Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chuột rút tay là vấn đề không của riêng ai. Tình trạng này rất phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu rõ hơn để có hướng xử lý phù hợp và hiệu quả và phòng tránh được tình trạng này.

Chuột rút tay là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Tay hay bị chuột rút là bệnh gì, có dấu hiệu như thế nào? Tình trạng này do những nguyên nhân gì gây ra? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua những thông tin được đề cập sau:

Khái niệm, dấu hiệu nhận biết bệnh

Đây là tình trạng các cơ ở một số vùng trên tay co thắt đột ngột. Điều này khiến người bệnh đau nhức và không thể cử động được. Người bệnh có thể bị chuột rút ngón tay, chuột rút bắp tay, chuột rút toàn bộ bàn tay.

chuot-rut-tay
Chuột rút tay gây ra những cơn đau và cảm giác tê bì khó chịu

Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, cả nam và nữ. Nhưng nó phổ biến nhất là ở người cao tuổi, người lao động cần dùng tay nhiều. Người bệnh có thể điều trị dễ dàng ngay lập tức bằng các biện pháp đơn giản. Nhưng một số trường hợp đòi hỏi phải có phác đồ cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh chuột rút tay

Các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra một số nguyên nhân gây chuột rút ở các phần hoặc toàn bộ tay. Cụ thể như:

chuot-rut-tay
Tình trạng bệnh rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

  • Căng cơ tay: Những người thường xuyên phải dùng tay nhiều. Điển hình như nhân viên văn phòng, công nhân bốc vác, chơi thể thao dùng tay như bóng chuyền, tennis là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng bị chuột rút. Bởi lúc này, cơ rất mỏi, dễ bị tổn thương.
  • Thiếu canxi, magie và chất dinh dưỡng: Tình trạng này sẽ làm tăng hoạt động mô thần kinh khiến co thắt và tê liệt cơ tay.
  • Thiếu nước: Thiếu nước khiến cơ bắp rất dễ bị co rút.
  • Hội chứng cổ tay: Tình trạng này xảy ra khi dùng tay nhiều, liên tục ở một tư thế.
  • Nhiệt độ thấp: Ngồi trong phòng điều hòa lạnh hoặc vào mùa đông, nếu không giữ ấm tay rất dễ bị chuột rút.
  • Lười vận động: Không chỉ những người sử dụng tay nhiều mới bị chuột rút mà những người không vận động tay cũng có thể gặp phải tình trạng này.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Người sử dụng các loại thuốc như Teriparatide, Raloxifene, Levalbuterol, sắt Sucrose tiêm tĩnh mạch khi sử dụng lâu dài có thể gây ra chuột rút.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Theo bác sĩ, những người mắc bệnh về gan, thận, tiểu đường, tim mạch, bệnh về thần kinh thường xuyên bị chuột rút ở chân hoặc tay. Nếu không điều trị sớm có thể chuyển sang mãn tính rất khó chữa.

Phòng ngừa tình trạng chuột rút

Khi đã nắm rõ “tay hay bị chuột rút là bệnh gì?”, để ngăn ngừa tình trạng này các bác sĩ đã liệt kê ra một số phương pháp sau:

  • Hạn chế hoạt động tay liên tục không nghỉ trong thời gian dài.
  • Tạo sức mạnh cho tay bằng cách thường xuyên vận động bằng những bài tập nhẹ nhàng, môn thể thao như bóng rổ, tennis,...
  • Thường xuyên xoa bóp tay khi bị mỏi hay sau khi hoạt động nhiều.
  • Uống nhiều nước kể cả khi không cảm thấy khát để hạn chế tình trạng chuột rút các bộ phận hoặc toàn bộ tay.
  • Nghỉ ngơi nhiều, giữ tâm trạng thoải mái, không stress trong thời gian dài.
  • Chế độ dinh dưỡng ngoài những chất thiết yếu còn cần bổ sung thêm nhiều canxi, magie, vitamin. Bên cạnh đó, người bệnh đồng thời hạn chế đồ cay, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản.
  • Không hút thuốc lá đồng thời hạn chế bia rượu.
  • Nếu gặp phải dấu hiệu bất thường nào ở vùng tay, hãy thăm khám sớm tại cơ sở y tế.

Cách chữa chuột rút tay hiệu quả

Các bác sĩ và chuyên gia đã tìm ra nhiều cách khác nhau để điều trị và ngăn ngừa tình trạng chuột rút xảy ra. Cụ thể là:

Uống thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây có thể làm giảm đau, tê liệt khi điều trị đó là:

  • Thuốc Corticosteroid: Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm nên có thể cải thiện triệu chứng chuột rút.
  • Gabapentin và Pregabalin: Đây là 2 loại thuốc được chỉ định khi chuột rút ở tay là do bệnh thần kinh, tiểu đường, đa xơ cứng gây ra.
  • Thuốc chống trầm cảm: Điển hình như Duloxetine và Milnacipran giúp người bệnh giảm đau, tê bì và thư giãn.
  • Viên uống chứa canxi, kali, natri: Giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể có thể gây ra chuột rút khi thiếu hụt.
  • Vitamin (B1, B5, B6…): Thiếu hụt những vitamin này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra chuột rút ở tay.

Những loại thuốc trên có hiệu quả khá cao và nhanh chóng. Tuy nhiên trước khi sử dụng, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để có đơn thuốc phù hợp nhất. Đặc biệt đối với người già, phụ nữ đang mang thai cần hết sức lưu ý.

Bên cạnh đó, sau khi dùng thuốc, người bệnh có thể bị phát sinh những dấu hiệu bất thường. Lúc này, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.

Đông y chữa chuột rút tay

Người bệnh có thể tìm đến các cơ sở Đông y để chữa chuột rút. Đây là phương pháp được phản hồi rất tích cực. Tuy thời gian điều trị khá lâu nhưng hiệu quả cao, triệt để, rất an toàn và lành tính.

Để biết rõ được đơn thuốc, người bệnh cần thăm khám trước. Các lương y sẽ dựa vào 3 yếu tố để gia giảm thảo dược đó là nguyên nhân, tình trạng chuột rút và cơ địa. Bài thuốc điển hình nhất là “Thược dược cam thảo thang”.

  • Nguyên liệu:  Cam thảo (8g) và thược dược (12g).
  • Cách thực hiện: Người bệnh đem 2 dược liệu trên sắc với nước. Thuốc sắc xong chia để uống 2 lần/ngày, phát huy hiệu quả cao nhất vào trước 1 giờ bữa cơm buổi sáng, tối.

chuot-rut-tay
Thảo dược Đông y tuy có tác dụng khá chậm nhưng bù lại, rất lành tính

Ngoài những bài thuốc sử dụng thảo dược, lương y còn tiến hành bấm huyệt, xoa bóp để trị chuột rút. Một số huyệt đạo có tác động mạnh nhất đến tình trạng này là huyệt thừa sơn, côn lôn, dương lăng tuyền, ủy trung, huyết hải....

Thực hiện động tác co duỗi - Cách chữa chuột rút tay hiệu quả

Người bệnh có thể thực hiện động tác co duỗi tay để làm giảm triệu chứng chuột rút ngón tay, chuột rút bắp tay, chuột rút toàn bộ bàn tay.

Cách thực hiện khá đơn giản, người bệnh chỉ cần giữ lòng bàn tay thẳng, từ từ ấn và đặt thêm một số đồ vật có trọng lượng trong 60 giây mỗi tay. Ngoài ra, người bệnh có thể nắm tay thành nắm đấm rồi mở bàn tay để kéo căng cơ.

Massage tay và cho tay nghỉ ngơi

Đây là cách chữa chuột rút cực kỳ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Khi gặp phải, người bệnh có thể thực hiện hoặc nhờ người khác xoa bóp, chà xát nhẹ nhàng vào vùng bị đau. Lúc này, các cơ giãn ra, khiến người bệnh cảm thấy rất thoải mái.

Những người thường xuyên phải sử dụng tay nên cố gắng cho tay nghỉ ngơi 2 - 3 phút sau khi làm việc khoảng nửa giờ. Bởi một trong những nguyên nhân phổ biến gây chuột rút chính là vận động nhiều gây căng cơ. Khi chuột rút đột ngột, người bệnh nên dừng dùng tay trong 15 - 30 phút đồng thời nghỉ ngơi, thư giãn.

chuot-rut-tay
Massage nhẹ nhàng rất hiệu quả trong trường hợp bị chuột rút

Chườm nóng lên bàn tay

Người bệnh có thể dùng khăn ấm, chai nước ấm, túi chườm hoặc ngâm tay trong nước ấm để giúp giảm đau do chuột rút. Tác dụng nhiệt sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, các dây thần kinh và cơ được thư giãn đưa tay trở về trạng thái bình thường. Trong khi thực hiện, người bệnh lưu ý cẩn thận để tránh bị bỏng da.

Chuột rút tay thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc. Tình trạng này có thể do những tác động cơ học hoặc dấu hiệu bệnh lý. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm và điều trị triệt để.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Chuột Rút Tay bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan