3 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà Không Dùng Thuốc Hiệu Quả
Chữa viêm da cơ địa bằng cách nào để giảm triệu chứng bệnh, ngừa tái phát là điều mà hầu hết người bệnh quan tâm. Bởi đến nay chưa có thuốc hay cách nào trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Hiểu được lo lắng của đông đảo người bệnh, Tapchidongy.org xin chỉ ra các biện pháp xử lý bệnh hiệu quả từ cổ truyền đến hiện đại. Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, mọi người có thể tham khảo áp dụng.

Chữa viêm da cơ địa khỏi hẳn được không? Những phương pháp nên dùng
Chữa dứt điểm viêm da cơ địa được không là băn khoăn của nhiều người khi mà bệnh này ngày càng trở nên phổ biến. Các nhà khoa học nghiên cứu và cho rằng bệnh này có tính tự miễn, dễ biểu hiện ra bên ngoài khi chịu tác động của yếu tố ngoại, nội sinh kết hợp.
Đến nay, mặc dù đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhưng giới y khoa vẫn chưa thực sự có được giải pháp đặc trị viêm da cơ địa khỏi hẳn. Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới việc có thể làm chỉ là giảm triệu chứng và mức độ ảnh hưởng của hiện tượng này.
Hiện ở nước ta, để chữa viêm da cơ địa có nhiều giải pháp để mọi người lựa chọn như chữa bệnh bằng thảo dược hay thuốc Tây, thuốc đông y. Trong đó, cách dùng nguyên liệu tự nhiên, trị bệnh tại nhà được cho là có tác dụng làm giảm các biểu hiện ở giai đoạn sớm.
Còn thuốc Tây và các kỹ thuật trị bệnh hiện đại thì đem lại công hiệu rõ rệt, nhanh chóng nhưng lại khó chặn nguy cơ bệnh quay trở lại. Ngoài ra, phương pháp mới hiện đại còn dễ gây những hệ quả xấu. Đặc biệt là khi người bệnh sử dụng lâu dài hoặc sai cách mà không biết.
Với thuốc đông y, cho tác dụng lâu dài hơn nhưng cần thời gian mới phát huy tác dụng. Bên cạnh đó hiệu quả cũng phụ thuộc vào cơ địa, mức độ tổn thương, khả năng hấp thu thuốc ở từng người.
Chữa bệnh viêm da cơ địa đơn giản tại nhà
Trị viêm da cơ địa tại nhà có rất nhiều mẹo hay, thậm chí không cần dùng thuốc. Dưới đây chính là những cách làm mà bạn nên áp dụng mỗi ngày để tình trạng bệnh tiến triển tốt.
Chườm đá để giảm cảm giác ngứa, ngừa viêm, sưng
Cách làm tại nhà này thường nên áp dụng khi bệnh đang phát triển ở giai đoạn cấp tính. Lúc này, người bệnh có cảm giác ngứa, kèm theo nóng rát và hiện tượng sưng đỏ khiến người bệnh rất muốn gãi. Vì vậy, vùng da viêm rất có khả năng bị xước, tổn thương.

Cách làm:
- Sử dụng nước Chlorhexidine, thuốc tím hoặc hồ nước để sát trùng da trước.
- Sau đó, bạn lấy một mảnh gạc nhỏ, thấm vào nước mát vô trùng rồi chườm vào chữa viêm da cơ địa.
- Thực hiện thao tác này trong khoảng 10 – 20 phút/lần x 3,4 lần mỗi ngày.
- Sau đó bạn thấm lại bằng khăn mềm quanh vùng da bệnh để hoàn thành công việc.
Cung cấp thực phẩm giàu vitamin
Bệnh viêm da cơ địa chịu tác động bởi cả các yếu tố ngoại và nội sinh. Cho nên bạn không chỉ cần cải thiện làn da từ bên ngoài mà còn cần hỗ trợ điều trị từ trong ra. Bằng việc bổ sung một số vitamin như sau, bạn có thể cải thiện bệnh lý này ngay tại nhà.
- Thực phẩm giàu Vitamin C như cà chua, quýt, lựu… Nhóm này cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời tăng sinh collagen, elastin. Sử dụng các loại quả này còn làm giảm sự hiện diện của các tế bào sắc tố melanin. Nhờ những công dụng đó, chúng hỗ trợ làn da tăng khả năng đề kháng, ngừa sẹo, giảm thương tổn.
- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin E như cá hồi, quả bơ, mật ong và các chế phẩm từ dầu oliu. Chúng có khả năng dưỡng ẩm và chống oxy hóa làn da. Vì vậy, nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp giảm khô da, sừng hóa và làm phục hồi vùng da viêm nhanh hơn.
- Thực phẩm chứa vitamin nhóm B: Gồm 8 loại từ B1 – B7 và B9, B12 giúp cải thiện tình trạng khô và bong da. Người bị viêm da cơ địa nên sử dụng các thực phẩm nhóm này như các loại nấm, hạt vừng, quả cà chua, bơ, đậu xanh…
Ngoài ra, để chữa viêm da cơ địa hiệu quả, bạn nên tránh dùng các thực phẩm như bia, rượu, trà đặc… làm ảnh hưởng xấu đến da. Không nên ăn thức ăn đóng hộp, các loại ướp nhiều gia vị, chiên bằng dầu cũ… vì chúng có thể kích thích các triệu chứng tiềm ẩn.
Dùng máy tạo độ ẩm chữa viêm da cơ địa
Các triệu chứng viêm da cơ địa thường bùng phát mạnh nhất khi độ ẩm trong không khí thấp. Trong khi đó, máy tạo độ ẩm lại làm hạn chế sự thoát hơi nước trên da. Vì vậy, vào mùa khô lạnh, bạn nên sử dụng một chiếc máy tạo độ ẩm để giảm khô ráp, nứt da.
Ngoài ra, bạn nên cho một chút tinh dầu tràm hoặc bạc hà vào trong máy. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái và ngừa bệnh viêm họng (gián tiếp gây viêm da cơ địa).
Uống nhiều nước để khắc phục triệu chứng
Hơn 70% nước trong cơ thể giúp cân bằng nồng độ điện giải và cho da luôn căng sáng. Tuy nhiên nếu không cung cấp đủ lượng nước tương ứng mỗi ngày thì da bạn sẽ dễ bị khô và ngứa, nứt.

Theo một số nghiên cứu, cung cấp đủ lượng nước tương ứng với trọng lượng cơ thể hàng ngày giúp da được bảo vệ khỏi các triệu chứng như viêm da cơ địa. Vì vậy, bạn đừng quên uống nước đúng cách mỗi giờ kể từ khi thức dậy đến khi ngủ.
Cách chữa viêm da cơ địa dân gian bằng tinh chất trà xanh
Có đến 6 loại catechin có tác dụng chống oxy hóa mạnh và polyphenol chống viêm, lá trà xanh rất tốt cho làn da, đặc biệt trong trường hợp cải thiện các tổn thương. Với những người bị viêm da cơ địa toàn thân hoặc nhiều vị trí như ngực, mông, cổ, lưng… nên tắm loại nước lá này.
Cách làm:
- Bạn lấy khoảng 1 – 2 nắm lá chè xanh hơi già, còn tươi, cho vào nước rửa sạch. Khi rửa lá chè bạn nên chà xát các lá vào nhau để loại bỏ các bụi bẩn bám chặt ở đó.
- Sau khi rửa xong, bạn cho lá chè vào ấm đun, thêm khoảng 2 lít nước lọc.
- Tiếp tục, bạn bắc ấm lên bếp, đun sôi nước lá chè trong khoảng 10 phút cho tinh chất tiết ra.
- Khi nước lá chè đã được, cần tắt bếp, rót nước vào bồn tắm, hòa cùng nước máy cho vừa ấm.
- Ngâm rửa cơ thể trong khoảng 15 phút với nước tắm lá chè. Bạn có thể dùng xác lá chè để chà nhẹ lên vùng da bệnh.
- Sau khi cảm thấy vết thương được làm sạch, đem lại cảm giác dễ chịu, bạn tráng lại cơ thể với nước ấm rồi lau người, mặc quần áo thoáng.
- Nếu bị ngứa, viêm ở mức vừa phải, bạn nên dùng cách này khoảng 3 – 4 lần/tuần.
Giảm triệu chứng viêm da cơ địa bằng lá trầu
Cũng chữa một lượng polyphenol lớn, lá trầu có tác dụng chống viêm tương tự như lá chè. Ngoài ra, lá trầu còn có các catalase và superoxide effutase giúp cơ thể sản sinh nhiều collagen. Nhờ đó làm cho các vết thương ở da nhanh lành hơn. Các tinh dầu eugenol giúp da viêm kháng khuẩn liên cầu, song cầu, tụ cầu… Với rất nhiều tinh chất tốt cho da viêm mà khoa học đã tìm ra, mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu ngày nay càng được nhiều người tin dùng.
Cách làm:
- Chọn hái một nắm lá trầu, ít bụi bẩn, sâu bám đem rửa sạch.
- Sau khi rửa và để ráo nước, bạn vò nát rồi cho vào nồi cùng 2 lít nước.
- Đun cho nước lá trầu sôi lên, tiếp tục nấu thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu và hòa thêm nước máy để tắm gội hoặc ngâm rửa, tùy vị trí viêm.
- Nên để nước lá trầu ngấm vào làn da trong khoảng 10 – 15 phút thì tình trạng viêm, ngứa sẽ giảm.
Chữa viêm da cơ địa bằng gel nha đam ngừa nhăn da
Ở giai đoạn mãn tính, viêm da cơ địa thường khiến da thâm sạm, dày lên. Không những thế, những biểu hiện ngứa, khô da vẫn tiếp diễn khiến bạn khó chịu. Trong khi đó, gel nha đam có chứa nhiều tinh chất dưỡng ẩm, giúp tế bào da phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, dân gian thường sử dụng gel này để làm giảm các cơn ngứa, viêm và bảo vệ da, ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn.
Cách làm:
- Bạn chọn 1 lá nha đam to vừa, căng mọng, đem rửa sạch.
- Sau đó thì tách bỏ phần vỏ và đầu cuối để lấy gel bên trong.
- Cắt thành miếng nhỏ hoặc dùng thìa cạo để lấy từng lớp gel đắp lên vết thương.
- Bạn để nguyên như vậy thì các dưỡng chất từ gel này sẽ thấm nhanh vào các lớp da, làm giảm triệu chứng viêm.
- Sau khoảng 15 phút thì có thể bỏ gel ra, rửa lại và lau khô vùng da bệnh và mặc đồ thoáng.
- Cách làm này rất đơn giản và bạn có thể tiến hành 3 lần/tuần.
Sử dụng mật ong nguyên chất chống viêm cho da bệnh
Bệnh viêm da cơ địa chữa như thế nào thì đúng? Có thể chỉ cần dùng mật ong cũng thoát khỏi những cảm giác khó chịu do tình trạng này gây nên. Bởi vì mật ong có các lợi khuẩn giúp da chống lại hại khuẩn, giảm viêm ngứa và thâm sạm. Hơn nữa, dược liệu tự nhiên này còn giúp da cải thiện độ pH, chống oxy hóa rất tốt. Nó thường được dùng phổ biến cho trường hợp viêm da cơ địa dị ứng.

Cách làm:
Mật ong tự nhiên, không cần qua sơ chế hay pha phức hợp nào nên bạn chỉ cần:
- Rửa sạch vùng da cần điều trị viêm nhiễm rồi lau khô.
- Lấy một lượng mật ong vừa đủ để thoa lên các vùng da bệnh, tùy vào diện tích lớn hay nhỏ mà cân đối.
- Sau khi thoa phủ kín mật ong lên vết thương da, bạn massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút.
- Khi cảm giác ngứa, căng da đã giảm thì bạn có thể rửa lại với nước ấm và lau sạch.
- Các cách làm cách chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng và thông thường tại nhà đều rất dễ thực hiện. Thế nhưng, vì có tính chọn lọc cơ địa và ít hiệu quả nhanh chóng nên không phải ai cũng sử dụng.
Chữa viêm da cơ địa theo các phương pháp Đông y
Một trong những lựa chọn khi mẹo chữa viêm da cơ địa theo dân gian không đem lại hiệu quả chính là thuốc Đông y. Người bệnh nên tham khảo một số cách chữa của thầy thuốc như sau:
1. Bài thuốc uống loại bỏ tác nhân gây viêm da cơ địa
Để loại bỏ các tác nhân gây viêm da cơ địa, người ta sử dụng các thuốc có tính năng giải độc, hỗ trợ chức năng gan. Dưới đây là công thức chữa bệnh chứa một số thuốc như vậy.
Thành phần:
Bạn kết hợp giữa bồ công anh với sài đất và một số vị thuốc như: Trôm lay, miên đường lan, kim ngân…
Cách sắc, sử dụng:
- Sau khi đã có đủ các vị như trên, bạn rửa sạch rồi cho thuốc vào ấm cùng 5 bát con nước.
- Đun các dược liệu ở lửa nhỏ cho nước cạn dần còn khoảng 3 bát thì tắt.
- Chắt phần nước ra, uống 1 bát con khi còn ấm, phần còn lại sử dụng trong ngày vào các bữa tiếp theo.
- Nên uống thuốc này đều đặn mỗi ngày thang trong khoảng 10 ngày đến 1 tháng, tùy tình trạng bệnh.
2. Bài thuốc uống chữa viêm da cơ địa tán độc bổ huyết
Đây là bài thuốc được dùng để loại bỏ độc tố, bồi bồi khí huyết từ đó khắc phục các triệu chứng viêm da cơ địa hiệu quả tận gốc, lâu dài.
Thành phần:
Bạn nên sử dụng rau má kết hợp với sài đất và các vị như trúc diệp, cỏ lan, ngân hoa… thêm liên kiều và đan sâm để sắc uống.
Cách sắc, sử dụng:
- Sau khi có đủ các dược liệu như trên, bạn đem rửa sạch rồi cho vào ấm cùng 5 bát con nước.
- Khi nước cạn dần còn khoảng bát thì bạn không đun nữa mà chắt 1 bát ra uống. 2 phần còn lại đun nóng để uống trong ngày những lần sau.
- Kiên trì đun uống ngày 1 thang trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng.

3. Bài thuốc sắc từ Đơn tướng quân và các thảo dược
Để tiến hành chữa viêm da cơ địa theo phương pháp này, bạn sử dụng:
Thành phần:
Đơn tướng quân cùng đẳng sâm, cỏ lan cùng với hoa kim ngân và cây sài đất, rau má. Mỗi loại thảo dược trên bạn chuẩn bị 12g đã phơi khô. Kết hợp với 10g đan sâm và các vị hoàng liên, toái cốt tử. Mỗi loại này bạn cần có 8g khô.
Cách sắc, sử dụng:
- Sau khi chuẩn bị đủ số lượng, đảm bảo các vị thuốc không bị hư hỏng, ẩm mốc, bạn đem rửa.
- Tiếp tục, cho số thuốc trên vào ấm, nấu với khoảng 5 bát con nước. Khi sắc bạn chú ý đun lửa thật nhỏ để nước cạn chậm và các tinh chất trong đó thôi ra nhiều nhất.
- Sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng, bạn kiểm tra, nếu nước cạn đi còn khoảng 3 bát con là thuốc đã được. Lúc này bạn tắt bếp rồi chắt ra 1 bát nước, uống ngay khi còn ấm để thuốc có tác dụng tốt. 2 bát con còn lại bạn cũng đun ấm lên rồi uống hết trong ngày.
Nên tiến hành cách sắc thuốc uống trị viêm da cơ địa theo Đông y này nhiều ngày. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà sử dụng trong thời gian dài hay ngắn. Tuy nhiên, thời gian trung bình để điều trị bệnh về da bằng thuốc này là vào khoảng 10 ngày đến 1 tháng.
4. Thuốc chữa viêm da cơ địa theo Đông y – bài Tiêu phong tán
Bài thuốc Tiêu phong tán này, được nhiều người tin tưởng, đánh giá cao trong điều trị viêm da cơ địa.
Thành phần:
Sinh địa, hoa kim ngân, cây diếp dại, sài đất, mao truật và và cây khúc khắc. Mỗi vị thuốc này bạn cần chuẩn bị khoảng 12g. Ngoài ra, bạn còn kết hợp với đương quy, bạch tô, khổ sâm, mỗi loại dùng 10g. Sử dụng thạch cao, á thực, tri mẫu, phòng phong, mỗi vị này bạn cần lấy đủ 8g. Cuối cùng là trôm lay 4g và thuyền thoái 6g.
Cách sắc, sử dụng:
- Sau khi có đủ các vị trên, bạn kiểm tra kỹ liều lượng, chất thuốc rồi đem rửa sạch.
- Cho thuốc vào ấm đun nước rồi thêm 2 lít nước vào và đun nhỏ lửa cho tinh chất của các dược liệu thôi ra.
- Sắc đến khi nước cạn còn khoảng 600ml thì bạn thôi đun, chắt lấy 1 bát uống nóng sau ăn 30 phút. 2 bát còn lại bạn cũng đun nóng và uống nốt trong những lần còn lại trong ngày.
- Để đạt hiệu quả chữa viêm da cơ địa thật tốt, bạn nên dùng theo tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên, mức trung bình để sử dụng bài thuốc này thường từ 10 ngày đến 1 tháng.
Các thuốc uống chữa viêm da cơ địa theo Đông y được cho là có tính hiệu quả cao hơn so với mẹo dân gian vì nó đã được kiểm chứng kết quả. Tuy nhiên, so với thuốc Tây thì nó không thể giảm triệu chứng nhanh như vậy.
Thuốc chữa viêm da cơ địa Đông Tây y kết hợp – Viêm da cơ địa Quân dân 102
Bài thuốc Viêm da cơ địa Quân dân 102 có tác dụng vào sâu bên trong cơ thể, giúp điều trị bệnh từ tận gốc và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thành phần
Bài thuốc sử dụng rất nhiều loại thảo dược quý, có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên như: Bồ công anh, ké đầu ngựa, sài đất, kim ngân, đơn đỏ, trúc diệp, sinh địa, khổ sâm, hoàng cầm, hạ khô thảo, hoàng cầm, tang bạch bì, hoàng liên, hoàng bá, hoàng kỳ, nhân sâm, phòng phong, thương nhĩ tử (ké đầu ngựa), hoàng liên ô rô,….
Công dụng
Tùy vào mỗi đối tượng, tình trạng bệnh cũng như cơ địa mà bác sĩ sẽ điều chỉnh, gia giảm các loại thuốc sao cho phù hợp nhất. Thông thường, quá trình điều trị được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chủ yếu giúp thanh lọc cơ thể, độc tố được đào thải ra bên ngoài, các triệu chứng thuyên giảm, cải thiện.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này chủ yếu tập trung vào tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi chức năng gan, thận. Qua đó, ngăn bệnh tái phát.
Trong quá trình điều trị, nếu xảy ra tình trạng cấp tính hoặc để đẩy nhanh quá trình chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể kết hợp các kỹ thuật y học hiện đại như siêu âm, xét nghiệm, soi da, chiếu đèn hồng ngoại,… Sự kết hợp giữa Đông và Tây y trong điều trị bệnh viêm da cơ địa giúp tiết kiệm thời gian điều trị mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Người bệnh nên kết hợp lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học để bệnh có thể nhanh chóng cải thiện. Bệnh nhân nên kiên trì liệu trình của bác sĩ để đạt hiệu quả toàn diện, tối đa.
Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc tân dược
Cách điều trị viêm da cơ địa bằng tân dược đang ngày càng được sử dụng phổ biến do tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, nhiều người cũng có tâm lý e ngại khi mà đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ. Mặc dù vậy, do tác dụng nhanh chóng nên nhiều người vẫn được khuyên và thử dùng những sản phẩm sau:

1. Medrol đặc trị
Medrol là thuốc giúp cải thiện các dấu hiệu sưng, viêm và ngăn ngừa hiện tượng kích ứng da. Đồng thời uống thuốc này còn giúp tuyến thượng thận hoạt động tốt hơn.
Tuy nhiên, thuốc này được chỉ định cho một số trường hợp nhất định với liều lượng riêng biệt. Những người bị huyết áp cao hoặc có bệnh truyền nhiễm, động kinh, yếu gan, thận, huyết áp không nên sử dụng chung thuốc điều trị với dược phẩm này.
2. Metasone trị viêm da cơ địa
Nếu bạn thắc mắc viêm da cơ địa làm sao hết thì nên tìm hiểu thuốc Metasone. Thuốc này chiết xuất từ Betamethasone giúp loại bỏ hại khuẩn, virus…
Tuy nhiên, nó có thể gây ức chế hoạt động miễn dịch của cơ bắp. Khi dùng lâu ngày có khả năng nổi mề đay. Đối với phụ nữ thì thuốc này dễ gây rối loạn kinh nguyệt.
3. Thuốc Korcin trị viêm
Có cách cách trị dứt điểm viêm da cơ địa nào không? Dòng thuốc đặc trị viêm lở loét Korcin được cho là có công dụng hữu hiệu. Tuy nhiên, thuốc này cũng không được chứng minh là có thể làm bạn thoát khỏi bệnh này mãi mãi.
Thành phần:
- Korcin chứa các Chloramphenicol ức chế protein của các vi trùng nhạy cảm. Nó đồng thời ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
- Các Dexamethasone có tác dụng chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng tốt nhất. Nó thường cho hiệu quả chống viêm và ức chế miễn dịch ngay tại vị trí bôi thuốc.
Tuy nhiên thuốc này không được dùng với các vùng da nhiễm trùng nguyên phát hoặc người dị ứng với các thành phần bên trong.
Để Korcin cho hiệu quả tốt nhất, bạn nên bôi từng lớp dày. Nên cẩn trọng khi sử dụng cho vùng da quanh mắt. Hạn chế dùng Korcin cho mẹ bầu hoặc bỉm sữa, trẻ sơ sinh.
4. Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc kháng khuẩn, dịu da
Thuốc này thường được dùng trong giai đoạn cấp tính và bán cấp với mục đích bảo vệ làn da. Khi sử dụng thuốc, người bệnh không chỉ cảm thấy làn da dịu hơn, bớt khô, bong vảy mà còn thấy da phục hồi nhanh hơn. Bởi vì nó vừa cung cấp độ ẩm cho da, vừa sát khuẩn, khử trùng, làm giảm các tổn thương. Một số thuốc trong nhóm này là:
- Kẽm oxide 10%: Đây là thuốc bôi có liều dùng phổ biến là 2 – 3 lần/ngày. Nhưng sản phẩm không dùng cho vùng da bị nhiễm khuẩn đã lở loét. Những người mẫn cảm với pyrazol cũng không nên sử dụng. Trước khi bôi bạn bắt buộc phải khử trùng trên da bằng các dung dịch sát khuẩn để ngừa bội nhiễm.
- Hồ nước Tetraped và Brocq: Đây là thuốc bôi có dạng dung dịch có khả năng làm giảm xung huyết. Nhờ khả năng kháng viêm và làm khô dịch tiết tốt nên nó thích hợp dùng để chữa viêm da cơ địa giai đoạn cấp tính. Để dùng thuốc này, bạn vệ sinh vô trùng da trước rồi bôi 2 lần/ngày.
- Chữa viêm da cơ địa bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ: Nhóm thuốc bôi này gồm Hexamidine và Chlorhexidine, dùng tốt nhất khi mụn nước vỡ, chảy dịch. Bởi vì nó có khả năng làm giảm viêm nhiễm do khuẩn tấn công.

5. Các thuốc bôi ngoài da chứa corticoid trị viêm da cơ địa
Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến nhất nhưng lại dễ gây tác dụng phụ hàng đầu. Đây là loại hoạt động tương tự như cortisone mà tuyến thượng thận sản sinh. Nhờ đó nó giúp da ít bị viêm, dị ứng…
Tùy vào mức độ nhiễm bệnh mà bạn được chỉ định sử dụng thuốc có tác dụng yếu, vừa, mạnh, hay vô cùng mạnh. Bởi vì thuốc này có tính rủi ro cao nên các bác sĩ thường cân nhắc rất kỹ giữa bệnh tình và cấp độ thuốc.
Cũng do đó, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua về dùng mà không kiểm tra. Việc lạm dụng Corticoid có thể khiến lông mọc rậm, mạch máu rạn, nổi mụn, thậm chí nhiễm trùng.
6. Thuốc chữa bạt sừng chứa axit salicylic
Sản phẩm này được dùng cho người viêm da cơ địa mãn tính. Đây là dẫn xuất của beta hydroxy axit, tan trong dầu, giúp da sạch hơn. Bởi vì nó khử trùng và loại bỏ tế bào chết trên bề mặt.
Người ta thường kết hợp thuốc này với nhóm chứa corticoid để tăng hiệu quả trị liệu. Tuy nhiên nhóm này không nên sử dụng khi bạn đã bị bội nhiễm hoặc chảy máu xung quanh miệng.
7. Thuốc kháng sinh bôi ngoài
Đây là nhóm thuốc chứa hoạt chất Fusidic acid dùng để bôi tại chỗ. Khi kết hợp với thuốc chứa corticoid, nó có tác dụng chống viêm, giảm tổn thương, sưng ngứa hiệu quả hơn.
Kháng sinh bôi ngoài còn được kết hợp với các thuốc kháng sinh đường uống để trị tận cùng các ký sinh trùng gây viêm nhiễm.
8. Thuốc ức chế miễn dịch chữa viêm da cơ địa
Đó là các Tacrolimus, còn dùng khi chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng. Hoạt chất này làm da chống viêm hiệu quả như thuốc chứa corticoid nhưng lại không làm da bị mỏng, teo, hoặc giãn mạch dưới da…
Tuy nhiên, nó lại làm da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Một số nghiên cứu còn nhận định nếu dùng sản phẩm này lâu ngày sẽ có khả năng hình thành u ác trên da, hoặc bị nhiễm trùng.
Các thuốc tân dược đường bôi hay uống điều trị viêm da cơ địa thường đem lại hiệu quả cao khi bạn sử dụng đúng cách mà bác sĩ chỉ dẫn. Tuy nhiên, cần thận trọng nếu dùng với liều lượng lớn, dài ngày hoặc đối tượng nhạy cảm. Bởi vì khả năng có tác dụng phụ của từng loại đều dễ xảy ra.
Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa
Chữa viêm da cơ địa tại nhà hay ở cơ sở y tế, dùng thảo dược hay thuốc bào chế đều có tác dụng. Tuy nhiên, để cách điều trị viêm da cơ địa phát huy công hiệu tốt nhất, bạn nên:
- Tham khám tình trạng bệnh trước khi áp dụng bất cứ phương thuốc nào. Khi lựa chọn cách chữa, hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn về cách làm, công dụng.
- Khi điều trị cần kiên trì, áp dụng đúng liệu trình, đảm bảo không làm da bị tổn thương nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến các vùng da lân cận.
- Nên tập luyện thể dục kết hợp với bảo vệ làn da trong quá trình sinh hoạt để tăng sức đề kháng và ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Chữa viêm da cơ địa không quá khó nếu chỉ điều trị triệu chứng. Thế nhưng để trị bệnh dứt điểm thì lại chưa có thuốc đặc hiệu. Vì vậy, khi đã mắc phải căn bệnh này, người bệnh không nên chủ quan. Cần kiêng khem và phòng bệnh ngay cả khi không còn triệu chứng.
Video liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!