Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh gout hiện nay có rất nhiều cách chữa khác nhau, từ Đông y, Tây y cho tới các mẹo dân gian. Trong đó, các mẹo chữa tại nhà hiện được rất nhiều người lựa chọn sử dụng vì dễ thực hiện, an toàn và có hiệu quả khá tốt. Một trong số các mẹo chữa phổ biến nhất cho bệnh nhân chính là chữa gout bằng lá tía tô. 

Lợi ích của lá tía tô là gì?

Lá tía tô là loại rau thơm quen thuộc với mọi người, lá tía tô cũng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong cả Đông y và dân gian. Theo đó, tía tô mang đến vô số các lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng. Cụ thể là:

Ngoài công dụng sử dụng để chế biến các món ăn trong bữa cơm gia đình, tía tô còn được tận dụng như một loại dược liệu tại gia giá rẻ. Có vô số bệnh lý được cải thiện, chữa trị bằng nguồn lá tía tô. Cụ thể, tía tô còn được sử dụng để cải thiện rất nhiều triệu chứng gây ra bởi bệnh gout trong các mẹo chữa của dân gian. Tía tô hiện nay ngày càng được sử dụng phổ biến và được ghi nhận hiệu quả cao.

Các tài liệu nghiên cứu của y học cổ truyền đã ghi nhận tía tô thuộc nhóm dược liệu có tính ấm. khi được bổ sung vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng vào kinh tỳ, phế và tâm. Người dùng đạt được hiệu quả chữa trị cảm mạo, nhiễm lạnh và giải độc cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, tía tô còn có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Vì vậy, với những bệnh nhân bị gout, lá tía tô rất thích hợp để sử dụng.

Những công dụng tuyệt vời của lá tía tô
Những công dụng tuyệt vời của lá tía tô

Y học hiện đại cũng đã có rất nhiều nghiên cứu và ghi nhận công dụng điều trị bệnh gout. Lá tía tô được các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng có rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: Dihydrocumin, tinh dầu limonene, perilla-andehit,… Những hoạt chất này đều đem đến khả năng ức chế các hoạt động của enzyme xanthine oxidase tác động tới quá trình hình thành các axit uric. Nhờ vậy, người bệnh có thể duy trì tốt nồng độ aixt uric ở trong máu với nồng độ thấp nhất. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến theo hướng tiêu cực.

Tại Nhật Bản đã có một nghiên cứu về công dụng của lá tía tô. Qua đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hoạt chất Luteolin có công dụng rất tốt trong quá trình đẩy lùi các triệu chứng sưng tấy và đau nhức ở người bệnh. Thông qua đó quá trình điều trị gout nhanh chóng đạt được kết quả hơn. Bên cạnh đó, các hoạt chất của lá tía tô còn có công dụng trong việc kích thích sự hoạt động của tuyến mồ hôi, tăng cường lợi tiểu. Nhờ vậy người bệnh có thể dễ dàng đào thải lượng axit uric ra khỏi cơ thể.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, lá tía tô mang đến rất nhiều lợi ích cho người bị bệnh gout. Chữa bệnh gút bằng lá tía tô chính là giải pháp tuyệt vời để bệnh nhân nhanh bình phục, làm giảm các cơn đau và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng các mẹo chữa bằng lá tía tô, người bệnh cần chú ý kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt kết quả tốt.

Các cách chữa gout bằng lá tía tô hiệu quả nhất

Khi người bệnh bị gout ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng, chúng ta có thể mua lá tía tô và hỗ trợ điều trị ngay tại nhà. Dưới đây là những cách thức sử dụng lá tía tô phổ biến nhất cho bệnh nhân bị gout hiện nay.

Uống nước lá tía tô

Lá tía tô khi đem sắc nước có hiệu quả làm giảm các cơn đau do gout gây ra rất tốt cho người sử dụng. Nguồn dược liệu này có có khả năng làm lợi tiểu, kích thích cơ thể đào thải hiệu quả lượng axit uric dư thừa bên trong màu thông qua đường tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình sắc nước uống, người bệnh không sắc nước trong thời gian quá lâu để tránh làm mất hết các hoạt chất quý có trong lá tía tô.

Chữa gout bằng lá tía tô tại nhà
Chữa gout bằng lá tía tô tại nhà

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 15g lá tía tô tươi, loại bỏ hoàn toàn các lá bị sâu bệnh lá hỏng. Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng thời gian 15 – 20 phút.
  • Sau khi ngâm xong, bạn vớt lá tía tô ra và rửa lại lá thêm một lần nữa. Người bệnh dùng dao thái nhỏ lá và cho vào ấm hoặc nồi sắc với lượng nước phù hợp.
  • Phần nước lá tía tô người bệnh đun sôi trong khoảng 10 phút và tắt bếp. Nước lá tía tô chắt ra và bệnh nhân uống hết ngay trong ngày.
  • Người bệnh uống nước sắc lá tía tô ít nhất 14 ngày để có thể thấy rõ sự thay đổi của các triệu chứng bệnh gout.

Công thức ngâm chân

Lá tía tô ngoài việc uống và đắp cũng có thể sử dụng bằng cách nấu nước ngâm chân. Bệnh nhân gout ngâm nước lá tía tô vào các buổi tối trước lúc đi ngủ sẽ đạt được nhiều hiệu quả điều trị bệnh rất bất ngờ. Các thành phần hoạt chất của lá tía tô khi hòa tan vào nước sẽ thẩm thấu vào da rất dễ dàng. Bệnh nhân có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm và tình trạng co cứng khớp. Bên cạnh đó, công thức ngâm chân còn là phương pháp kích thích hệ tuần hoàn máu tốt, giúp cho người bệnh ngủ ngon hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Người bệnh có thể sử dụng cách ngâm chân hàng ngày
Người bệnh có thể sử dụng cách ngâm chân hàng ngày

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 100g lá tía tô tươi, lá mang đi rửa sạch và nấu sôi cùng với khoảng 2 lít nước.
  • Khi nước lá tía tô sôi, bạn hạ nhỏ mức lửa và tiếp tục đun sôi trong vòng 15 – 20 phút và tắt bếp.
  • Phần nước thu được chúng ta đổ ra chậu để giảm độ nóng, sau đó ngâm chân với nước tía tô cho tới khi nước đã nguội hoàn toàn.
  • Bài thuốc nên được áp dụng mỗi tuần 2 tới 3 lần vào buổi tối trước lúc người bệnh đi ngủ để giảm cơn đau và có giấc ngủ ngon hơn.

Chữa gout bằng lá tía tô – Đắp lá

Khi bị mắc bệnh gout cấp tính, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng công thức đắp lá trực tiếp bên ngoài vùng khớp bị tổn thương. Ngoài việc sử dụng riêng phần lá tía tô, chúng ta có khá nhiều công thức kết hợp lá tía tô với một số dược liệu khác để tăng cường hiệu quả cho những bài thuốc này. Vì vậy, cùng với những công thức chữa bệnh gout bằng lá tía tô khác, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng bài thuốc đắp để đẩy nhanh hiệu quả cho quá trình chữa trị gout.

Cách chữa gout bằng lá tía tô với bài thuốc đắp như sau:

Cách 1:

  • Người bệnh chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, đem nhặt sạch và rửa lá tía tô nhiều lần với nước sạch, ngâm nước muối trong vòng 20 phút.
  • Tiếp theo, bạn giã nát hoặc xay nhuyễn lá tía tô để lấy phần hỗn hợp.
  • Lá tía tô sau khi đã giã nhuyễn sẽ sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng khớp đang bị tổn thương. Người bệnh sử dụng bông gạc y tế để băng cố định phần lá tía tô, tránh làm lá bị rớt xuống.
  • Người bệnh đắp lá khoảng 15 phút và tháo băng gạc ra để vệ sinh lại vùng da với nước.
  • Bài thuốc này cần duy trì thường xuyên, đều đặn để có thể phát huy công dụng tốt nhất, giúp các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm rõ rệt.
Sử dụng lá tía tô đắp lên khớp bị tổn thương
Sử dụng lá tía tô đắp lên khớp bị tổn thương

Cách 2:

  • Công thức kết hợp lá tía tô với một ít lá lốt, muối hạt
  • Phần lá tía tô và lá lốt cần được rửa sạch trước khi cho vào cối để giã nát cùng với muối hạt.
  • Sau khi thu được hỗn hợp đã giã nhuyễn, người bệnh đắp trực tiếp phần lá lên trên vùng khớp bị đau và cố định lại bằng gạc y tế.
  • Bài thuốc đắp này cũng giữ trong vòng 15 phút và vệ sinh sạch vùng da với nước. Người bệnh có thể duy trì công thức đắp thuốc này đều đặn hàng ngày cho tới khi thấy các biểu hiện của bệnh thuyên giảm

Cách chữa gút bằng lá tía tô theo dạng bột

Bên cạnh các cách sử dụng lá tía tô theo đường uống, ngâm chân hay đắp, bệnh nhân gout có thể sử dụng tía tô với dạng bột. Cách chữa gout bằng lá tía tô này tương đối đơn giản, dễ dàng thực hiện với tất cả mọi người. Người bệnh chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ bột lá tía tô pha với chút nước ấm để uống thay cho nước lọc. Bột tía tô có thể tự làm hoặc người bệnh tìm mua tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.

Bột lá tía tô giúp người bệnh làm giảm các cơn đau
Bột lá tía tô giúp người bệnh làm giảm các cơn đau

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị lượng lớn lá tía tô. Nhặt sạch lá, loại bỏ các lá hỏng, lá sâu bệnh héo úa. Người bệnh đem lá tía tô rửa sạch nhiều lần và phơi khô lá dưới trời nắng to.
  • Lá tía tô sau khi phơi khô đem tán thành dạng bột mịn và bảo quản bằng hũ thủy tinh để dùng dần.
  • Hàng ngày, người bệnh lấy 1 thìa cà phê bột lá tía tô pha với nước nóng để uống thay thế cho nước lọc.
  • Cách làm này cần duy trì thực hiện đều đặn hàng ngày để có thể thấy rõ sự thuyên giảm các triệu chứng đau nhức ở vùng khớp bị gout.

Chế biến lá tía tô thành các món ăn

Trong số các cách chữa gout bằng lá tía tô, chúng ta không thể bỏ qua những công thức chế biến món ăn với loại dược liệu này. Tía tô vốn rất quen thuộc với chúng ta qua các món ăn hấp dẫn. Lá tía tô có thể sử dụng để ăn như một loại rau sống, nêm nếm trong các món nấu nước để tăng thêm hương vị và giúp cho vị giác ngon miệng hơn. Để phát huy tốt trong việc điều trị bệnh gout, người bệnh nên ăn sống lá tía tô hoặc ăn kèm với một số món ăn trong bữa cơm hàng ngày. Nếu không quen ăn lá tía tô sống, người bệnh có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như sau:

Canh tía tô nấu rau dền:

  • Chuẩn bị 100g lá tía tô, 100g rau dền cùng 8g hạt cây củ cải và các gia vị khác.
  • Lá tía tô và rau dền bạn nhặt sạch, rửa nhiều lần với nước để loại bỏ các bụi bẩn. Nguyên liệu để cho ráo nước và thái thành các khúc ngắn vừa ăn.
  • Tiếp theo, bạn cho nước và hạt cây củ cải vào nồi nấu. Đun sôi trên bếp và tiếp tục cho phần tía tô, rau dền vào để nấu cùng.
  • Khi nước canh đã sôi trở lại, bạn vặn nhỏ lửa và nấu cho tới khi rau chín mềm, thêm một chút gia vị và bắt ra để sử dụng.

Cháo lá tía tô:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 100g gạo tẻ và một nắm lá tía tô tươi, 1 quả trứng gà, hành tím, gừng, hành lá và một số gia vị.
  • Phần gừng tươi người bệnh đem cạo sạch phần vỏ, rửa với nước và thái thành các sợi nhỏ. Hành tím lột bỏ vỏ và băm nhuyễn, hành lá cắt bỏ gốc, rửa sạch và thái thành các khúc nhỏ.
  • Lá tía tô bạn loại bỏ lá hỏng, rửa sạch lá và thái tía tô thành các sợi nhỏ.
  • Gạo tẻ vo sạch và cho vào nồi nấu cùng với một vài lát gừng. Ninh cháo trên bếp nhỏ lửa, khi gạo sôi bắt đầu vặn nhỏ lửa và ninh cho cháo chín nhừ.
  • Khi cháo đã chín, người bệnh đập thêm trứng và khuấy đều, thêm các gia vị để món cháo vừa ăn. Cháo sôi trở lại, người bệnh tắt bếp và cho tía tô cùng hành lá trộn đều cháo.
  • Người bệnh múc cháo ra bát để sử dụng cháo ngay khi còn nóng giúp phát huy tốt tác dụng cho người bệnh.
Cháo tía tô có hương vị thơm ngon và cải thiện bệnh hiệu quả
Cháo tía tô có hương vị thơm ngon và cải thiện bệnh hiệu quả

Trị gout bằng lá tía tô thông qua món trứng chiên:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có một nắm lá tía tô, 3 quả trứng gà, 1 củ hành tím và một nửa củ cà rốt.
  • Lá tía tô bạn đem rửa sạch, thái thành sợi nhỏ. Cà rốt gọt bỏ vỏ và rửa lại với nước, sau đó băm nhỏ cà rốt. Hành tím cần lột vỏ và thái thành các lát mỏng.
  • Tiếp đó, người bệnh đập trứng ra bát, nêm nếm gia vị và đánh đều trứng. Thêm phần lá tía tô, cà rốt và hành tím vào bát trứng để trộn đều.
  • Bạn bắc chảo lên trên bếp, thêm một chút dầu ăn và làm nóng chảo. Sau đó cho hỗn hợp trứng tía tô và tráng đều trên mặt chảo. Đợi cho mặt trứng chín đều sẽ lật lại mặt còn lại để chiên đều.
  • Trứng đã chiên chín được bày ra đĩa và ăn kèm với cơm nhân lúc còn nóng để lá tía tô phát huy hết tác dụng.

Những lưu ý quan trọng cho người bệnh khi chữa gout bằng lá tía tô

Lá tía tô là nguyên liệu điều trị bệnh gout được đánh giá lành tính, an toàn và đem đến nhiều cải thiện tích cực cho bệnh nhân. Nguồn nguyên liệu này cũng có giá thành rất rẻ, dễ kiếm, dễ sử dụng và có thể áp dụng cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên, để đạt được công dụng tối đa, người bệnh cần chú ý sử dụng đúng cách như sau:

  • Bệnh nhân sử dụng lá tía tô với liều lượng thích hợp, không lạm dụng lá tía tô để tránh gây hại cho sức khỏe. Khi sử dụng liều lượng lá tía tô quá mức sẽ làm xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy.
  • Trong quá trình sử dụng lá tía tô để điều trị bệnh, người bệnh không kết hợp với các loại thuốc đặc trị gout khác để không làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Hiệu quả của lá tía tô mang đến là khá chậm. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng, tránh lo lắng sốt ruột. Hiệu quả lá tía tô mang lại cho mỗi bệnh nhân cũng có sự khác biệt, phù thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh thực tế.
  • Không sử dụng lá tía tô cho những bệnh nhân bị mẫn cảm với nguyên liệu này. Những người bị nóng trong hoặc bà bầu cũng hạn chế sử dụng lá tía tô.
  • Phương pháp dùng lá tía tô trị bệnh gout chỉ thích hợp với những người bệnh mới bị gout, bệnh còn ở mức độ nhẹ. Do đó, sau một thời gian sử dụng nhưng không thấy chuyển biến, người bệnh cần dừng sử dụng và chọn cách chữa trị khác.
  • Người bệnh cũng cần ghi nhớ, lá tía tô không thể thay thế hoàn toàn cho các phương thuốc điều trị bệnh gout. Vì vậy, người bệnh cần tới bệnh viện để thăm khám và có các liệu pháp chữa trị phù hợp nhất.

Trên đây là những cách chữa gout bằng lá tía tô được sử dụng phổ biến nhất trong thời gian gần đây. Người bệnh tham khảo và lựa chọn cho mình cách chữa thích hợp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng, đưa ra hướng trị liệu tốt nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan