15++ Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà an toàn
Hiện nay số người bị viêm mũi dị ứng đang ngày càng gia tăng một cách đáng kể, vì thế bạn cần có những kiến thức về căn bệnh này để đưa ra những giải pháp xử lý một cách khoa học. Đối với những trường hợp mới phát bệnh mọi người có thể thực hiện ngay các cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà mà không cần dùng thuốc kháng sinh.
Những cách trị viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bạn nên biết
Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể điều trị tại nhà bằng những thảo dược tự nhiên, an toàn, không gây biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt vào thời gian giao mùa, phấn hoa, khói bụi khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, áp dụng ngay mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết dưới đây.
1. Cây cỏ hôi chữa viêm mũi dị ứng cực tốt
Cỏ hôi mọc hoang ở các vùng quê Việt Nam, chúng có nhiều công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng… Trong thành phần của loại thực vật này có chứa nhiều hoạt chất như geratocromen, cadinen hay demetoxygeratocromen. Chúng không chỉ ức chế biểu hiện dị ứng của cơ thể mà còn tiêu diệt tác nhân gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng cỏ hôi để điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết như sau:
- Bước 1: Cỏ hôi rửa sạch cùng nước muối để loại bỏ tạp chất, cặn bẩn
- Bước 2: Giã nát nguyên liệu sau đó sử dụng vải để lọc lấy nước
- Bước 3: Ngửa đầu ra sau, nhỏ từ 1 – 2 giọt nước cốt vào hai bên lỗ mũi.
- Bước 4: Để nước không chảy ra, có thể sử dụng bông giòn để bịt lại
- Bước 5: Để nguyên vị trí từ 5 – 10 phút khi dịch nhầy đã loãng dần
- Bước 6: Xì mạnh để đẩy tạp chất ra ngoài
2. Bèo cái tươi – Cách trị viêm mũi dị ứng do thời tiết
Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà này ông cha ta sử dụng phần lá bèo. Theo Y học cổ truyền, béo cái (bèo tai tượng) có tính lạnh, vị cay tác dụng vào kinh đại trường, can, phế. Chúng có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giải độc và hạ nhiệt nhanh chóng.
Thành phần của bèo cái theo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết:
- Chất hữu cơ 5.09%
- Chất khôm: 6.87%
- Nước 93.1%
- Tro 1.78%
- Còn lại là các hoạt chất như protid thô, cellulose, chất béo, calcium, photpho…
Sử dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng bèo cái tươi cần phải đúng cách. Nếu không sẽ gây ngứa da. Cách tiến hành đúng cách như sau:
Cách 1:
- Bước 1: Rửa sạch, ngâm muối để sạch hết bùn đất
- Bước 2: Giã lấy nước cốt
- Bước 3: Pha cùng nước ấm, có thể cho thêm ít gừng hoặc mật ong để tăng hương vị
- Bước 4: Uống 2 ly/ngày để cải thiện triệu chứng
Cách 2:
- Bước 1: Rửa sạch và ngâm muối
- Bước 2: Sử dụng máy xay hoặc cối giã nát
- Bước 3: Lọc qua bằng lưới hoặc khăn sạch
- Bước 4: Dùng 1 – 2 giọt nhỏ vào bên mũi đang bị nghẹt, để từ 5 – 10 phút sau đó vệ sinh lại với tăm bông.
3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng quả thương nhĩ
Mọc hoang ở các vùng nông thôn đặc biệt là ở bờ ruộng, ven đường, thương nhĩ là loại thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc nam. Với hàm lượng iod cao, cùng các hoạt chất như alkaloid, xanthinin, xanthumin, sesquiterpen lacton, dầu béo…
Nổi bật với tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, an thần, hạ sốt… thương nhĩ được dùng để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà. Cách sử dụng như sau:
- Bước 1: Rửa sạch quả của thảo dược này, để cho ráo nước sau đó đem đi sao khô.
- Bước 2: Khi đã ngả xám, đem hạ thổ rồi tán mịn.
- Bước 3: Mỗi lần uống khoảng 1 thìa bột pha cùng nước ấm.
Bạn nên uống liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần, sau đó nghỉ vài ngày lại tiếp tục uống. Cứ như vậy bạn nên kiên trì áp dụng một thời gian sẽ mang lại hiệu quả như mong đợi.
Bài thuốc sử dụng các vị thảo dược khác cũng có tác dụng tương tự:
- Chuẩn bị: 12g thương nhĩ, 6g thiên niên kiện, 8g bạch chỉ, 6g xuyên khung.
- Cách làm: Đem sắc thành 3 thang, uống sau bữa ăn để cải thiện triệu chứng của viêm mũi.
4. Viêm mũi do dị ứng thời tiết có thể điều trị bằng cây tầm ma
Nhờ dược tính mạnh mẽ mà cây tầm ma được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Với công dụng làm giảm viêm, thông khiếu, tán phong hiệu quả tuy nhiên người bệnh cần chú ý khi sử dụng vị thảo dược này để tránh các tác dụng phụ như: Bệnh dạ dày, ra mồ hôi, hoặc kích ứng da nếu chạm vào.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Phytotherapy Research cho biết: Bằng cách can thiệp vào quá trình phản ứng histamine và thoái hoá của tế bào mast, tầm ma ngăn chặn enzym làm giảm lượng histamin lưu thông trong cơ thể. Tác dụng của tầm ma đối với chứng viêm mũi dị ứng là:
- Giảm tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi
- Không còn chảy nước mũi, nước mắt liên tục
- Hạ sốt, tiêu viêm
- Kháng khuẩn
Cách sử dụng thảo dược này để chữa bệnh như sau:
Cách 1:
- Bước 1: Chuẩn bị 20g tầm ma khô, cho vào ấm pha trà
- Bước 2: Chế nước sôi vào sau đó hãm trong vòng 15 phút
- Bước 3: Khi uống có thể bỏ thêm mật ong để làm bớt vị đắng của thuốc
- Bước 4: Uống hàng ngày 1 bình như vậy cho tới 2 – 3 tuần thì triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
Cách 2:
- Bước 1: 100g tầm ma rửa sạch cùng 2 lít rượu trắng 40 độ.
- Bước 2: Đem ngâm trong bình thuỷ tinh khoảng 15 ngày có thể sử dụng.
- Bước 3: Mỗi lần sau khi ăn 30 phút uống 1 ly nhỏ.
Do có dược tính mạnh nên tầm ma nếu không sử dụng cẩn thận sẽ gây ra tác dụng phụ. Trước khi áp dụng bài thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
5. Tỏi trị bệnh viêm mũi do thời tiết tại nhà
Được coi là kháng sinh tự nhiên chữa các bệnh do vi khuẩn, virus gây viêm. Tỏi chứa allicin giúp giảm tới 63% nguy cơ bị cảm cúm. Thành phần hoá học trong tỏi gồm các vitamin, khoáng chất như Ca,Zn,K,P,… selen, polysulfides…. hạn chế quá trình hoạt động của các gốc tự do, dịu cơn ngứa, rát, khó chịu ở khoang mũi. Làm theo hướng dẫn sau:
Cách 1:
- Bước 1: Tỏi ép lấy nước cốt sau đó trộn cùng 2 thìa mật ong
- Bước 2: Dùng tăm bông chấm dung dịch sau đó nhét vào hai lỗ mũi.
- Bước 3: Giữ nguyên khoảng 5 phút sau đó thực hiện lại 2 – 3 lần/ngày
- Bước 4: Lấy nước muối sinh lý rửa lại
Cách 2:
- Bước 1: Ngâm 100g tỏi với rượu trắng
- Bước 2: Để khoảng 1 tháng có thể sử dụng
- Bước 3: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, ngày 3 lần sẽ điều trị chứng viêm mũi dị ứng một cách dễ dàng.
6. Gừng có tác dụng trong việc làm dịu cơn ngứa
Trong Đông y, gừng có vị cay, tính nóng thường chữa các bệnh do phong nhiệt, tỳ vị hư hàn gây nên. Nhờ có hàm lượng tinh dầu cực lớn gồm hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%)… Hoạt chất zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm đa số. Chúng giúp cơ thể
- Làm ấm tỳ vị, can thận
- Giáng hư hoả
- Phát tán phong hàn
ĐỪNG BỎ LỠ: Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay và LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH từ chuyên gia
Cách sử dụng chữa viêm mũi dị ứng thời tiết như sau:
- Bước 1: Gừng tươi rửa sạch để cả vỏ cho vào cối giã nát
- Bước 2: Đem bỏ vào ấm trà sau đó đổ nước sôi, hãm trong vòng 10 phút
- Bước 3: Uống ngày một ấm, liên tục trong vòng 10 ngày thì triệu chứng sẽ được thuyên giảm.
Mặc dù gừng có nhiều tác dụng, nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, nổi mụn, chảy mồ hôi… Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn hoặc phải tham khảo ý kiến của chuyên gia để có giải pháp điều trị phù hợp.
7. Cây ngũ sắc làm dịu cơn ngứa mũi, hắt xì
Trồng phổ biến ở các gia đình tại miền Bắc, cây ngũ sắc có nhiều công dụng trong y học nhờ dược tính của chúng.
- Lá ngũ sắc: Hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, cầm máu hoặc làm lành các vết thương ngoài da…
- Hoa ngũ sắc: Người bị cao huyết áp, thổ huyết, tỳ vị thương tổn có thể sử dụng loại hoa để điều trị
- Rễ ngũ sắc: Tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, đau răng
Đối với người bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, sử dụng cây ngũ sắc sẽ làm dịu cơn ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt xì hơi liên tục. Ngoài ra thuốc còn làm lành tổn thương ở trong niêm mạc mũi khiến bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm, không tái phát. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Sử dụng hoa ngũ sắc đã rửa sạch và để ráo nước
- Bước 2: Đem giã nát cùng một ít muối
- Bước 3: Lọc bằng một tấm vải sạch lấy nước cốt
- Bước 4: Sử dụng bông gòn thấm dung dịch sau đó để vào hai lỗ mũi trong vòng 10 – 15 phút.
- Bước 5: Lấy bông ra về vệ sinh lại với khăn ướt.
7. Sử dụng hạt gấc để chữa bệnh
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc sử dụng hạt gấc để chữa bệnh, nhờ đặc tính vị đắng, tính ôn, hơi độc nên được quy kinh vào đại tràng, kinh can. Cách phổ biến nhất để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà đó là sử dụng rượu gấc.
- Bước 1: Đem hơ lửa hạt gấc cho tới khi cháy xém
- Bước 2: Cho vào gối giã sơ qua rồi bỏ vào bình thuỷ tinh
- Bước 3: Đổi 500ml rượu vào bình và ngâm trong vòng 15 ngày (để ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng chiếu vào)
- Bước 4: Khi bị viêm mũi dị ứng, sử dụng một chén rượu nhỏ, thấm dung dịch bằng tăm bông và để vào hai lỗ múi.
- Bước 5: Giữ nguyên khoảng 5 phút rồi lấy ra, vệ sinh lại khoang mũi bằng khăn ướt.
Thực hiện cách trên 2 lần/ngày trong vòng 2 tuần bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra người bệnh có thể uống 1 chén rượu sau mỗi bữa ăn để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
8. Ngải cứu chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà
Được biết ngải cứu có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm mốc. Với đặc tính vị đắng, tính ấm, mùi hăng nồng, cây ngải cứu là loại thảo dược điều hoà khí huyết, kháng khuẩn, giảm đau nhức hiệu quả.
Thành phần hoá học trong vị thảo mộc này chiếm đa số là flavonoid, axit amin (cholin, adenin..) ngoài ra còn có artabsin, anabsinthin, absinthin… nhiệm vụ của chúng là điều trị các bệnh viêm nhiễm, dị ứng, chống lão hoá và phục hồi sức khoẻ. Cách sử dụng cây ngải cứu chữa bệnh như sau:
Cách 1:
- Bước 1: Ngải cứu rửa sạch, phơi khô qua đêm
- Bước 2: Đem đốt sau đó lấy khói để hơ qua mũi
- Bước 3: Khi thực hiện xong có thể vệ sinh lại sạch sẽ bằng tăm bông.
Cách 2:
- Bước 1: Đem ngải cứu cùng lá bưởi, lá chanh, cây sả rửa sạch
- Bước 2: Bỏ vào nồi đun sôi khoảng 15 phút sau đó tắt bếp
- Bước 3: Sử dụng khăn trùm qua đầu xông hơi trong vòng 20 – 25 phút
- Bước 4: Thực hiện cách trên 2 lần/ngày để giúp mũi thông thoáng hơn.
9. Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng xông hơi tinh dầu
Thị trường có nhiều loại tinh dầu từ tự nhiên, một số sản phẩm phổ biến để điều trị chứng viêm mũi dị ứng thời tiết đó là tinh dầu chanh sả, tinh dầu quế, tinh dầu hoa bưởi, tinh dầu bạc hà…
Cách sử dụng cũng rất dễ dàng, thường bạn chuẩn bị một máy xông tinh dầu sau đó nhỏ từ 2 – 3 giọt vào và xông trong vòng 15 phút. Tuy nhiên nếu không có máy thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đun một nồi nước khoảng 1 lít tới khi sôi thì bỏ 4 – 5 giọt tinh dầu vào
- Bước 2: Thực hiện cách xông hơi thông thường, trong vòng 15 phút.
- Bước 3: Khi dịch nhầy trong mũi loãng thì xì hơi thật mạnh để đẩy tạp chất ra ngoài.
Cách trên đem lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn và không sợ tác dụng phụ. Đối tượng nào cũng có thể sử dụng kể cả phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên xông hơi tinh dầu chỉ có tác dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, tình trạng mãn tính, bội nhiễm cần áp dụng thêm nhiều phương pháp mới có thể chữa khỏi.
10. Cây bạc hà – Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà an toàn
Người bị viêm mũi dị ứng do thời tiết thường do vi khuẩn, nấm mốc, khói bụi làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Cây bạc hà với đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
- Bước 1: Bạc hà rửa sạch sau đó đem bỏ vào ấm hãm thành trà
- Bước 2: Uống ngày 3 ly trước khi ăn để làm dịu cơn ngứa ngáy trong xoang mũi.
Ngoài tác dụng chữa viêm mũi, thảo dược này còn giúp tăng sức đề kháng, giúp cơ thể tránh được những bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm tai giữa…
11. Trị viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng xuyến chi
Xuyến chi mọc hoang ở khắp mọi nơi, chúng có nhiều tác dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết. Trong thành phần có chứa: Nước 9,8%. Acetone 2,8%. Methanol: 8,6%. Magie 2,3%. Mangan 2,2%. Photpho 1,6%. Crom 1,2%. Canxi 1,1%. Kẽm 0,03%. Sắt 0,02%. Ngoài ra còn có hoạt chất Flavones và polyynes giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc, phục hồi vết thương, cải thiện triệu chứng bệnh tai mũi họng một cách hiệu quả. Sử dụng xuyến chi để chữa bệnh theo các bước sau:
- Bước 1: Hoa xuyến chi đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối tinh
- Bước 2: Sử dụng tấm vải sạch, ép lấy nước cốt
- Bước 3: Dùng tăm bông, thấm dung dịch sau đó đưa vào mũi. Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 phút
- Bước 4: Vệ sinh loại xoang mũi bằng khăn sạch
Thực hiện cách trên 3 – 4 lần/ngày sẽ giúp cơn ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi, đau nhức trong xoang mũi biến mất. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể thực hiện cách trên, sau đó bảo quản dung dịch ở tủ lạnh dùng dần.
Các nguyên liệu tự nhiên kể trên tuy rất lành tính và hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng nhưng chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng một cách tạm thời. Do đó, ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian kể trên để hỗ trợ quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, bạn đọc có thể tham khảo liệu trình Phác đồ Tiêu xoang linh dược thang TRIỆT HẠ viêm mũi dị ứng theo bí quyết của Thái Y Viện triều Nguyễn.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện: “Các bài thuốc dân gian chủ yếu giúp thuyên giảm triệu chứng và không thể loại bỏ tận gốc bệnh. viêm mũi dị ứng phụ thuộc phần lớn vào cơ địa người bệnh. Nếu không cải thiện nền tảng sức khỏe thì người bệnh khó khỏi viêm mũi dị ứng hoàn toàn.
Thay vì dùng các bài thuốc dân gian, người bệnh nên tham khảo phương pháp điều trị đông y. Một bài thuốc đông y thường được kết hợp từ 20 – 30 thảo dược. Dược tính của các vị thuốc bổ sung cho nhau nên cho tác động toàn diện hơn.
Sự kết hợp của các thảo dược có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng viêm, tiêu sưng, ngăn ngừa tiết dịch với thảo dược bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng sẽ giúp loại bỏ triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng mà vẫn đảm bảo trị bệnh từ gốc và ngăn ngừa tái phát sau điều trị”.
Trong đó bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho hiệu quả tối ưu hiện nay phải kể đến TIÊU XOANG LINH DƯỢC THANG. Bài thuốc là kết quả của đề tài “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh tai mũi họng”. Bài thuốc được hoàn thiện nhờ kế thừa, chắt lọc tinh hoa của 30 bài thuốc quý của Ngự y triều Nguyễn suốt gần 150 năm như Tang cúc ẩm, Hương sa lục quân tử, Vị khai tiên, Thọ tỳ tiên, Bổ trung ích khí, Nhân sâm dưỡng vị, Kim thủy lục quân….
Bài thuốc trước khi được ứng dụng trong điều trị đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm lâm sàng khoa học và bài bản. Đảm bảo khi điều trị không gây tác dụng phụ và mang lại hiệu quả toàn diện, triệt để nhất. Theo thống kê tại Nhất Nam Y Viện, sau gần 10 năm ứng dụng Tiêu xoang linh dược thang trong điều trị bệnh, bài thuốc đã mang đến hiệu quả bất ngờ:
XEM NGAY: [KIỂM CHỨNG] Hiệu quả bài thuốc NAM DƯỢC điều trị VIÊM MŨI DỊ ỨNG tại Nhất Nam Y Viện
Bài thuốc điều trị bệnh TẬN GỐC, không lo tái phát
Cơ chế điều trị của Tiêu xoang linh dược thang được nghiên cứu từ cơ chế chữa bệnh từ gốc của đông y. Dựa trên các bài thuốc cổ được những Ngự y triều Nguyễn sử dụng, các bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện đã khéo léo vận dụng phép công bổ kiêm thi (BỔ CHÍNH KHU TÀ) để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp người bệnh thoát bệnh vĩnh viễn, không lo tái phát.
Với phép khu tà, chuyên gia đã kết hợp nhiều vị thuốc quý có tác dụng công, tác động trực tiếp vào vị trí mũi xoang bị viêm nhiễm để kháng viêm, diệt khuẩn, tái tạo vùng niêm mạc bị tổn thương. Nhờ sử dụng nhiều thảo dược chứa kháng sinh thực vật đã được kiểm chứng như tang diệp, xuyên khung, bạch chỉ, hoắc hương, tế tân, kim ngân… bài thuốc có khả năng cải thiện triệu chứng nhanh và an toàn:
- Kiểm soát tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, chảy dịch, sưng đau, phù nề mũi xoang, khó thở, ngạt thở…
- Hết đau nhức vùng mũi xoang, hết ngạt mũi, hắt hơi, mệt mỏi
- Khôi phục trạng thái bình thường của xoang mũi, giúp người bệnh trở lại sinh hoạt khỏe mạnh nhanh chóng.
Bài thuốc mang lại 3 TÁC ĐỘNG chỉ trong 1 liệu trình điều trị viêm mũi dị ứng, bao gồm:
- Tiêu viêm, kháng khuẩn, trừ mủ, giảm đau, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy dịch mũi vàng….
- Phục hồi chức năng phế, tỳ, thận, loại bỏ hoàn toàn căn nguyên bệnh lý bên trong
- Cân bằng âm dương, tăng cường miễn dịch, ngừa viêm mũi dị ứng tái phát.
Bài thuốc được phối hợp từ 43 vị nam dược quý như tang diệp, tế tân, xuyên khung, trần bị, thục địa, bồ công anh, bạch chỉ, tế tân, kỷ tử… Mỗi vị dược liệu mang một công dụng khác nhau, bổ trợ trong quá trình điều trị các thể bệnh viêm mũi dị ứng. Tùy theo cơ địa, thể trạng, mức độ bệnh của mỗi người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hàng gia giảm, điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn điều trị của bệnh nhân.
An Toàn – Không tác dụng phụ
Để có hiệu quả cao trong điều trị, ngoài thành phần và cơ chế điều trị, đội ngũ chuyên gia cũng rất chú trọng đến chất lượng thảo dược. Nhất Nam Y Viện đã xây dựng và phát triển nhiều vườn thuốc sinh học theo tiêu chuẩn GACP – WHO tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như. Quy trình xử lý, sơ chế, kiểm nghiệm độc tính dược liệu được thực hiện theo quy định của Bộ y tế, đảm bảo không chứa độc chất, không gây tác dụng phụ.
Kiểm soát bệnh chỉ sau 7-21 NGÀY
Khắc phục hạn chế tác dụng chậm của thuốc Đông y truyền thống, các chuyên gia đã nghiên cứu và hoàn thiện phác đồ điều trị “1 công – 2 bổ” 3 tác động: Điều trị triệu chứng, Điều trị căn nguyên, Dự phòng tái phát. Nhờ vậy mang lại hiệu quả nhanh chóng và rút ngắn thời gian điều trị.
XEM CHI TIẾT: Phác đồ chữa viêm mũi xoang 3 TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN từ Ngự y triều Nguyễn
Phác đồ được xây dựng bám sát tình trạng bệnh lý của người bệnh, xử lý các triệu chứng viêm nhiễm tại chỗ nhanh chóng, không gây phản ứng thuốc. Thông thường, sau 7-21 ngày điều trị, các triệu chứng viêm sưng, đau nhức xoang mũi, đau đầu, chảy dịch mũi,… được cải thiện đến 80%.
Hiệu quả điều trị của bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hơn 30.000 người bệnh tin tưởng lựa chọn. Hầu hết người bệnh đều hài lòng về hiệu quả điều trị và để lại những phản hồi tích cực:
ĐỌC NGAY: [REVIEW THỰC TẾ] Chữa viêm mũi dị ứng tại Nhất Nam Y Viện có thật sự HIỆU QUẢ không?
>>> XEM NGAY VIDEO BỆNH NHÂN VIÊM MŨI DỊ ỨNG THỜI TIẾT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊU XOANG LINH DƯỢC THANG
Để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ các chuyên gia hàng đầu tại Nhất Nam Y Viện, người bệnh hãy liên hệ địa chỉ:
NHẤT NAM Y VIỆN
- Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0888 598 102 – 024.8585.1102
- Website: https://nhatnamyvien.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102
Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà và những lưu ý
Triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể tái phát nhiều lần trong năm, vì vậy mà ngoài cách điều trị, người bệnh cũng cần phòng tránh các tác nhân như sau:
- Luôn đeo khẩu trang khi ra đường để hạn chế khói bụi, phấn hoa, mùi hôi khó chịu.
- Vệ sinh không gian sống và làm việc hàng ngày tránh tích tụ bụi bẩn.
- Giữ ấm cho cơ thể những ngày chuyển mùa để tránh mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều hoa quả, rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Tập thể dục nhằm nâng cao đề kháng, tiết mồ hôi và giải phóng năng lượng dư thừa
- Tránh tiếp xúc với các loại hoá chất dễ gây kích ứng. Trong trường hợp phải làm việc với chúng, bạn cần chuẩn bị đồ bảo hộ đầy đủ để tránh dị ứng trở nên nghiêm trọng.
- Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, chuyển hoá năng lượng tốt hơn.
- Kiên trì thực hiện các bài thuốc trên trong thời gian dài mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Những cách điều trị từ thiên nhiên này tuy an toàn nhưng đòi hỏi bạn phải kiên trì trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả như mong đợi. Nếu trong quá trình bị bệnh có những dấu hiệu nặng xảy ra bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa để điều trị tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!