Chuột rút bắp chân có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả những người ít vận động. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa nắm bắt được thông tin về chứng bệnh này. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp một số vấn đề khá nguy hiểm. 

Chuột rút bắp chân là gì? Có nguy hiểm không?

Chuột rút bắp chân là tình trạng cơ ở bắp chân đột ngột co lại gây đau nhức. Tùy vào từng trường hợp mà cơn đau có mức độ khác nhau. Thông thường, chuột rút chỉ kéo dài trong vài phút. Lúc này, người bệnh sẽ nhìn thấy hoặc cảm thấy có những khối cứng ở trong mô cơ bắp chân bên dưới lớp da.

Tình trạng chuột rút bắp chân khi mang thai rất phổ biến
Tình trạng chuột rút bắp chân khi mang thai rất phổ biến

Tình trạng chuột rút bàn chân hay bắp chân thường xảy ra khi hoạt động trong thời gian dài hoặc khi ngủ. Người bệnh cảm thấy cực kỳ bất tiện và khó chịu.

Đặc biệt đối với vận động viên đang chơi thể thao hoặc đang bơi lội, tình trạng này khiến người bệnh đột ngột không thể hoạt động được. Điều này có thể gây ra những chấn thương nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như đau xơ cứng, đột quỵ, động kinh. Nếu không chú ý để xử lý, bệnh tiến triển nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt đối với trường hợp chuột rút ở chân khi mang thai.

Dấu hiệu nhận biết chuột rút bắp chân

Tình trạng này diễn ra đột ngột, cơn đau thường kéo dài vài phút. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:

  • Nhìn thấy hoặc cảm nhận có khối cứng trong mô cơ bắp chân.
  • Đau nhức kèm theo cảm giác tê bì.
  • Hệ thống cơ xung quanh bị ảnh hưởng khiến toàn chân không cử động được.

Đa số trường hợp chuột rút ở phần bắp chân là lành tính. Tuy nhiên, có trường hợp cơn đau kéo dài kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, ăn nhiều hơn. Lúc này, người bệnh nên thăm khám vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra chuột rút chân

Không phải chỉ có những người thường xuyên vận động mới bị chuột rút bắp chân. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân mà người bệnh không thể ngờ tới. Cụ thể là:

Mất nước

Mất nước gây ra mất cân bằng tín hiệu điện và ion. Điều này khiến cơ thể không thể nhận biết được tín hiệu là do não phát ra hay chỉ là sự mất cân bằng điện quanh tế bào. Từ đó dẫn đến sự rối loạn ở các cơ và hiện tượng co rút không báo trước. Bên cạnh đó, khi cơ thể bị mất nước rất dễ bị chuột rút chân do hiệu ứng nhiệt trên cơ bắp.

Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng chuột rút
Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng chuột rút

Cơ thể bị thiếu canxi, magie

Chuột rút bắp chân khi mang thai rất phổ biến và gây ra tác động không nhỏ đến sinh hoạt. Phổ biến nhất là thời kỳ tam nguyệt cá thứ 2 và thứ 3. Bởi lúc này, thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển xương khớp, hoàn thiện hệ thần kinh, phát triển tim.

Giữ một tư thế quá lâu

Khi đứng hoặc ngồi quá lâu mà đột ngột di chuyển các bó cơ co lại bất ngờ, gây ra tình trạng chuột rút. Do đó, không chỉ những vận động viên mà nhân viên văn phòng ít phải di chuyển cũng thường xuyên bị chuột rút.

Dây thần kinh bị chèn ép

Khi dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra chứng chuột rút chân. Đặc biệt khi đi lại, tình trạng đau nhức dữ dội hơn. Người bệnh có thể hạn chế tình trạng này bằng cách đi lại với tư thế người hướng về phía trước, cụ thể như đẩy giỏ hàng phía trước.

Tuần hoàn máu chậm

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến mạch máu. Và vì thế, khả năng lưu thông máu kém, không cung cấp đủ máu và oxy cho chân đồng thời các chất chuyển hóa không được bài tiết kịp thời. Điều này gây ra hiện tượng chuột rút ở bắp chân.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra chuột rút ở bắp chân khi sử dụng. Điển hình như thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần, thuốc steroid,…

Chuột rút bắp chân là tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc Tây
Chuột rút bắp chân là tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc Tây

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân đã liệt kê phía trên, tình trạng chuột rút bắp chân rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số căn bệnh như:

  • Đột quỵ, động kinh khiến cơ bắp không tự bảo vệ, gây ra chuột rút.
  • Bệnh động mạch vành khiến hàm lượng cholesterol tăng cap, thành mạch hẹp, xuất hiện các cục máu động khiến chân thường xuyên bị chuột rút, tê cứng, không thể vận động.
  • Bệnh đa xơ cứng khiến cơ bắp luôn căng cứng nên người bệnh thường xuyên bị chuột rút.
  • Viêm khớp khiến một số bộ phận bị sưng viêm và tác động đến dây thần kinh gây ra chuột rút chân.
  • Tuyến giáp suy giảm hoạt động ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức, ngứa ngáy và xảy ra chuột rút.

Chuột rút chân tự phát

Có khá nhiều trường hợp bị chuột rút nhưng không thể tìm ra nguyên nhân. Có giả thuyết cho rằng chuột rút bàn chân hay bắp chân xảy ra khi cơ bắp bị rút ngắn và kích thích co cơ. Tình trạng này thường xảy ra khi người nằm với tư thế đầu gối hơi cong, bàn chân chỉ xuống dưới.

Cách chữa chuột rút bắp chân hiệu quả

Hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý chuột rút hiệu quả. Tùy thuộc vào từng người và bối cảnh mà người bệnh có thể áp dụng 1 hoặc kết hợp các cách dưới đây:

Phương pháp xử lý tạm thời

Ngay sau khi bị chuột rút bắp chân, người bệnh nên đứng thẳng, uốn cong chân ở đầu gối rồi kéo chân ép sát và phía bụng. Cách này có tác dụng làm bắp chân giãn ra, giảm đau nhức khá hiệu quả.

Người bệnh nên thực hiện các động tác kéo căng phần cơ ở bắp chân
Người bệnh nên thực hiện các động tác kéo căng phần cơ ở bắp chân

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thả lỏng người và thực hiện kéo căng chân hoặc gập cong ngón chân về phía đầu. Phương pháp sơ cứu này thực hiện đơn giản, cho hiệu quả cao.

Thuốc Tây y trị chuột rút bắp chân

Ngoài những biện pháp trên, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, căng cơ và ngăn ngừa tình trạng chuột rút bắp chân. Điển hình là:

  • Thuốc giãn cơ như Carisoprodol, Tizanidin, Orphenadrine không chỉ giảm nhanh triệu chứng mà còn có tác dụng an thần.
  • Thuốc  chống co giật như Gabapentin giúp trị chứng chuột rút chân hiệu quả.
  • Quinine: Đây là thuốc có tác dụng giảm tần suất bị chuột rút bắp chân khi ngủ.
  • Bổ sung viên uống chứa canxi, magie, canxi nano, vitamin B1, B6, D3, MK7,…

Người bệnh cần thực hiện theo đúng sự chỉ định từ bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian. Đặc biệt với đối tượng người già, trẻ em và trường hợp chuột rút ở chân khi mang thai.

Thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, trầm cảm. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ các dấu hiệu bất thường và thăm khám định kỳ đúng thời gian.

Vật lý trị liệu

Ngoài những cách trên, người bệnh có thể lựa chọn thực hiện một số biện pháp vật lý trị liệu chữa chuột rút bắp chân như:

  • Massage: Một cách chữa chuột rút bắp chân khá đơn giản và hiệu quả là xoa bóp. Người bệnh thực hiện massage nhẹ nhàng vào bắp chân để thúc đẩy tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, cách này còn giúp cơ thư giãn và giảm đau khá nhanh.
  • Nhiệt trị liệu: Khi bị chuột rút, người bệnh lại chỉ nên chườm ấm. Người bệnh sử dụng chai nước ấm hoặc miếng đệm nóng chườm lên bắp chân bị chuột rút. Phương pháp này giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm sự căng cơ và đau nhức.
  • Chích lề cơ bắp: Phương pháp này chỉ áp dụng cho vận động viên và phải được thực hiện bởi người có chuyên môn cao. Người bệnh dùng một cây kim, chích vào bắp chân bị chuột rút sâu 1-3mm rồi nặn máu. Tuy cách này đạt hiệu quả tốt nhưng rất dễ bị nhiễm trùng.

Cách chữa chuột rút bắp chân bằng Đông y

Cách chữa chuột rút bắp chân bằng Đông y cho hiệu quả tốt và mức độ an toàn cao. Sau khi đã thăm khám, lương y sẽ điều chỉnh các vị thuốc phù hợp đối với từng trường hợp. Phổ biến như:

  • Bài thuốc Dưỡng vị thang gia giảm: Người bệnh sắc các thảo dược gồm hoài sơn, biển đậu (mỗi loại 20g), đẳng sâm, sinh địa (mỗi loại 16g), ngưu tất, bạch thược, sa sâm, mạch môn, tang bì, bạch truật, bá tử nhân (mỗi loại 12g), đào nhân, hồng hoa, bạch linh (mỗi loại 10g), chỉ thực (8g), cam thảo (6g) thành thuốc uống.
  • Bài thuốc Thược dược cam thảo thang: Chỉ dùng thược dược (12g) và cam thảo (8g) sắc thành thuốc uống vào trước bữa sáng và tối 1 tiếng.
Chuột rút  còn gọi là thoái trửu cân có thể điều trị và phòng tránh nhờ bài thuốc từ thảo dược tự nhiên
Chuột rút  còn gọi là thoái trửu cân có thể điều trị và phòng tránh nhờ bài thuốc từ thảo dược tự nhiên

Ngoài ra, người bệnh có thể nhờ lương y hoặc người thân thực hiện các biện pháp sau:

  • Điểm huyệt thừa sơn, huyệt ủy trung, điểm và nhào huyệt huyết hải, dương lăng tuyền.
  • Châm cứu các huyệt thừa sơn, ủy trung, côn lôn, hậu khê, dương lăng tuyền và túc tam lý để thư gân, thúc đẩy tuần hoàn, giảm đau nhức.
  • Cạo xát chân bằng dụng cụ chuyên dụng cùng tinh dầu hoặc nước ấm để thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết.

Phòng ngừa chứng chuột rút bắp chân

Từ những nguyên nhân gây ra chứng chuột rút bắp chân, người bệnh có thể hoàn toàn phòng tránh được tình trạng này bằng những biện pháp đơn giản sau:

  • Khởi động, làm ấm chân và cơ thể trước khi luyện tập, chơi thể thao.
  • Nên thực hiện các bài tập kéo dãn nhẹ nhàng mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế vận động nặng, tập thể dục ngay khi vừa ăn xong.
  • Thường xuyên massage chân để hạn chế bị chuột rút và giúp tinh thần thư giãn.
  • Không nên lo âu, căng thẳng trong thời gian dài bởi nó khiến lượng hormone mất cân bằng, huyết áp và nhịp tim tăng cao.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước, uống nhiều nước ngay cả khi không khát.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu, nhất là thực phẩm nhiều canxi, magie và vitamin. Đặc biệt đối với tình trạng chuột rút bắp chân khi mang thai bị tác động rất lớn bởi chế độ dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn đồ nhiều mỡ, cay nóng, đồ uống chứa caffein.

Chuột rút bắp chân là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ thời điểm nào. Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh nhận biết và có cách xử lý hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên thực hiện những biện pháp được đề cập trên đây để giúp ngăn ngừa tình trạng này.


Top địa chỉ phòng khám Chuột Rút Bắp Chân


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan