Mang thai là một hành trình dài và đôi khi người mẹ phải gặp rất nhiều khó khăn. Một trong số đó là tình trạng chửa ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung không chỉ gây ra nhiều nguy hại cho thai nhi mà sức khỏe của người mẹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chửa ngoài tử cung là gì?

Thông thường, khi trứng chín sẽ được buồng trứng giải phóng và đi đến vòi trứng (ống dẫn trứng). Tại đây trứng sẽ gặp tinh trùng và được thụ tinh, nếu không được thụ tinh thì phụ nữ sẽ bước vào chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Sau khi thụ tinh, phôi hình thành và di chuyển đến tử cung, chui vào lớp nội mạc tử cung và làm tổ. Phôi sẽ phát triển trong lòng tử cung cho đến khi em bé được ra đời.

Tuy nhiên, nếu trứng được thụ tinh nhưng làm tổ và phát triển bên ngoài buồng tử cung thì chính là hiện tượng có thai ngoài tử cung (Grossesse Extra Uterine – GEU). Vị trí thường gặp nhất của chửa ngoài tử cung chính là vòi trứng, ngoài ra còn một số vị trí khác như cổ tử cung, buồng trứng hay ổ bụng,…

Vị trí thường gặp nhất của chửa ngoài tử cung chính là vòi trứng
Vị trí thường gặp nhất của chửa ngoài tử cung chính là vòi trứng

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng rất nguy hiểm vì lúc này túi thai không được buồng tử cung bảo vệ, dễ bị vỡ và chảy máu vào ổ bụng. Tình trạng này gây ra rất nhiều nguy hiểm đối với cả bà bầu và thai nhi nên cần đặc biệt lưu ý.

Nguyên nhân gây có chửa ngoài tử cung

Theo các chuyên gia, có nhiều trường hợp phụ nữ bị thai ngoài tử cung không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng. Song theo thống kê thì tình trạng này đều có liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Ống dẫn trứng bị viêm và có sẹo do mẹ bầu từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng tại đây.
  • Nội tiết tố có sự thay đổi, hoạt động bất thường.
  • Cơ quan sinh dục dị dạng.
  • Một số trường hợp gặp tình trạng này do di truyền.
  • Phụ nữ đang mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dạng của ống dẫn trứng hoặc các cơ quan sinh sản khác.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung.

  • Người lớn tuổi: Độ tuổi được khuyến khích mang bầu là trước 35 tuổi, nếu phụ nữ quá tuổi này thì rất dễ bị thai ngoài tử cung.
  • Tiền sử mắc bệnh: Phụ nữ từng có thai ngoài tử cung trước đó thì 10% có nguy cơ gặp lại tình trạng này.
  • Nhiễm trùng: Phụ nữ bị viêm nhiễm ống dẫn trứng, viêm cổ tử cung, buồng trứng, viêm vùng chậu hoặc viêm vòi trứng cũng có tác động lớn đến GEU.
  • Mắc bệnh lây qua đường tình dục: Một số bệnh có ảnh hưởng gồm: Bệnh lậu, bệnh chlamydia,…
  • Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung.
  • Bất thường ở ống dẫn trứng: Những bất thường do bẩm sinh hoặc phẫu thuật cũng gây ra tình trạng này.
  • Từng phẫu thuật vùng chậu: Việc mổ lấy thai hay cắt bỏ u xơ cũng khiến chị em có bầu ngoài tử cung.
  • Dùng thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai: Việc dùng biện pháp tránh thai bằng thuốc, dụng cụ cũng có thể gia tăng nguy cơ bị GEU.
  • Thắt ống dẫn trứng: Đây là kỹ thuật giúp phụ nữ tránh thai ngoài ý muốn. Nhưng điều này cũng sẽ khiến tỷ lệ thai ngoài tử cung nếu chị em sau này muốn mang thai trở lại.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai ngoài tử cung
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai ngoài tử cung

Cần lưu ý rằng có nhiều chị em bị chửa ngoài tử cung mà không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào kể trên. Vậy nên các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên đi khám ngay khi nhận ra những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Nhận biết có thai ngoài tử cung như thế nào?

Thông thường, ở tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ là những triệu chứng có chửa ngoài tử cung ở phụ nữ đã rõ ràng. Tuy nhiên, tùy mức độ mà dấu hiệu sẽ không giống nhau, cụ thể như sau:

Triệu chứng thai bên ngoài tử cung chưa vỡ

Sau 5 – 10 ngày khi quan hệ tình dục quá trình thụ thai sẽ diễn ra, thai sẽ di chuyển và làm tổ trong tử cung. Nếu phụ nữ trễ kinh, que thử thai 2 vạch nhưng siêu âm không thấy túi thai ở buồng tử cung thì có thể đang gặp hiện tượng chửa ngoài tử cung. Các triệu chứng lúc này dễ nhận biết bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo: Thai phụ bị ra máu, một số sẽ nhầm lẫn đây là máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng chảy máu âm đạo có đặc điểm khác như: Kéo dài liên tục trong nhiều ngày, chảy máu từng ít, máu không đông, màu đỏ thẫm. 
  • Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà thai phụ gặp phải. Chị em sẽ đau bụng ngay khi bắt đầu có thai và cơn đau dữ dội, kéo dài kèm táo bón. Một số sẽ chỉ đau bụng một bên và cơn đau kéo dài nhiều ngày không dứt. Phụ nữ nên đi khám ngay nếu đau bụng kèm chảy máu âm đạo.
  • Nồng độ HCG tăng giảm bất thường: Nồng độ HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai, có nghĩa là thai càng lớn thì HCG trong máu càng cao. Nhưng ở phụ nữ chửa ngoài tử cung, nồng độ HCG sẽ tăng chậm hoặc không tăng hoặc tăng giảm bất thường. Do vậy nếu phụ nữ nghi ngờ có thai nhưng khi thử bằng que chỉ có 1 vạch thì cũng nên lưu ý và đi khám tại cơ sở y tế uy tín.
Chị em sẽ đau bụng ngay khi bắt đầu có thai và cơn đau dữ dội, kéo dài
Chị em sẽ đau bụng ngay khi bắt đầu có thai và cơn đau dữ dội, kéo dài

Triệu chứng mang bầu ngoài tử cung bị vỡ

Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, phụ nữ sẽ gặp phải những triệu chứng kể trên cùng với những triệu chứng khác như sau:

  • Toát mồ hôi hột.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Mặt tái.
  • Chân tay bủn rủn.
  • Huyết áp thấp.
  • Mạch nhanh.
  • Kiệt sức, ngất xỉu.

Nhiều thai phụ có ngoài ngoài tử cung nhưng không hề biết và đến khi túi thai vỡ mới đưa đi cấp cứu. Vậy nên ngay từ khi có dấu hiệu mang thai phụ nữ cần đi khám để bác sĩ xác định, kiểm tra vị trí làm tổ của túi thai.

Triệu chứng thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang

Thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang là biến chứng rất nguy hiểm. Vòi trứng lúc này bị rạn nứt và bọc thai bị sảy, gây xuất huyết. Lượng máu này có thể đọng lại ở một nơi nào đó trong hố chậu và lâu ngày tạo thành 1 khối là huyết tụ thành nang.

Thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang là biến chứng rất nguy hiểm.
Thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang là biến chứng rất nguy hiểm.
  • Khối này có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tính mạng của phụ nữ. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng này bạn có thể tham khảo là:
  • Chu kỳ kinh nguyệt trễ, rong kinh nhưng lượng máu không nhiều.
  • Chảy máu âm đạo màu nâu sẫm, đen kéo dài.
  • Đau vùng hạ vị, đau bụng dưới.
  • Da xanh xao, hơi vàng.
  • Mệt mỏi, sụt cân đột ngột mà không rõ nguyên do.
  • Kết quả siêu âm không thấy thai trong tử cung và thấy khối huyết tụ bên ngoài.

Biến chứng nguy hiểm của mang bầu ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung sẽ không thể phát triển bình thường vì không có không gian cũng như không nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể gây vỡ vòi trứng, đe dọa tính mạng của người mẹ.

  • Vỡ vòi trứng, chảy máu: Phôi thai phát triển nhưng kích thước vòi trứng có hạn nên không đủ chỗ trống để bao bọc bào thai. Phôi thai lớn dần, vòi trứng phồng lên sẽ gây gây vỡ và máu chảy vào ổ bụng. Tình trạng này đe dọa tính mạng của sản phụ do mất máu quá nhiều và cần phẫu thuật ngay lập tức.
  • Thai tự ngừng phát triển: Phôi thai không được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ tự ngừng phát triển. Điều này tuy không nguy hiểm như vỡ vòi trứng nhưng sản phụ cũng cần đặc biệt lưu ý để có hướng xử lý phù hợp.
  • Sảy khối thai qua vòi trứng vào ổ bụng: Thai làm tổ ở vòi trứng – đây không phải là vị trí cho chúng nên dễ bị bong và gây sảy khối thai kèm chảy máu. Nếu chảy máu nhẹ thì khối thai sẽ tự tiêu, nhưng nếu chảy máu nhiều thì có thể gây ứ đọng máu trong ổ bụng và tạo thành các khối tự máu, đe dọa tính mạng người mẹ.

Chẩn đoán tình trạng mang bầu ngoài tử cung

Để chẩn đoán sớm nhất và chính xác nhất tình trạng này, trước hết thai phụ cần nắm vững những thông tin cơ bản về sinh sản và sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó đến những cơ sở y tế sớm để được bác sĩ làm các xét nghiệm siêu âm và tiến hành những thủ thuật cần thiết.

Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung thì bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định vị trí của thai nhi
Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung thì bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định vị trí của thai nhi

Một số kỹ thuật được dùng để chẩn đoán tình trạng chửa ngoài tử cung gồm có:

  • Thử thai: Bác sĩ yêu cầu thai phụ xét nghiệm để kiểm tra nồng độ HCG trong cơ thể. Qua đó có thể khẳng định được thai phụ có mang thai hay không. Xét nghiệm này chỉ khẳng định là phụ nữ có mang thai hay không chứ không chẩn đoán được có thai ngoài tử cung hay không.
  • Siêu âm: Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung thì bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định vị trí của thai nhi. Kết quả siêu âm cho biết trong buồng tử cung có túi thai hay không hoặc sẽ thấy được hình ảnh túi thai nằm ở ống dẫn trứng. Ngoài ra, siêu âm cũng giúp đánh giá tình trạng chảy máu trong trường hợp thai bị vỡ.
  • Nội soi ổ bụng: Nội soi ổ bụng giúp chẩn đoán thai nằm ngoài tử cung nhanh chóng và rất chính xác. Nếu xảy ra tình trạng này, soi ổ bụng sẽ phát hiện một bên ống dẫn trứng căng phồng, tím đen, đây chính là khối thai ngoài tử cung.
  • Các xét nghiệm máu khác: Bên cạnh xét nghiệm giúp kiểm tra nồng độ HCG, thai phụ có thể được yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc nhóm máu để phòng ngừa trường hợp thiếu máu và cần truyền máu.

Các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung phổ biến hiện nay

Thai ngoài tử cung không thể phát triển, không thể sinh ra thì cần được loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai phụ, kích thước thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

Dùng thuốc điều trị

Thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, kích thước nhỏ và chưa bị vỡ thì có thể dùng thuốc để chữa trị. Thuốc được dùng phổ biến nhất lúc này là Methotrexate.

Tác dụng

  • Ngăn sự phân chia và phát triển của tế bào.
  • Khối thai tự tiêu biến sau khoảng từ 4 – 6 tuần.

Chỉ định Methotrexate đơn liều

  • Huyết động học ổn định, không choáng.
  • Nồng độ HCG < = 5000 mIU/ml.
  • Qua siêu âm không thấy phôi thai, tim thai trong khối thai.
  • Kích thước thai < 3 – 4 cm.
Thuốc được dùng phổ biến nhất để chữa thai ngoài tử cung là Methotrexate
Thuốc được dùng phổ biến nhất để chữa thai ngoài tử cung là Methotrexate

Chỉ định Methotrexate đa liều

  • Huyết động học ổn định.
  • Nồng độ HCG > 5.000 mIU/ml và < = 10.000 mIU/ml.
  • Qua siêu âm thấy kích thước thai < 5 cm.
  • Thai ngoài tử cung đoạn kẽ có kích thước < 3cm.

Chống chỉ định

  • Huyết động học không ổn định, mạch nhanh, da xanh, vã mồ hôi, nôn ói, Hb hoặc Hct giảm.
  • Có dấu hiệu vỡ thai: Đau bụng nhiều lần, siêu âm thấy lượng dịch > 300ml, có dịch ổ bụng.
  • Đang cho con bú.
  • Dị ứng thuốc.
  • Có bệnh như suy thận, viêm loét dạ dày, suy giảm miễn dịch.
  • Sản phụ và người nhà không chấp nhận điều trị nội khoa.

Xét nghiệm trước khi điều trị

  • Huyết đồ, Rh, nhóm máu.
  • Đường huyết, chức năng của thận và gan.
  • Đông máu toàn bộ.
  • Điện tâm đồ.

Theo dõi trong khi điều trị

  • Ngày 2 – 3 sau khi tiêm thuốc bệnh nhân thấy bụng đau hơn do sự căng giãn của vòi trứng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau.
  • Nếu đau tăng nhiều thì cần khám lâm sàng và làm siêu âm để đánh giá chính xác.
  • Nồng độ HCG tăng 4 lần so với ngày đầu và đây là hiện tượng thường gặp.
  • Cần can thiệp ngoại khoa ngay khi sản phụ đau nhiều, huyết động học không ổn định, khối thai to ra, có nhiều dịch trong ổ bụng.

Tác dụng phụ

  • Mệt mỏi.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Chán nản.
  • Rụng tóc.
  • Tiêu chảy.
  • Suy tụy.
  • Suy gan, suy thận.

Mổ nội soi

Mổ nội soi thai ngoài tử cung nếu thai phụ bị chửa thai ngoài tử cung chưa vỡ hoặc đã vỡ với lượng máu trong ổ bụng không quá nhiều.

Phẫu thuật khi thai ngoài tử cung đã vỡ
Phẫu thuật khi thai ngoài tử cung đã vỡ

Chỉ định

  • Bệnh nhân thai ngoài tử cung có huyết động học ổn định.
  • Nghi ngờ có thai ngoài tử cung, không mắc bệnh nền.

Chống chỉ định

  • Thai ngoài tử cung vỡ và gây trụy mạch.
  • Không phù hợp với trường hợp huyết tụ thành nang thai, thai đã có tim.

Cách thực hiện

Gồm phẫu thuật mở thông vòi trứng và cắt bỏ vòi trứng. Trong đó phẫu thuật mở thông vòi trứng thì khối thai ngoài tử cung sẽ được loại bỏ, vòi dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Còn cắt bỏ vòi trứng thì cả thai cùng vòi trứng đều được loại bỏ. Cụ thể quy trình như sau:

Sản phụ được khám toàn thân và khám chuyên khoa để đánh giá, bác sĩ sẽ tư vấn một số vấn đề xung quanh việc mổ nội soi.

  • Ký cam kết phẫu thuật sau đó tiến hành thụt tháo, vệ sinh bụng và âm hộ.
  • Gây mê sản phụ.
  • Bơm CO2.
  • Chọc Trocar.
  • Hút hết máu, rửa ổ bụng, đánh giá ổ bụng và tiểu khung.
  • Tùy vào tổn thương mà cắt vòi tử cung.
  • Rửa ổ bụng và kiểm tra.
  • Bảo tồn vòi tử cung.
  • Mở vòi tử cung.
  • Lấy thai ra và kết thúc quy trình mổ.

Kỹ thuật này khá khó nên đòi hỏi tay bác sĩ thực hiện có tay nghề và chuyên môn cao.

Phẫu thuật mở bụng

Nếu thai ngoài tử cung lớn và bị vỡ gây xuất huyết thì cần phẫu thuật mở bụng để điều trị. Phương pháp này sẽ loại bỏ ống dẫn trứng vì đa số nó đã bị hư hại và không còn chức năng nào quan trọng nữa.

Kỹ thuật này được áp dụng khi 2 biện pháp trên không mang lại hiệu quả. Nó có thể để lại sẹo và chảy máu sau mổ nên sản phụ cần lưu ý chăm sóc vết mổ đúng cách.

Chăm sóc sau điều trị

Với bệnh nhân sau khi phẫu thuật, việc chăm sóc là rất cần thiết và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục. Bệnh nhân nên giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo và kiểm tra vết mổ thường xuyên để chắc chắn chúng không nhiễm trùng. Những dấu hiệu cho biết vết mổ nhiễm trùng gồm:

  • Đỏ, sưng.
  • Chảy máu nhiều.
  • Chảy dịch có mùi hôi.
  • Cảm giác nóng ấm khi chạm vào.

Một số lưu ý trong khi chăm sóc sau phẫu thuật người nhà và bệnh nhân cần lưu ý gồm:

Phụ nữ nên uống nhiều nước sau khi điều trị
Phụ nữ nên uống nhiều nước sau khi điều trị
  • Uống nhiều nước.
  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, đặc biệt là 1 tuần sau phẫu thuật.
  • Không mang vác nặng.
  • Không quan hệ tình dục và dùng tampon cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Thông báo đến bác sĩ những dấu hiệu bất thường xung quanh vết mổ.

Giải đáp một số câu hỏi xung quanh việc mang thai ngoài tử cung

Bị mang thai ngoài tử cung khiến nhiều chị em lo lắng. Để giúp sản phụ hiểu rõ hơn về tình trạng này, sau đây sẽ là những giải đáp xung quanh vấn đề chửa ngoài tử cung.

  • Thai ngoài tử cung tự tiêu không?

Khi phát hiện bệnh, thai phụ có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối thai, ngăn khối thai phát triển và khiến nó tự biến mất. Trong một số trường hợp chửa ngoài tử cung có thể tự tiêu mà không cần can thiệp bất kỳ phương pháp điều trị nào. Đặc biệt là những trường hợp thai nhỏ dưới 3cm, hormone thai kỳ thấp, không đủ để nuôi thai. Điều này khiến thai không thể phát triển và tự tiêu đi.

  • Lớp niêm mạc tử cung có dày lên khi chửa ngoài tử cung không?

Niêm mạc tử cung hay nội mạc tử cung là lớp lót toàn bộ bề mặt trong tử cung. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và mang thai ở nữ giới. Niêm mạc dày lên là sự chuẩn bị cần thiết để trứng thụ tinh và làm tổ. Vậy nên niêm mạc vẫn sẽ dày lên ngay cả khi mang thai ngoài tử cung.

Niêm mạc dày lên là sự chuẩn bị cần thiết để trứng thụ tinh và làm tổ
Niêm mạc dày lên là sự chuẩn bị cần thiết để trứng thụ tinh và làm tổ

Đối với tình trạng chửa ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh không về làm tổ bên trong tử cung mà sẽ ở vị trí khác. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến sự gia tăng hormone sinh dục, niêm mạc vẫn dày và thay đổi cấu trúc để nhau thai và phôi thai được phát triển.

  • Tuần thứ mấy là phát hiện được chửa ngoài tử cung?

Từ tuần thứ 5 – 8 của thai kỳ là có thể phát hiện được tình trạng này. Vậy nên nếu phụ nữ có những dấu hiệu như trễ kinh, tăng thân nhiệt, que thử thai 2 vạch thì nên đi khám ngay để xác định tình trạng thai.

  • Mang thai bên ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vị trí thai cũng như sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. 

Thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến mẹ bầu mất máu, cơ quan sinh sản bị tổn thương và ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Vậy nên khi được chẩn đoán mắc bệnh thì mẹ bầu cần tuân theo những hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

  • Có cần mổ khi bị thai ngoài tử cung không?

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến dùng để loại bỏ thai ngoài tử cung, đặc biệt là khi thai lớn hoặc bị vỡ, gây xuất huyết trong ổ bụng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở bụng để xử lý tình trạng này.

  • Bao lâu phụ nữ có thể mang thai lại?

Sau khi kết thúc điều trị, khoảng 3 – 4 tháng sau phụ nữ có thể mang thai lại. Nếu phẫu thuật thì khoảng 6 tháng là bắt đầu mang thai được kể từ khi lành vết mổ. 

Tuy nhiên cơ địa mỗi người khác nhau, cần đảm bảo cơ thể thực sự hồi phục khỏe mạnh thì bạn hãy mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về quyết định mang thai và làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi mang bầu.

Biện pháp phòng ngừa chửa ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chị em phụ nữ có lối sống khoa học, duy trì sức khỏe sinh sản tốt.

Phụ nữ nên hạn chế số lượng bạn tình để tránh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Phụ nữ nên hạn chế số lượng bạn tình để tránh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Quan hệ tình dục an toàn: Phụ nữ nên hạn chế số lượng bạn tình để tránh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm phần phụ và gây mang thai ngoài tử cung.
  • Không hút thuốc: Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ gặp tình trạng này khá cao. Vậy nên chị em cần loại bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc để đảm bảo sức khỏe cũng như việc mang thai thuận lợi hơn.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai: Phụ nữ dùng quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không tốt cho sức khỏe và gây thai ngoài tử cung.
  • Giữ vệ sinh vùng kín: Chị em nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày sạch sẽ, đặc biệt là trong ngày đèn đỏ và sau khi quan hệ. Chú ý không thụt rửa âm đạo quá mạnh và không mặc đồ lót ẩm ướt, bó sát.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và hạn chế dùng chất kích thích như cà phê, bia, rượu, đồ cay nóng,…
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc phát hiện và xử lý sớm các vấn đề bất thường hay các bệnh phụ khoa sẽ giúp chị em giảm nguy cơ mắc bệnh và phòng tránh được bệnh.

Chửa ngoài tử cung là tình trạng sức khỏe khá nghiêm trọng mà không ai mong muốn xảy ra. Phụ nữ hãy giữ cho mình lối sống khoa học để phòng tránh bệnh và nên đi khám ngay khi có dấu hiệu mang thai để được bác sĩ đánh giá chính xác nhất tình trạng thai nhi.

Câu hỏi thường gặp
Liệu trình nám tàn nhang Vương Phi là giải pháp được nghiên cứu và bào chế bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện). Vương Phi nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội giúp loại bỏ nám da tàn nhang toàn diện. Đặc biệt,...
Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì có điều trị được mụn bọc không? Chữa bao lâu thì khỏi là những vấn đề được khách hàng đặc biệt quan tâm khi tìm hiểu về bài thuốc. Đây là liệu trình xử lý mụn đang được áp dụng độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam và thu về được...

Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.

Da khô nên ưu tiên tẩy tế bào chết hóa học vì sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng và không hề gây khô da sau khi sử dụng. Hơn nữa, tẩy da chết hóa học còn hỗ trợ giữ ẩm cho da khô, làm se khít lỗ chân lông và làn da được săn chắc, mịn màng.

Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố.... Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường. Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố da, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn cụ thể như: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, bổ sung đủ nước cho cơ thể,...

Dưới đây là những bí quyết giúp cải thiện da khô hiệu quả:

  • Dưỡng ẩm sau khi tắm rửa để khóa ẩm và làm mềm da.
  • Thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô, chứa các thành phần dưỡng ẩm.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng mịn.
  • Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
  • Sử dụng xịt khoáng để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
  • Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ.
  • Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên từ các nguyên liệu như dầu dừa, mật ong, sữa chua, hoặc yến mạch.
  • Uống sữa tươi hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.

Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao, đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt mà còn gây ngứa da dữ dội. Tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.

Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp như: Chườm lạnh cho da, dùng dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, dùng thuốc Tây y,...

Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều bệnh viện, phòng khám, spa thăm khám và điều trị da nhiễm corticoid. Vậy nên điều trị da nhiễm corticoid ở đâu? Người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị như Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam,...

Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè - thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh. Do đó, để bảo vệ làn da, bạn cần thực hiện một số biện pháp như thoa kem chống nắng, che chắn da khi ra đường, bổ sung dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong và trang bị các kiến thức sơ cứu da khi bị bỏng nắng.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT