Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chữa mề đay bằng lá trầu là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng không chỉ bởi nguồn gốc tự nhiên, dễ kiếm mà còn cực kỳ hiệu quả, an toàn và quan trọng hơn cả là rất tiết kiệm. Cách trị mề đay bằng lá trầu áp dụng sao cho đúng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết nhất cho độc giả, đừng bỏ qua.

Công dụng của lá trầu trị mề đay

Cây trầu không vốn chẳng còn xa lạ đối với bất cứ người dân Việt Nam nào. Loại lá này thường được các bà, các cụ dùng để ăn, nhai, đó là truyền thống lâu đời, nét đẹp văn hóa của người Việt ta.

Trầu không còn có tên gọi khác là trầy cây, trầu lương hay thổ lâu đằng. Tên khoa học, tên tiếng anh là piper betle. Đây là loại dây leo rất dễ trồng, lá hình tim tròn, thường mọc so le, lá nhẵn, màu xanh đậm rất bóng.

Lá trầu có tác dụng trị mề đay hiệu quả không ngờ
Lá trầu có tác dụng trị mề đay hiệu quả không ngờ

Sử dụng lá trầu không chữa mề đay tại nhà là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân áp dụng. Lá trầu không sở hữu nhiều công dụng hữu hiệu bao gồm:

  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn, chống viêm hiệu quả.
  • Trong lá trầu không còn chứa các thành phần hoạt chất như betel – phenol, chavicol, eugenol và các hợp chất phenolic khác giúp ức chế một số chủng vi khuẩn, nấm, đồng thời hạn chế tình trạng nổi mề đay. 
  • Hàm lượng tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng làm mát da, giảm sưng tấy và giúp da mau lành.

Lá trầu không có vô vàn tác dụng vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ nguyên liệu rẻ tiền, phổ biến này. Tuy nhiên với những người bị nổi mề đay lâu năm nên tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín, áp dụng phác đồ điều trị từ chuyên gia.

Chữa mề đay bằng lá trầu

Nổi mề đay với dấu hiệu càng gãi càng ngứa, tình trạng ngứa ngáy có thể phân biệt thành từng vùng hoặc đôi khi ngứa khắp cơ thể. Việc điều trị không đúng cách hoặc chủ quan không xử lý sớm, bệnh nổi mề đay sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây sốc phản vệ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý bệnh nhân.

Một vài cách chữa mề đay bằng lá trầu không sau đây, hãy tham khảo và áp dụng khi bị bệnh để giảm thiểu triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả mà lại an toàn.

Cách 1: Bài thuốc đắp từ lá trầu

Bài thuốc đắp từ lá trầu không rất đơn giản, dễ làm, độ an toàn cao vì vậy được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Áp dụng cách này mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa, sưng tấy ngoài da. Đồng thời mẹo dân gian này còn giúp kháng viêm, sát khuẩn rất tốt từ đó đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Chữa mề đay bằng lá trầu và muối trắng, kiên trì để thấy hiệu quả
Chữa mề đay bằng lá trầu và muối trắng, kiên trì để thấy hiệu quả

Chuẩn bị

  • Lá trầu không: lượng vừa đủ so với kích thước vùng da bị nổi mề đay
  • Muối hạt thô: lượng vừa đủ

Cách làm

Bước 1: Lựa chọn lá trầu không tươi, không bị sâu, úa, không có lá vàng, không bị dập sau đó đem rửa thật sạch

Bước 2: Ngâm lá trầu không với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để đảm bảo vệ sinh.

Bước 3: Lá trâu không rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào cối hoặc máy xay sinh tố xay nát cùng với chút muối hạt.

Bước 4: Làm sạch vùng da bị mề đay, dùng hỗn hợp chúng ta vừa thu được ở trên xoa lên da, đắp như vậy khoảng 20-30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm

Người bệnh nên kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 1-2 lần, liên tục trong khoảng 3-5 ngày để thấy hiệu quả. Trong trường hợp 3-5 ngày không thấy tình trạng bệnh cải thiện, dấu hiệu dị ứng nổi mề đay vẫn tăng nặng thì người bệnh nên ngừng áp dụng cách này và tìm đến bác sĩ để được tư vấn về cách chữa trị dứt điểm bằng thuốc.

Cách 2: Bài thuốc tắm trị mề đay bằng lá trầu không

Cách này tương tự như cách 1 chúng ta vừa giới tìm hiểu ở trên. Với trường hợp người bệnh bị nổi mề đay khắp người hoặc mảng mề đay to xuất hiện nhiều vị trí như lưng, cổ, tay, chân…thì bạn nên áp dụng.

Cách làm:

Bước 1: Cho nguyên liệu là lá trầu không đã được rửa sạch và muối trắng vào nồi nước, đổ 2-3 lít nước sạch

Bước 2: Đun nguyên liệu trên lửa lớn, đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ để khoảng 5 phút. Sau 5 phút bạn tắt bếp và ngâm thêm 15 phút

Bước 3: Đổ nước tắm đã chuẩn bị vào chậu, pha thêm nước sao cho hỗn hợp thu được có nhiệt độ ấm

Bước 4: Dùng nước này để tắm, bã lá trầu sẽ chà xát nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa

Cách 3: Bài thuốc xông từ lá trầu trị mề đay

Giống cách 2, nồi nước lá trầu không chúng ta đun sôi 5 phút sau đó đem vào phòng tắm kín gió. Bạn cởi bỏ toàn bộ quần áo, dùng chiếc chăn to trùm kín người cùng với nồi nước xông. Chú ý nhiệt độ tránh trình trạng bị bỏng bởi hơi nước quá nóng.

Xông trong khoảng 5-10 phút hoặc đến khi nào hơi nước tinh dầu từ lá trầu bay hơi hết thì bạn lấy nước này để tắm. Áp dụng cách này tuần 2-3 lần sẽ thấy công hiệu.

Chữa mề đay bằng lá trầu sẽ mang lại hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ
Chữa mề đay bằng lá trầu sẽ mang lại hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ

Cách 4: Chữa mề đay bằng lá trầu không và gừng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả. Gừng cũng chứa các hoạt chất như: gingerol, cineol, có khả năng ức chế dị ứng, giảm các triệu chứng mề đay. Việc kết hợp giữa gừng và lá trầu không sẽ giúp  tăng thêm công dụng điều trị bệnh. 

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá trầu không
  • Một ít muối
  • 1 củ gừng nhỏ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không và gừng, ngâm lá với nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Sau đó giã nát. 
  • Bước 2: Cho hỗn hợp vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 5 phút
  • Bước 3: Để nguội hỗn hợp rồi sử dụng để pha nước tắm

Cách 5: Lá trầu không và trà xanh

Trà xanh có vị chát nhẹ, tính hàn, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm. Bên cạnh đó, lá  trà xanh cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm sản xuất histamin, ngăn ngừa các nốt mẩn đỏ do bệnh nổi mề đay gây ra. Khi kết hợp thêm với lá trầu không sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. 

Lá trầu và trà xanh
Lá trầu và trà xanh

Nguyên liệu

  • Lá trầu không
  • Lá trà xanh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không và lá trà xanh, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút
  • Bước 2: Cho lá trầu không và lá trà xanh vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi.
  • Bước 3: Để nguội, lọc lấy nước để tắm hoặc đắp lên vùng da bị mề đay

Mẹo dân gian chữa mề đay bằng lá trầu rất nổi tiếng bởi tác dụng mang lại. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp người bệnh giai đoạn cấp tính giảm nhẹ các triệu chứng. Còn với tình trạng mề đay mãn tính, mẹo dân gian nếu trên không mang lại tác dụng trị dứt điểm bệnh, vì vậy người bệnh cần xác định giai đoạn tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp.

Lưu ý khi chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không

  • Rửa sạch lá trầu không: Trước khi sử dụng, bạn nên rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng và để ráo hoàn toàn.
  • Kiểm tra dị ứng: Bôi một ít nước lá trầu không lên da tay trước khi sử dụng để kiểm tra dị ứng. Nếu không có phản ứng gì, bạn có thể sử dụng cho vùng da bị mề đay.
  • Không sử dụng cho một số đối tượng: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá trầu không cho trẻ em, phụ nữ mang thai. Những người đang có vết thương hở, lở loét cũng không nên áp dụng phương pháp này. 
  • Hiệu quả: Tùy từng cơ địa mà hiệu quả điều trị mề đay bằng lá trầu không cũng sẽ khác nhau. Sau một thời gian, nếu mề đay sưng tấy, ngứa ngáy dữ dội hoặc có các triệu chứng như sốt, khó thở, cần đi khám bác sĩ để được điều trị.
  • Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B. Đồng thời mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh giã, chà xát vào vùng da bị mề đay để hạn chế làm bệnh thêm nặng. 

Trên đây là cách chữa mề đay bằng lá trầu không cũng như những lời khuyên, lưu ý từ bác sĩ chuyên khoa da liễu mọi người cần tham khảo và nắm rõ. Các phương pháp dân gian rất lành tính nhưng để trị khỏi bệnh 100% thì không do đó Tapchidongy.org khuyên mọi người bệnh nên chủ động khám sớm, chữa sớm để ngăn ngừa biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra.

BÀI NÊN ĐỌC:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan