiếu oxy là tình trạng thiếu máu oxy nặng ở trẻ nhỏ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tại Việt Nam bệnh đang có xu hướng tăng lên mỗi năm, đòi hỏi cha mẹ, nhân viên y tế cần sớm nhận biết các dấu hiệu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Cơn tím thiếu oxy ở trẻ nhỏ là gì?

Cơn tím thiếu oxy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là biểu hiện thường thấy ở những trẻ có luồng thông hai bên tim phải và trái. Trong đó trong dị tật bẩm sinh có tím là tứ chứng Fallot là phổ biến nhất. Tuy nhiên cơn tím thiếu oxy vẫn có thể xảy ra ở những trẻ với dạng hẹp động mạch phổi đi kèm với khuyết tật thông liên thất.

Cơn tím thiếu oxy là tình trạng thiếu máu oxy nặng ở trẻ nhỏ
Cơn tím thiếu oxy là tình trạng thiếu máu oxy nặng ở trẻ nhỏ

Các giai đoạn của cơn tím thiếu oxy có luồng thông trong tim là ảnh hưởng của sự mất cân bằng cấp tính giữa sức cản mạch máu bên trong phổi và hệ thống. Hậu quả là tăng lưu lượng máu từ bên phải sang bên trái thông qua khuyết tật lỗ thông liên nhất. Từ đó làm suy giảm tắc nghẽn đường thoát thất phải nhưng vì máu không lên được phổi nên nhanh chóng đi tắt vào đại tuần hoàn khiến máu nghèo oxy, trả bị tím tái.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó tứ chứng Fallot là phổ biến nhất. Bên cạnh đó bệnh còn do những nguyên nhân khác như:

  • Trẻ bị chuyển vị đại động mạch và hẹp van động mạch phổi nặng.
  • Trẻ sinh ra bị tim 1 thất và hẹp van động mạch phổi nặng.
  • Những bé không lỗ van 3 lá và hẹp van động mạch phổi nặng.

Ngoài những nguyên nhân trên, các yếu tố khác cũng làm gia tăng yếu tố khởi phát cơn tím thiếu oxy:

  • Trẻ gắng sức, quấy khóc quá nhiều.
  • Những bé bị sốt cao, nhiễm trùng.
  • Trẻ thông tin.
  • Trẻ dùng Cathecholamines.

Biểu hiện thường gặp của cơn tím thiếu oxy ở trẻ

Cơn tím do thiếu oxy được đặc trưng bởi những yếu tố sau đây:

  • Trẻ quấy khóc nhiều.
  • Bé thở nhanh và sâu.
  • Nhịp tim tăng.
  • Ngất đột ngột và hay lơ mơ.
  • Co giật.
  • Giảm cường độ âm thổi trong tim vì lượng máu qua shunt bất thường.
  • Với những trẻ lớn, bé sẽ có phản ứng ngồi xổm.
  • Cơn tím kéo dài khoảng 15 – 30 phút nhưng cũng có thể kéo dài hơn gây co giật, tai biến.
Trẻ quấy khóc là một biểu hiện của bệnh
Trẻ quấy khóc là một biểu hiện của bệnh

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên đây thì cần có phương pháp xử trí kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nặng nề hơn cũng như phòng các biến chứng nguy hiểm. Một số cơ tím đơn giản có thể tự phục hồi hoặc chỉ cần ngăn chặn, cải thiện các yếu tố khởi phát gây bệnh. Nhưng có một số trường hợp trẻ cần được can thiệp y tế chuyên biệt, thậm chí cả phẫu thuật cấp cứu.

Phương pháp điều trị cơn tím thiếu oxy ở trẻ nhỏ

Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. 

Điều trị cơ bản

Cách điều trị cơ bản ban đầu là phương pháp được thực hiện tại nhà, tại lớp học hoặc những nơi cha mẹ, giáo viên chăm sóc trẻ cần ghi nhớ. Việc xử lý sẽ kết hợp với ngăn chặn sự tiếp diễn của các yếu tố thúc đẩy sẽ mang đến hiệu quả trong cải thiện cơn tím, giảm số lần trẻ phải nhập viện.

Các điều trị cơ bản ban đầu gồm có:

  • Hãy nhanh chóng ôm bé ở tư thế đầu – gối trong cánh tay của người chăm sóc, hông trẻ không được uốn cong, đầu gối của trẻ đưa lên cao và chạm vào ngực. Điều này sẽ giúp tăng sức cản mạch máu toàn thân và giảm shunt từ phải sang trái, lưu lượng máu qua phổi sẽ nhiều hơn.
  • Cho bé thở oxy qua mặt nạ hoặc thở máy không xâm lấn cũng hữu ích trong những trường hợp kháng thuốc.
  • Bình tĩnh dỗ trẻ, trấn an trẻ để trẻ không sợ hãi, hạn chế khóc cũng như giảm kích động trước khi thực hiện những can thiệp chuyên sâu khác.

Điều trị chuyên sâu

Nếu biện pháp trên không cải thiện thì bé cần được cấp cứu tại trung tâm y tế gần nhất. Trong nhiều trường hợp, cơn tím do thiếu oxy sẽ được xử lý bằng cách:

  • Xịt fentanyl vào mũi họng với liều 1 microgam/kg.
  • Nếu cơn tím vẫn còn thì dùng morphin sulfat liều 0,1mg/kg. Có thể dùng thuốc ở dưới da nếu cơ thể bé có thể tiếp cận được truyền tĩnh mạch.

Việc dùng fentanyl và morphin là để ức chế trung tâm hô hấp, giảm kích thích và làm giảm suy hô hấp do tăng nồng độ carbonic cũng như giảm quá tải tĩnh mạch hệ thống. Bên cạnh đó, thuốc an thần cũng giúp giảm nhu cầu oxy của cơ thể nên có thể giảm cơn tím.

cơn tím thiếu oxy
Việc dùng fentanyl và morphin là để ức chế trung tâm hô hấp, giảm kích thích

Cách điều trị cơn tím thiếu oxy chuyên biệt

Nếu trẻ không đáp ứng 2 phương pháp trên thì có thể được chỉ định đặt ống nội khí quản và cho bé thở máy.

Các thuốc được dùng gồm:

  • Phenylephrine: Dùng bơm chậm qua tĩnh mạch ngoại biên hoặc trung tâm liều 5 – 20 microgam/kg. Liều duy trì là 0,1 – 0,5 microgam/kg/phút.
  • Esmolol: Dùng bơm 600 microgam/kg quan đường tĩnh mạch ngoại biên hoặc trung tâm và liều duy trì là 300 – 900 microgam/kg/phút.

Cơn tím thiếu oxy có thể gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của bé nên cần phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời. Ngay khi có những biểu hiện nghiêm trọng bất thường, cần tham khảo chuyên gia chuyên khoa tim mạch nhi khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.


Top địa chỉ phòng khám Cơn Tím Thiếu Oxy


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan