Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tuân thủ quy luật thiên nhiên và thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể luôn là liệu pháp tốt nhất cho mỗi người để đẩy lùi những vấn đề sức khỏe. Trong điều trị suy giảm ham muốn nữ, điều này lại càng quan trọng.

Để tìm hiểu thêm về cơ chế tự chữa lành trong phục hồi ham muốn tự nhiên và tăng cường sinh lý nữ, Ban Biên tập Tapchidongy đã tham vấn chuyên môn từ thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Trưởng khoa Khám Bệnh viện y học cổ truyền TW, Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà có sự nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng về cơ chế tự chữa lành của cơ thể
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà có sự nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng về cơ chế tự chữa lành của cơ thể

Cơ chế tự chữa lành của cơ thể là gì?

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết: “Trong hơn 40 năm miệt mài với công tác khám chữa bệnh sản phụ khoa cho chị em phụ nữ, cá nhân tôi nhận thấy rằng sức khỏe của bạn nên là mối quan tâm hàng đầu của chính bạn chứ không nên “dựa dẫm” vào bác sĩ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người tin rằng sức khỏe của họ phụ thuộc hoàn toàn vào dược sĩ, bác sĩ và hệ thống chăm sóc sức khỏe! Quan điểm này dẫn tới việc không ít người lạm dụng thuốc một cách không cần thiết”.

Đối với vấn đề suy giảm ham muốn nữ cũng vậy. Thay vì lắng nghe cơ thể, tìm ra ngọn nguồn căn nguyên của vấn đề, nhiều chị em lựa chọn con đường “tắt”: Vội vàng áp dụng các liệu pháp cải thiện triệu chứng tức thì nhưng không thực sự an toàn và hiệu quả bền vững.

Trong trường hợp nguy cấp, các phương pháp điều trị vẫn là cần thiết để ngăn chặn bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, việc tự chữa lành mới giúp triệt tiêu tận gốc bệnh và làm lành mọi tổn thương từ trong tâm trí tới thể chất. Quá trình tự chữa lành sẽ giúp các phương pháp điều trị hiệu quả một cách bất ngờ.

Nói cách khác, chị em có thể học duy trì sức khỏe của mình, đặc biệt là phục hồi ham muốn tình dục tự nhiên, mà KHÔNG CẦN hoặc ÍT phụ thuộc vào bác sĩ, thuốc men.

Theo y học hiện đại, trong cơ thể chúng ta luôn có một vị bác sĩ tự nhiên giúp điều chỉnh, chữa trị tức thời khi cơ thể phát sinh vấn đề nào đó mà không cần dùng tới thuốc. Tức là, cơ thể con người có khả năng tự chữa bệnh, tự phục hồi để duy trì sự sống tốt nhất, cũng như cho phép duy trì thể trạng khỏe mạnh trước khi bạn biến bản thân mắc bệnh và điều trị.

Ví dụ, khi bị trầy xước da và chảy máu, máu sẽ tự cầm và da sẽ tự liền lại. Có thể sẹo sẽ hình thành sau khi vết thương lành lại, nhưng sẽ dần dần mờ đi.

Cơ chế tự chữa lành vo cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể
Cơ chế tự chữa lành vo cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể

Khả năng tự chữa lành được liên tục tái tạo qua thời gian và phát huy tác dụng, miễn là bạn không can thiệp quá “thô bạo” và làm hỏng hành vi bình thường của cơ thể.

Về cơ chế của năng lực tự chữa lành, chúng tương đối phức tạp, liên quan tới rất nhiều hormone, kháng thể và các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Theo các nhà khoa học, sự chữa lành tới từ khả năng hồi báo của hệ thần kinh, sự tự cải thiện, tự phục hồi và autophagy – một quá trình cơ bản trong tế bào.

Autophagy hay “tự thực” là một cơ chế cơ bản của việc phân hủy những cái cũ kỹ, cặn bã và tái chế các thành phần của tế bào. Trong nhiều trường hợp, tế bào không tạo ra cái mới hoàn toàn mà là chọn lọc những gì cần thiết để tạo thành cái mới. Quá trình đổi mới tự thân này giúp tế bào tự cung cấp năng lượng và tạo nên vật liệu mới để xây dựng các thành phần của tế bào. Nhờ vậy, cơ thể có thể loại bỏ mầm bệnh mỗi khi bị tấn công.

Tây y hay y học cổ truyền tốt hơn?

Người Á Đông nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng, mỗi ngày diễn ra đều là sự nối dài những ký ức về tổ tiên, tiếp nối truyền thống nguồn cội. Và câu trả lời cho những vấn đề sức khỏe nằm ở chính những gì gần gũi, thân thuộc nhất.

Theo quan điểm của tôi, cả Đông và Tây y đều có giá trị vô cùng lớn cho con người, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Không có cái nào tốt hơn cái nào, mà chỉ có cái phù hợp hơn”, bác sĩ Đỗ Thanh nhận định.

Trước đây, y học chưa có sự phân biệt Đông – Tây y. Cả 2 lĩnh vực đều có cái gốc ban đầu là tự nhiên, cỏ cây hoa lá… Khi có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tây y đã có hướng đi mới, sử dụng các thành phần tổng hợp, thuốc kháng sinh… Còn y học cổ truyền vẫn bám trụ lại với tự nhiên.

Trên thực tế, trong điều trị các bệnh có tính chất mãn tính hoặc phức tạp, như sản phụ khoa hay suy giảm ham muốn nữ, sử dụng các biện pháp điều trị như thuốc kháng sinh, liệu pháp thay thế hormone… có thể tiềm ẩn một số rủi ro không đáng có. Lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc lâu ngày sẽ dẫn tới “nhờn” thuốc, phụ thuộc vào thuốc.

Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều tới cơ chế tự chữa lành của cơ thể, khiến bệnh tuy có thể được điều trị nhanh chóng nhưng dễ tái phát trở lại.

Y học cổ truyền Đông phương nói chung và y học cổ truyền Việt Nam nói riêng đã có lịch sử phát triển lâu đời. Đây là nền y học được đúc rút từ những kinh nghiệm, sự quan sát tỉ mỉ và trải nghiệm điều trị bệnh thực tế để có được những lý luận, nguyên tắc mà cho tới nay y học hiện đại vẫn chưa thể làm sáng tỏ nhiều điều.

Với chuyên môn cao và uy tín trong nghề, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã được VTV2 tin tưởng, mời làm cố vấn sức khỏe trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày để chia sẻ cách điều trị bệnh phụ nữ bằng y học cổ truyền.

Cơ chế tự chữa lành và chính khí trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, trong cơ thể luôn tồn tại 2 mặt đối lập, luôn đấu tranh với nhau: Chính khí và tà khí.

Chính khí hay sức đề kháng của cơ thể dùng để chỉ hoạt động công năng bình thường của cơ thể. Đây là khả năng điều tiết, thích ứng của cơ thể đối với hoàn cảnh, môi trường, cũng như khả năng phòng bệnh chống lại tà khí và chữa lành các tổn thương.

Trong khi đó, tà khí là tác nhân gây ra bệnh tật. Tà khí vượt quá chính khí sẽ gây ra trạng thái mất cân bằng và phát sinh bệnh tật.

“Chính khí tồn nội, tà bất khả can” tức là chính khí đầy đủ thì bệnh tật hay tà khí sẽ tiêu tán, hay nói cách khác là chiến lược “Bất chiến nhi khuất nhân chi sư” – tướng giỏi không cần đánh mà thắng trong Binh pháp Tôn Tử.

Đối với suy giảm ham muốn ở chị em phụ nữ, tà khí hay nguyên nhân gây ra bệnh rất phức tạp, liên quan tới rất nhiều yếu tố:

  • Nội nhân: Chính khí suy yếu, sức khỏe sụt giảm, hệ miễn dịch không còn vững vàng… chủ yếu do căng thẳng, lo âu. Từ đó làm suy giảm năng lực tự chữa lành của chị em. 
  • Ngoại nhân: Các mầm bệnh có thể viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh lý khác, yếu tố môi trường, chế độ ăn uống…
Như vậy, căn nguyên gây suy giảm ham muốn nữ có liên quan tới rất nhiều yếu tố, bao gồm cả căng thẳng, lo âu, lối sống, bệnh lý, môi trường...
Như vậy, căn nguyên gây suy giảm ham muốn nữ có liên quan tới rất nhiều yếu tố, bao gồm cả căng thẳng, lo âu, lối sống, bệnh lý, môi trường…

Vì thế, phục hồi chính khí và thúc đẩy năng lực tự chữa lành có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị suy giảm ham muốn.

Phương pháp phục hồi ham muốn tự nhiên, khơi gợi ngọn lửa đam mê của chị em

Phương pháp tiếp cận và điều trị giảm ham muốn của y học cổ truyền khác biệt rất nhiều so với Tây y. Nếu Tây y là lĩnh vực khoa học mang tính quần thể, thì y học cổ truyền là khoa học cá thể hóa. Nhận thức của Tây y về bệnh căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên một số lượng lớn bệnh nhân. Tất cả các người bệnh mắc cùng một bệnh, có triệu chứng chung đều được chữa trị bằng cùng một loại thuốc hay cùng phương pháp, phác đồ.

Nguyên tắc điều trị bệnh của y học cổ truyền là Biện chứng luận trị. Quá trình nhận thức và xử lý bệnh được cá nhân hóa. Bài thuốc được gia giảm và điều vị để phù hợp với cơ địa, thể trạng, thể bệnh của từng bệnh nhân, nhằm giúp cân bằng âm – dương để chữa lành các tổn thương. Nhờ vậy, bệnh mới được diệt trừ từ gốc rễ.

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà tiết lộ: “Trong điều trị giảm ham muốn hay bất cứ bệnh sản phụ khoa nào, tôi luôn chú trọng kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể. Các bài thuốc, đặc biệt là thuốc uống sẽ tác động từ từ vào mọi cơ quan trong cơ thể, giúp phục hồi và tăng cường chính khí, sửa chữa mọi tổn thương, thúc đẩy năng lượng để cơ thể có nền tảng để tự chữa lành”.

Cụ thể, lúc này bài thuốc uống sẽ giúp cơ thể:

  • Phù chính khứ tà

Đây là biện pháp tính kết hợp giữa hai phù chính và khứ tà.

Phù chính là điều quan trọng để tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật của cơ thể giúp góp phần tiêu trừ bệnh tà. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng chị em mà tiến hành các phép trị phù hợp. Khứ tà là dùng bài thuốc tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, phòng ngừa và xử lý biến chứng nếu có, giúp cho cơ thể dần phục hồi sức đề kháng.

Phù chính khứ tà phân biệt rõ gốc gốc - ngọn bệnh tật, hư - thực, chủ - thứ, trước - sau… để vận dụng các biện pháp trị liệu phù hợp
Phù chính khứ tà phân biệt rõ gốc gốc – ngọn bệnh tật, hư – thực, chủ – thứ, trước – sau… để vận dụng các biện pháp trị liệu phù hợp

Ví dụ, đối với chị em sau sinh bị mất máu, mất sức nhiều, dẫn tới mất ham muốn, thì bài thuốc sẽ chú trọng bổ ích khí huyết, hóa ứ sinh tân, ôn kinh chỉ thống… Sử dụng các vị như đương quy, xuyên khung, đào nhân, hắc khương, cam thảo… Gia giảm thêm các vị có công dụng lợi sữa như đinh lăng, thông thảo, bồ công anh, hạt bông…

Chị em tiền mãn kinh, mãn kinh dễ bị bốc hỏa, cáu gắt, mệt mỏi… chú trọng bổ khí huyết, giúp cường thịnh âm đạo, kiện tỳ bổ khí, bồi bổ cơ thể, lợi thủy tiêu thũng, ích khí sinh tân… với các vị thuốc như đẳng sâm, câu kỷ tử, hoàng kỳ, lộc giác giao và sơn thù.

  • Điều hòa khí huyết

Theo y học cổ truyền, khí và huyết luôn song hành: Khí hành thì huyết hành, khi mà hư thì huyết sẽ kém. Do đó, khí huyết kém lưu thông sẽ khiến chị em yếu ớt, nảy sinh nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh sản phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, viêm phụ khoa, thậm chí cả suy giảm ham muốn tình dục.

Mục tiêu điều trị chung lúc này là điều hòa khí huyết và tăng cường lưu thông khí huyết. Vận dụng nguyên tắc “hữu dư tả chi, bất túc bổ chi” sẽ giúp khí cơ thông lợi và khí huyết điều hòa.

Ngoài ra, phương pháp điều trị còn giúp:

  • Cân bằng âm – dương
  • Điều chỉnh tạng phủ
  • Điều nhiếp tinh thần

Trong một số trường hợp nhất định, nếu cần thiết, bác sĩ Đỗ Thanh Hà có thể linh động kết hợp giữa các phương pháp điều trị Tây y với y học cổ truyền tùy theo từng bệnh nhân, triệu chứng và nhu cầu để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Bên cạnh bài thuốc uống, chị em có thể dùng thêm bài thuốc ngâm rửa tạo nên cơ chế nội ẩm – ngoại đồ nhân đôi hiệu quả phục hồi ham muốn tự nhiên.

Bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà có thể giúp thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể
Bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà có thể giúp thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể

Thuốc ngâm rửa có thể thay thế dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhưng mang nhiều ưu thế và công dụng hơn:

  • 100% thảo dược tự nhiên
  • Không chứa xà phòng, không chứa chất tẩy rửa và chất bảo quản
  • Dưỡng ẩm, làm hồng và se khít vùng kín, giúp chị em tự tin hơn trong “chuyện ấy”
  • Giảm những tác động của quá trình lão hóa lên mô mềm
  • Kháng khuẩn, khử mùi
  • Hỗ trợ xử lý các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, loại trừ mầm bệnh
  • Cân bằng pH âm đạo
  • Giảm khô âm đạo

Phương pháp điều trị suy giảm ham muốn ở nữ giới của bác sĩ Đỗ Thanh Hà còn được đánh giá cao bởi tính an toàn. Toàn bộ thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc của bác sĩ Hà đều được đích thân vị bác sĩ này tuyển chọn kỹ lưỡng từ các vườn biệt dược đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO. Chúng không chỉ đảm bảo sạch, dược tính cao, mà còn được sản xuất trên dây chuyền Đông dược tiêu chuẩn. Do đó, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc an toàn nếu tuân theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra.

Tin vui là đã có 9.268 chị em tin dùng phương pháp điều trị này và phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị, độ an toàn.

Một số phản hồi từ các chị em sau khi áp dụng phương pháp phục hồi ham muốn tự nhiên, ổn định nội tiết, tăng cường sinh lý nữ của thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà:

Sau khi đăng tải bài viết này, hòm thư của Tapchidongy đã nhận được nhiều câu hỏi của độc giả về địa chỉ và nơi làm việc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà. Để thuận tiện cho độc giả và được sự cho phép của bác sĩ Đỗ Thanh Hà, Ban Biên tập xin thông tin tới độc giả địa chỉ như sau:

Phòng khám Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân
  • Điện thoại/Zalo: 0989 913 935

Cơ sở Hồ Chí Minh:

  • 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Điện thoại/Zalo: 0903 047 368
  • Facebook: Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà
  • Website: https://bacsidothanhha.com/
  • Email: bacsidothanhha@gmail.com

THÔNG TIN BỔ ÍCH:

Bài viết liên quan