Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thay vì sử dụng thuốc, nhiều bệnh nhân đã chọn chữa viêm họng bằng quả lê. Lý do là vì lê ngọt, dễ ăn, giúp thanh nhiệt, giảm đau họng và cung cấp nhiều dưỡng chất tốt. Khi áp dụng thường xuyên, người bệnh sẽ đẩy lùi các chứng ho có đờm, ho khan và phục hồi sức khỏe tốt hơn. Để quá trình chữa bệnh an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần phối hợp với chỉ dẫn của bác sĩ.

Tác dụng của quả lê khi chữa viêm họng

Lê là trái cây ưa thích của nhiều người vì có vị ngọt, giúp giải nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa dưỡng chất có lợi và mang đến giá trị dinh dưỡng dồi dào. Trong thành phần của lê giàu vitamin, acid folic, niacin, fructose và glucose cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Theo Đông y, lê quy vào kinh phế và kinh vị để tiêu đờm, giảng hỏa, giảm ho,.. Vì vậy, trái cây này được sử dụng phổ biến để trị bệnh về huyết áp, táo bón, viêm họng,… Khi kết hợp lê với các dược liệu khác, người bệnh sẽ đẩy lùi cơn đau rát, ho dai dẳng, đồng thời giúp cải thiện các bệnh về đường hô hấp.

Chữa viêm họng bằng quả lê rất an toàn và lành tính, ít xảy ra phản ứng ngược. Vì vậy, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai sản có thể yên tâm sử dụng, không cần lo lắng sẽ gặp tác dụng phụ.

TOp 10 cách chữa viêm họng bằng quả lê hiệu quả

Chữa viêm họng bằng quả lê là mẹo dân gian được dân gian lưu truyền từ lâu đời. Khi chữa bệnh, mọi người thường chọn các quả lê tươi, mọng nước, ít dập nát, không bị sâu đục nhưng vẫn đảm bảo hoạt chất bên trong. Những mẹo sử dụng lê để chữa viêm họng là:

Chữa viêm họng bằng quả lê tươi

Bệnh nhân nên chọn quả lê có vỏ căng mọng để chứa đẩy đủ thành phần dinh dưỡng. Nếu chọn trái héo, hoạt chất dinh dưỡng sẽ bị chuyển hóa sang dạng khác và làm giảm hiệu quả điều trị.

Chỉ cần chữa viêm họng bằng quả lê tươi bạn cũng đã đẩy lùi được triệu chứng khó chịu
Chỉ cần chữa viêm họng bằng quả lê tươi bạn cũng đã đẩy lùi được triệu chứng khó chịu

Cách thực hiện:

  • Bạn hãy rửa sạch lê để loại bỏ tạp chất, gọt bỏ vỏ và hạt.
  • Cắt lê thành từng miếng, cho vào máy xay và xay thật nhuyễn.
  • Nước ép lê thu được bạn dùng để uống mỗi ngày.

Kết hợp với gừng

Gừng giúp kháng khuẩn, tiêu đờm, xoa dịu cơn đau, nếu dùng chung với lê sẽ đem đến nhiều lợi ích.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ phần cuống, nạo hạt để tạo thành lõi quả lê.
  • Sau đó, bạn thái gừng thành lát rồi cho gừng cùng mật ong vào bên trong.
  • Cho lê vào nồi hầm cách thủy.
  • Sau khi lê chín bạn sử dụng cả phần nước lẫn phần cái.

Quả la hán và quả lê

Quả la hán là nguyên liệu quen thuộc để nấu nước trà. Lý do là vì nó có khả năng thanh nhiệt, đào thải độc tố và thanh mát cơ thể. Bên cạnh đó, loại quả này còn có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh ở đường hô hấp.

Cách thực hiện:

  • Thảo dược cần có gồm 1 quả lê và nửa quả la hán.
  • Sau khi đã rửa sạch 2 loại quả này thì bạn cho nguyên liệu vào nồi.
  • Đổ nước vừa dủ và sắc thuốc uống hàng ngày.

Sử dụng lê và mật ong

Công dụng của mật ong là giảm viêm họng, kháng khuẩn và nâng cao hệ miễn dịch. Khi có sự cộng hưởng của hai dược liệu, hiện tượng đau họng, khàn tiếng, ho dai dẳng sẽ được cải thiện đáng kể.

Lê và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo, giúp tình trạng khó chịu sớm biến mất
Lê và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo, giúp tình trạng khó chịu sớm biến mất

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hạt lê.
  • Tiếp theo, bạn cho lê vào nồi hầm kỹ, đợi lê tiết ra nước thì bạn vớt ra, cho mật ong vào nồi và trộn đều.
  • Đến khi hỗn hợp đặc quánh thì bạn ngừng đun và chắt vào lọ thủy tinh.
  • Hằng ngày, bạn nên ăn 2 – 3 thìa hỗn hợp để thông họng và đẩy lùi viêm họng.

Quả lê và sen

Hạt sen là dược liệu lành tính và tồn tại nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng giải độc, thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu,…

Trong khi đó, ngó sen cũng có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng tình trạng khó chịu do bệnh viêm họng.

Cách thực hiện:

  • Bạn cắt lê thành từng miếng nhỏ.
  • Nếu sử dụng hạt sen, bạn hãy đem chúng đi ngâm với nước.
  • Nấu hạt sen và lê, đến khi nguyên liệu chín thì thêm đường phèn.

Ngó sen thì gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi cắt thành đoạn nhỏ. Tiếp theo, bạn cho cả hai nguyên liệu vào máy xay để lấy nước cốt và loại bỏ phần bã.

Kết hợp với củ cải

Củ cải và lê phối hợp với nhau giúp điều trị chứng viêm họng kèm ho do thay đổi thời tiết. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị thêm gừng, sữa đặc và mật ong (mỗi loại 250g).

Cách thực hiện:

  • Bước đầu vẫn là sơ chế tất cả nguyên liệu rồi xay nhuyễn để thu nước cốt.
  • Trộn nước cốt củ cải và nước ép lê, cho vào nồi, đun đến khi sôi thì hầm lửa nhỏ.
  • Khi hỗn hợp đặc lại, bạn cho thêm mật ong, sữa đặc và gừng vào khuấy đều.
  • Đun sôi các hỗn hợp và tắt bếp. Mỗi ngày uống 1 – 2 thìa để đạt hiệu quả cao.

Lê kết hợp với táo đỏ và mật ong

Khi kết hợp các vị thuốc này, người bệnh vừa đẩy lùi viêm họng vừa có thể bồi bổ cơ thể. Như vậy, bạn sẽ được cải thiện sức khỏe từ bên trong đồng thời tăng sức đề kháng để ngăn cản sự xâm nhập của hại khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân cần chuẩn bị 3 quả táo đỏ, 1 quả lê cùng kỳ tử, muối, mật ong.
  • Rửa sạch các vị thuốc, cắt miệng và khoét rỗng ruột quả lê.
  • Bạn xay nhuyễn trái cây này để lấy nước ép.
  • Kỳ tử và táo đỏ đem ngâm với nước ấm trong 15 phút rồi vớt ra ngoài.
  • Sau đó, người bệnh cho tất cả vị thuốc vào lõi của quả lê, đổ nước ép, đem chưng cách thủy 15 phút.
  • Khi lê vừa chín tới, bạn có thể ăn ngay để tăng hiệu quả.
  • Lưu ý, mật ong có tính độc nên không được sử dụng cho trẻ nhỏ.

Hạt óc chó và quả lê

Óc chó rất giàu dưỡng chất, có thể giảm đau họng, kháng viêm và có lợi cho não bộ cũng như tuyến thận. Do đó, nó có thể kết hợp với quả lê để gấp đôi hiệu quả trị viêm họng.

Bên cạnh lê, óc chó cũng là loại quả rất giàu dinh dưỡng và hỗ trợ đẩy lùi đau rát tốt
Bên cạnh lê, óc chó cũng là loại quả rất giàu dinh dưỡng và hỗ trợ đẩy lùi đau rát tốt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 quả lê, cắt đôi, nạo lõi nhằm tạo thành hình cái bát.
  • Óc chó bỏ vỏ, nghiền nát và cho vào ruột quả lê.
  • Thêm mật ong và quế ở phía trên rồi nướng lê trong 20 – 30 phút.
  • Bạn nên ăn lê khi còn nóng để cải thiện bệnh nhanh.

Lê hấp đường phèn

Đường phèn có vị ngọt thanh, giúp thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm. Kết hợp cả hai dược liệu sẽ làm tăng tác dụng chữa bệnh, đồng thời giảm ho và đẩy lùi viêm họng do nhiễm khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lê và cắt bỏ phần cuống.
  • Bước tiếp theo, bạn khoét phần hạt, cho đường phèn vào lõi của lê và đem chưng cách thủy.
  • Sau khi chưng, bạn uống hết nước, ăn cả phần cái.
  • Người bệnh nên ăn 1 – 2 quả đến khi thuyên giảm triệu chứng.
  • Biện pháp này rất phù hợp với phụ nữ mang thai hoặc người bị viêm họng do phế nhiệt.

Vỏ quýt kết hợp với lê

Biện pháp này phù hợp với người bị viêm họng mãn tính gây khản tiếng và ho mất giọng. Vỏ quýt kết hợp với lê có khả năng tiêu đờm, giảm ho, chữa đau rát và điều hòa khí huyết tốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2 quả lê và 20g vỏ quýt khô.
  • Bạn ép lê lấy nước và sử dụng nước ép sắc chung với vỏ quýt.
  • Mỗi ngày thực hiện một lần, uống trong ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm

Chữa viêm họng bằng quả lê: Lời khuyên hữu ích

Mặc dù lê lành tính, không độc nhưng người bệnh vẫn phải thực hiện đúng cách mới đạt kết quả tốt. Bạn chú ý không sử dụng lê trước khi đi ngủ và không áp dụng cho người bị bệnh dạ dày.

Không lạm dụng biện pháp chữa viêm họng bằng lê. Lý do là vì loại quả này chứa nhiều đường, chúng có thể làm đờm đặc quánh và khó bị đào thải. Lưu ý, lê kỵ với cua, vì vậy người bệnh không sử dụng chung hai thực phẩm này.

Bạn không chữa viêm họng bằng quả lê héo, ít thành phần dinh dưỡng
Bạn không chữa viêm họng bằng quả lê héo, ít thành phần dinh dưỡng

Bạn cần hiểu rằng, chữa viêm họng bằng quả lê là biện pháp dân gian chỉ phù hợp với tình trạng cấp tính. Khi bạn áp dụng cho trường hợp mãn tính, bệnh có khả năng phát triển nặng hơn.

Ngoài ra, lê là loại quả có tính hỗ trợ, nếu bạn không quan tâm sức khỏe, viêm họng vẫn có khả năng tái phát cao. Do đó, song song với việc điều trị, bệnh nhân nên duy trì lối sống lành mạnh cùng thực đơn khoa học.

Lê chứa một nguồn dinh dưỡng dồi dào, có khả năng hạn chế các triệu chứng của bệnh viêm họng. Khi bạn áp dụng mẹo tại nhà theo tần suất phù hợp, bệnh sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng. Nhưng cách chữa viêm họng bằng quả lê phát huy tác dụng dựa trên cơ địa từng người. Vì vậy, nếu đã áp dụng trong thời gian dài nhưng không khỏi, bạn cần tìm hiểu phương pháp phù hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
chua-viem-hong-bang-rau-diep-ca
Đồ ngọt có khả năng khiến hại khuẩn phát triển, bệnh khó khỏi hơn
lam-dung-thuoc-khang-sinh-trong-dieu-tri-ho-viem-hong-o-tre-nho
viem-amidan-o-tre