Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chữa viêm amidan bằng lá cây là phương pháp dân gian được lưu truyền và áp dụng phổ biến cho các chứng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Các phương pháp này đều dễ thực hiện tại nhà với nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm và không gây tác dụng phụ khi dùng. Dưới đây là tổng hợp 7 bài thuốc chữa mẹo tại nhà khá hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

Tổng hợp 7 mẹo chữa viêm amidan bằng lá cây phổ biến

Viêm amidan là một bệnh lý đường hô hấp, gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau. Người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng này diễn tiến sang dạng mãn tính khó điều trị và nguy hiểm hơn.

Tùy theo từng mức độ bệnh mà có những phương pháp chữa trị phù hợp. Với một số chứng bệnh nhẹ, mới khởi phát, chữa viêm amidan bằng lá cây là một biện pháp được khuyến khích sử dụng. Các bài thuốc này đa số đều là mẹo dân gian được truyền miệng, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh. 

Dưới đây là 7 mẹo điều trị bằng lá cây phổ biến, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng cho tình trạng bệnh của mình.

Mẹo dân gian chữa viêm amidan bằng lá cây từ xương sông

Lá xương sông (còn gọi là hoạt lộc thảo) là vị thuốc có tính ấm, mùi hăng, vị cay đắng, được dùng phổ biến trong chế biến món ăn hàng ngày. Trong Đông y, lá xương sông được dùng với tác dụng khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu thũng, tiêu đàm, hỗ trợ tiêu hóa. 

Chữa viêm amidan bằng lá cây với lá xương sông
Chữa viêm amidan bằng lá cây với lá xương sông

Phần lá cây thường được sử dụng trong các bài thuốc với các cách kết hợp cụ thể như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị khoảng 10 lá xương sông với 30ml giấm. Rửa sạch lá xương sông, thể ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 phút để sạch hoàn toàn bụi bẩn. Để ráo nước, ngâm lá xương sông vào giấm ăn (vò nát trước khi ngâm). Ngậm trong cổ họng từ 2-3 lần/ngày để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2: Sử dụng hỗn hợp lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ mỗi loại 10g. Tất cả các nguyên liệu này đem rửa sạch, thái nhỏ hoặc giã nát. Chưng cách thủy cùng đường phèn vừa đủ trong 15-20 phút. Ngậm hỗn hợp trong cổ họng để cải thiện tình trạng sưng đau hầu họng do viêm amidan

Chữa viêm amidan bằng lá trầu không

Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, được sử dụng chủ yếu với tác dụng tán hàn, hành khí, trừ đàm, chống ngứa,….Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong lá trầu không chứa một lượng lớn các tinh dầu với các hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên. 

Cách chữa viêm amidan bằng lá cây với các mẹo kết hợp từ lá trầu không được áp dụng hiệu quả. Có một vài cách người bệnh có thể tham khảo như:

  • Lá trầu không – gừng: Chuẩn bị lá trầu không (10 lá) và gừng tươi (5 lát nhỏ). Giã nát nguyên liệu, trộn hỗn hợp với nhau, thêm nước sôi, ngâm khoảng 15-20 phút rồi chắt lấy nước cốt, lọc bỏ bã. Dùng sau ăn khoảng 30 phút và dùng liên tục nhiều ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị
  • Lá trầu không – hành tăm: Chuẩn bị 10 lá trầu không và 4 củ hành tăm. Tương tự như cách làm với bài thuốc với gừng, giã nát các nguyên liệu, trộn lẫn với nhau. Ngâm với nước sôi trong vòng 15-20 phút, chắt lấy nước, bỏ bã để uống hàng ngày. Bài thuốc này thường áp dụng cho các tình trạng viêm amidan hốc mủ
  • Lá trầu không – mật ong: Người bệnh chuẩn bị khoảng 5 lá trầu không và một lượng mật ong phù hợp (khoảng 3-4 thìa cà phê). Xay nhuyễn lá trầu không, chắt lấy nước, bỏ bã. Hòa tan mật ong với lượng nước cốt thu được, uống hàng ngày

Lưu ý: Không áp dụng mẹo điều trị có thành phần mật ong với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, tránh ngộ độc.

Chữa viêm amidan bằng lá cây bạc hà

Lá bạc hà là một trong những cây thuốc mang tính kháng sinh từ tự nhiên, chuyên trị các bệnh đường hô hấp. Trong đông y, bạc hà là thảo dược có vị cay, tính ấm, quy vào Phế, Can, tác dụng chủ yếu là tuyên tán phong nhiệt, hóa đờm, hạ khí, khai khiếu, dưỡng huyết.

Các y gia thời xưa thường sử dụng bạc hà làm thành phần của các bài thuốc trị chứng nhũ nga (viêm amidan). Để trị viêm amidan triệt để nhất, bài thuốc thường kết hợp thêm nhiều vị thuốc có tính tương tự với bạc hà. Chẳng hạn như liên kiều, kha tử, xích thược, quất hồng bì… Đồng thời bổ sung thêm nhiều vị thuốc bổ huyết, dưỡng can thận để tăng cường sức đề kháng như tang diệp, tang ký sinh, hạnh nhân, hoàng cầm, bạch truật…

Cách chữa viêm amidan tại nhà bằng lá húng chanh

Cách chữa viêm amidan bằng lá cây tại nhà với húng chanh cũng thường được áp dụng, hiệu quả và đảm bảo an toàn. Theo các đánh giá tác dụng dược lý trong y học hiện đại, lá húng chanh chứa lượng hợp chất phenolic (carvacrol; eugenol; chavicol;…). 

Bài thuốc điều trị amidan với lá cây húng chanh
Bài thuốc điều trị amidan với lá cây húng chanh

Các hợp chất này có tác dụng kháng viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Không những thế, mùi hương dễ chịu của lá húng chanh sẽ giúp người bệnh an thần, thư giãn và dễ ngủ hơn. Một số mẹo chữa thường dùng như:

  • Cách 1: Chuẩn bị lá húng chanh tươi (20g); đường phèn (20g). Rửa sạch lá húng chanh, giã nát và trộn với đường phèn (đập dập). Thêm nước sôi (khoảng 10ml), chắt lấy phần nước, bỏ bã để uống. Dùng nhiều lần trong ngày và kiên trì trong nhiều ngày để tối đa hiệu quả điều trị. 
  • Cách 2: Rửa sạch lá húng chanh, để ráo nước. Thêm một lượng muối hạt vừa đủ, vò nát với lá húng chanh. Nhai từ từ và ngậm chất tiết trong cổ họng, nuốt xuống cổ họng. Nên áp dụng khoảng 3 lần/ngày và duy trì nhiều ngày (tối thiểu 5 ngày)
  • Cách 3: Chuẩn bị bài thuốc gồm lá húng chanh (15g); bạc hà (5g); tía tô (8g); gừng tươi (3 lát) và một lượng nước vừa đủ. Sắc thuốc đến khi còn ½ lượng nước, uống hàng ngày và duy trì một thời gian cho hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc chữa viêm amidan từ cây lược vàng

Theo các đánh giá tác dụng dược lý hiện đại, trong cây lược vàng có chứa thành phần steroid và phytosterol – thành phần rất tốt trong việc điều trị viêm nhiễm, kháng khuẩn. 

Ngoài ra, cây lược vàng cũng có tác dụng an thần, giảm đau tương đối tốt, giúp người bệnh ngủ tốt và không bị ảnh hưởng bởi viêm amidan. Bài thuốc chữa viêm amidan bằng lá cây lược vàng dùng như sau:

  • Mẹo nhai lá lược vàng: Rửa sạch lá lược vàng, để ráo và nhai trực tiếp trong miệng. Khi nhai, nên nhai từ từ, nuốt chậm để hoạt chất xuống dần cổ họng. Lưu ý, bỏ phần bã sau khi nhai và kiên trì thực hiện hàng ngày, nên dùng sau bữa ăn (3 lần/ngày)
  • Kết hợp lá lược vàng và muối hạt: Lấy khoảng 20g lá lược vàng với 1 nắm muối hạt (rửa sạch lá và để ráo nước trước đó). Gói muối hạt vào lá lược vàng, nhai và nuốt xuống từ từ. Nhai mỗi ngày từ 2-3 lần để tình trạng bệnh thuyên giảm hoàn toàn. 

Mẹo chữa viêm amidan bằng rau diếp cá

Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có vị chua, tính mát, mùi tanh sử dụng với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đào thải các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Cách chữa viêm amidan bằng lá cây sử dụng các mẹo kết hợp từ rau diếp cá được dùng phổ biến và tương đối hiệu quả. 

Rau diếp cá - mẹo điều trị hiệu quả cho các bệnh lý đường hô hấp
Rau diếp cá – mẹo điều trị hiệu quả cho các bệnh lý đường hô hấp
  • Rau diếp cá – cam thảo đất: Chuẩn bị bài thuốc gồm 20g lá diếp cá và 20g cam thảo đất. Rửa sạch nguyên liệu, thêm vào nồi với khoảng 1 lít nước. Đun cô cạn đến khoảng ⅓ lượng nước thì có thể tắt bếp. Chắt lấy nước uống trong một lần mỗi ngày, lưu ý tuyệt đối không uống nhiều hơn 1 lần/ngày (có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe)
  • Rau diếp cá – muối: Rửa sạch một nắm rau diếp cá, để ráo nước. Thêm vào vài hạt muối, một ít nước, giã nát hỗn hợp. Chắt lấy phần nước, bỏ bã, dùng khoảng 2 lần/ngày
  • Rau diếp cá – mật ong: Chuẩn bị bài thuốc gồm rau diếp cá và mật ong (lượng sử dụng tự điều chỉnh phù hợp với 1 lần uống). Giã nát phần lá diếp cá, chắt lấy nước cốt và pha thêm lượng mật ong phù hợp, khuấy đều và dùng trong ngày. 

Cách chữa viêm amidan bằng lá bàng

Theo nghiên cứu Đông y, thành phần lá bàng có chứa nhiều hoạt chất (flavonoid; Phytosterol;…) rất tốt cho các bệnh lý ở đường hô hấp (trong đó có viêm amidan). Do đó, sử dụng phương pháp chữa viêm amidan bằng lá cây bàng được áp dụng tương đối hiệu quả. Trong đó, có 2 cách được áp dụng phổ biến nhất:

  • Súc miệng bằng nước lá bàng: Rửa sạch lá bàng (khoảng 5-7 lá), có thể đun lên khoảng 5-10 phút để tiệt khuẩn hoàn toàn (nếu áp dụng với trẻ nhỏ). Sử dụng máy xay nhuyễn lượng lá trên với một ít muối hạt, 250ml nước. Sau khi xay, lọc bỏ phần bã, giữ lại nước cốt và súc miệng hàng ngày
  • Uống nước lá bàng trị viêm amidan: Rửa sạch lá bàng, để ráo nước. Thêm 1 nắm muối hạt cùng lượng lá bàng vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn hoàn toàn. Lọc bỏ phần bã, dùng phần nước uống hàng ngày. Nên uống sau bữa ăn khoảng 2 tiếng, áp dụng phương pháp này 1-2 lần mỗi ngày

Mẹo điều trị với lá hẹ cải thiện viêm amidan hiệu quả

Trong Đông y, lá hẹ là vị thuốc có vị cay, tính ấm ôn, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các chứng cảm mạo, cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng,…Theo đánh giá về tác dụng dược lý hiện đại, thành phần lá hẹ gồm nhiều hoạt chất kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh tương đối hiệu quả

Chữa viêm amidan bằng lá cây - bài thuốc với lá hẹ
Chữa viêm amidan bằng lá cây – bài thuốc với lá hẹ

Người bệnh có thể thực hiện mẹo điều trị tại nhà này như sau:

  • Bài thuốc từ lá hẹ – mật ong: Chuẩn bị lá hẹ tươi (100g); gừng tươi (2-3 lát) và khoảng 100ml mật ong. Thêm tất cả các nguyên liệu trên vào bát với lượng nước phù hợp, chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Chắt lấy nước, bỏ bã và sử dụng 3 lần/ngày
  • Bài thuốc từ lá hẹ – đường phèn: Chuẩn bị lá hẹ tươi và một lượng đường phèn thích hợp. Rửa sạch lá hẹ, thái nhỏ, cho vào bát cùng lượng đường phèn trên. Hấp cách thủy trong khoảng 15-20 phút, sử dụng khi hỗn hợp nguội. Nên ăn cả nước lẫn cái để hiệu quả điều trị được tối đa, dùng liên tục tối thiểu 5 ngày và dùng 2-3 lần/ngày

Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian bằng lá cây chữa viêm amidan tại nhà

Áp dụng các cách chữa viêm amidan bằng lá cây tại nhà cũng cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Chỉ nên coi các mẹo dân gian này như phương pháp hỗ trợ, không nên lạm dụng nếu các biểu hiện viêm amidan diễn tiến nghiêm trọng và sang dạng mãn tính
  • Có thể kết hợp đồng thời với các phương pháp điều trị chính nhưng phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước đó
  • Chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả với các chứng viêm amidan mới khởi phát, triệu chứng còn nhẹ
  • Kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhóm thực phẩm cần thiết (đặc biệt là rau củ quả, hoa quả tươi,….)
  • Hạn chế sử dụng những món ăn chế biến sẵn, nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm lạnh,…
Lưu ý trong quá trình điều trị bằng mẹo dân gian để đảm bảo an toàn và hiệu quả 
Lưu ý trong quá trình điều trị bằng mẹo dân gian để đảm bảo an toàn và hiệu quả
  • Hạn chế dùng rượu bia, hút thuốc là trong thời gian điều trị viêm amidan
  • Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể. Có thể uống dưới nhiều dạng, nước khoáng, nước ép rau củ quả khác nhau
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý giúp hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn, bệnh nhanh chóng dứt điểm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và tập trung điều trị, hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc quá sức trong thời gian này. 
  • Đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị tránh bệnh diễn tiến nghiêm trọng, để lại biến chứng

LƯU Ý: Người bệnh KHÔNG áp dụng các mẹo dân gian trong trường hợp viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần, viêm amidan nặng, quá phát. Nếu người bệnh chỉ sử dụng các mẹo này để chữa viêm amidan nặng, hàm lượng dược chất không đủ có thể dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc gây biến chứng nguy hiểm.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan