Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đã được rất nhiều người sử dụng và cho thấy kết quả tốt. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể gây phản tác dụng, khiến tổn thương ở các búi trĩ, hậu môn nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây tapchidongy sẽ chia sẻ cách cải thiện bệnh trĩ với lá trầu hiệu quả tốt nhất.

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn
Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn

Vì sao lá trầu không có khả năng chữa bệnh trĩ?

Trĩ là căn bệnh khiến nhiều người phải khổ sở đặt biệt là phụ nữ sau sinh và dân văn phòng. Khi mắc, người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó chịu, đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Vì thế, khiến cuộc sống, sinh hoạt bị đảo lộn. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả với các mẹo dân gian như lá trầu không, lá lốt, rau diếp cá… thay vì dùng thuốc Tây.

Thược tương là tên gọi khác của trầu không. Đây là loài cây thuộc thân leo mọc ở khắp các tỉnh thành nước ta. Đặc điểm của lá là hình trái tim, bề mặt bóng. Lá trầu không ngoài được dùng làm đồ cúng trong các dịp tết, đám cưới thì còn có nhiều công dụng khác trong làm đẹp, trị mụn, giảm viêm nhiễm… Trong đó, sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ cũng được dân gian lưu truyền cho hiệu quả tốt.

Theo Đông y, trầu không có tính sát khuẩn, giảm nhiễm trùng nhờ tính ấm, vị cay. Chúng có tác dụng diệt virus, kháng khuẩn, tiêu viêm được dùng trong các bài thuốc chữa cảm, đầy hơi, khó tiêu, bệnh phụ khoa, biểu hiện bệnh trĩ

Theo y học hiện đại nghiên cứu, trong lá trầu không có khoảng 2,4% tinh dầu và các chất như acid amin, tannin, estragol, carvacrol, cineol, chavicol, cadinen… Đây đều là những hoạt chất kháng sinh mạnh, có tính kháng khuẩn, ức chế những loại vi khuẩn phổ biến như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và trực khuẩn Coli…

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ sẽ mang lại những tác dụng cụ thể như:

  • Giúp ngăn ngừa táo bón, làm mềm phân: Trong trầu không có chứa một lượng lớn những hoạt chất chống oxy hóa. Chúng sẽ loại bỏ những gốc tự do trong cơ thể, giúp giảm thiểu tình trạng táo bón nên cải thiện tình trạng bệnh trĩ.
  • Giúp chữa lành vết thương: Lá trầu không có khả năng nhanh chóng chữa lành các vết thương. Do đó, khi dùng lá trầu không, các tổn thương, lở lớt tại khu vực hậu môn do các búi trĩ gây ra sẽ được làm lành nhanh chóng.
  • Giúp giảm đau, tránh nhiễm trùng: Các kháng sinh tự nhiên trong trầu không giúp bệnh nhân bị trĩ bớt đau đớn, tiêu diệt các loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tại hậu môn.

Các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều các biện pháp dùng lá trầu không điều trị bệnh trĩ. Một số mẹo mang lại hiệu quả cao, được áp dụng phổ biến nhất là:

1. Ngâm nước lá trầu không để trị bệnh trĩ

Việc dùng nước lá trầu không để ngâm trực tiếp vùng hậu môn là một biện pháp chữa bệnh trĩ khá đơn giản, dễ thực hiện. 

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá trầu không: khoảng 10 lá
  • Muối trắng sạch: khoảng 2 thìa.
Ngâm rửa nước trầu không giúp giảm đau, giảm ngứa, sát khuẩn
Ngâm rửa nước trầu không giúp giảm đau, giảm ngứa, sát khuẩn

Cách tiến hành

  • Lá trầu không đem rửa sạch, nên rửa đi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, sau đó ngâm với một chút nước muối loãng. 
  • Chuẩn bị một nồi to, thêm vào đó khoảng 2 – 2.5 lít nước. Cho thêm 2 thìa muối vào nồi, đem lá trầu không vừa vớt ra thả vào và đun sôi nồi nước trong khoảng 15 phút. 
  • Pha thêm nước lạnh vào để được nồi nước lá trầu không ấm vừa phải, nhiệt độ nước ở mức 30 độ C là phù hợp.
  • Đem nước này đổ ra chậu, vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối ở ngoài rồi ngồi trực tiếp vào chậu, ngâm hậu môn với nước lá trầu không trong 15 phút. Những tinh dầu trong lá trầu không kết hợp với nhiệt độ cao của nước tản ra sẽ giúp cho khí huyết tại khu vực hậu môn lưu thông dễ dàng. Các nơi bị tắc nghẽn, sưng đau cũng giảm triệu chứng một cách rõ rệt.

Mỗi ngày ngâm hậu môn với nước lá trầu không khoảng 1 đến 2 lần. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nếu như kiên trì 1 – 2 tuần.

2. Xông hơi bằng lá trầu không để chữa bệnh trĩ

Đun nước lá trầu không để xông hơi khi bị trĩ cũng khá dễ dàng trong khâu chuẩn bị và thực hiện. Do đó, bất cứ ai cũng có thể thực hiện bài thuốc này ngay tại nhà.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá trầu không: 10 lá
  • Muối sạch: 2 thìa

Cách tiến hành:

  • Rửa sạch lá trầu không bằng nước sạch và nước muối, sau đó để cho ráo nước.
  • Đun khoảng 2 lít nước với 2 thìa muối trắng đã chuẩn bị cùng với phần lá trầu không đã rửa sạch. Đun sôi kỹ trong khoảng 10 hoặc 15 phút.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Cho nước lá trầu không vừa đun vào thau, thiết kế sao cho cho phần nước nóng bốc hơi có thể tác động trực tiếp lên vùng hậu môn. Như vậy, các tinh dầu trong lá trầu không cùng làn hơi nước nóng ấm sẽ tác động để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
  • Hàng ngày người bệnh nên thực hiện xông hơi bằng lá trầu không khoảng 2 lần, thực hiện trong vòng 1 tuần để tình trạng bệnh thuyên giảm.

3. Xông hơi bằng lá trầu không và các loại thảo dược khác để chữa bệnh trĩ

Một số loại thảo dược như hạt gấc, quả cau và quả bồ kết khi sử dụng chung với lá trầu không sẽ cho hiệu quả khá tốt trong việc điều trị bệnh trĩ. Bởi chúng đều có tính kháng viêm, diệt khuẩn, làm lành vết thương.

Bài thuốc trị bệnh trĩ từ xông hơi lá trầu không cùng quả câu, hạt gấc, quả bồ kết
Bài thuốc trị bệnh trĩ từ xông hơi lá trầu không cùng quả câu, hạt gấc, quả bồ kết

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá trầu không: 10 lá
  • Hạt gấc: 10 hạt
  • Quả bồ kết: 10 quả
  • Quả cau tươi: 1 quả

Cách tiến hành

  • Đem rửa sạch các lá trầu không và những nguyên liệu kể trên.
  • Cau cắt bỏ phần đầu và đuôi, sau đó bổ cau thành 6 hoặc 8 miếng, sao cho đều nhau. 
  • Hạt gấc tách bỏ vỏ đen bên ngoài, chỉ lấy phần nhân trắng bên trong.
  • Đem lá trầu không, quả bồ kết và nhân hạt gấc cho vào cối, giã nhuyễn.
  • Đun tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị với 2,5 lít nước, đun sôi trong 15 phút.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sau đó dùng nước dược liệu vừa chuẩn bị để xông hơi hậu môn trong 15 phút. Phần bã trầu không có thể dùng để đắp trực tiếp vào hậu môn.

Mỗi ngày có thể thực hiện biện pháp này khoảng 2 lần trong vòng 1 tuần liên tục, bệnh trạng sẽ được cải thiện đáng kể.

4. Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá trầu không trực tiếp

Đắp lá trầu không trực tiếp lên hậu môn và các búi trĩ cũng là giải pháp điều trị bệnh trĩ khá hay người bệnh có thể tham khảo, thực hiện ngay tại nhà.

Đắp trực tiếp lá trầu không để trị bệnh trĩ
Đắp trực tiếp lá trầu không để trị bệnh trĩ

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 nắm lá trầu không
  • Muối
  • Băng gạc

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá trầu không bằng nước sạch, sau đó ngâm vào nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn còn sót lại. Ngâm khoảng 15 phút thì vớt ra và để ráo nước.
  • Thái hoặc bẻ lá trầu không cho thật nhỏ. Sau đó, đem giã với chút muối.
  • Vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm.
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp lá trầu không và muối lên hậu môn cùng các búi trĩ. Để thuốc không rơi ra ngoài, bạn nên dùng băng gạc để cố định lại.
  • Để nguyên như vậy trong khoảng 20 – 25 phút thì gỡ băng gạc và hỗn hợp lá trầu không ra. Rửa lại sạch với nước ấm.

Áp dụng mỗi ngày 2 lần cách này vào sáng và tối để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ có thực sự hiệu quả?

Sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ là mẹo dân gian được lưu truyền từ người này sang người kia. Về cơ bản, chúng chỉ có tác dụng làm giảm những triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu. Hiệu quả trị bệnh cũng phụ thuộc vào cơ địa từng người, có người thấy thuyên giảm triệu chứng nhưng cũng có rất nhiều bệnh nhân áp dụng trong thời gian dài mà không đạt hiệu quả mong muốn. 

Thêm nữa, mặc dù lá trầu không khá an toàn đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách hoặc dùng trong thời gian quá dài có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ như gây viêm nhiễm da, nổi mẩn ngứa, thậm chí là nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

Với những bệnh nhân đang bị trĩ ở giai đoạn nặng, các mẹo dân gian như lá trầu không sẽ không có tác dụng. Bệnh nhân cần sự can thiệp, điều trị từ các y bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng các biện pháp dân gian để tránh tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chữa bệnh bằng lá trầu không chỉ có tác dụng đối với mức độ bệnh nhẹ
Chữa bệnh bằng lá trầu không chỉ có tác dụng đối với mức độ bệnh nhẹ

Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ

Như đã nói trên, chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không cho hiệu quả với từng người, từng trường hợp. Nếu bạn mới bị trĩ độ 1 có thể tham khảo áp dụng. Trong quá trình thực hiện cách trị bệnh trĩ tại nhà này mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng lá trầu không bởi lá trầu có thể sẽ tương tác với một số các loại tân dược khác khi kết hợp điều trị.
  • Việc sử dụng biện pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không có tác dụng chậm. Do đó, người bệnh cần kiên trì trong quá trình thực hiện.
  • Trước khi áp dụng các biện pháp ngâm rửa hay xông hơi bằng lá trầu không, cần phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn để giúp các dưỡng chất hấp thu vào da tốt nhất cũng như giảm tình trạng viêm nhiễm khó điều trị.
  • Không nên thụt rửa hậu môn bằng nước lá trầu không vì dù trầu không có tính sát khuẩn cao, nhưng nếu người bệnh thụt rửa không đúng cách sẽ khiến cho bệnh tình có thể trầm trọng hơn.
  • Nên kết hợp điều trị bệnh bằng lá trầu không với các biện pháp hỗ trợ khác như chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày.
  • Chú ý uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón, làm mềm phân, hạn chế tình trạng đau rát khi đi ngoài.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây thanh mát và các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời, hạn chế các chất kích thích, rượu bia, đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ…
  • Khi bệnh tình không thuyên giảm và có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh cần dừng ngay biện pháp chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị tốt hơn.

Như vậy việc áp dụng biện pháp dân gian chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không sẽ hiệu quả và an toàn với người bị mức độ nhẹ. Khi đó người bệnh sẽ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu do viêm nhiễm ở khu vực hậu môn gây ra. Điều quan trọng là bạn cần biết chính xác bệnh tình đang ở giai đoạn nào để áp dụng đúng cách. Tránh tự chẩn bệnh và điều trị vừa không hiệu quả vừa ảnh hưởng đến việc phục hồi, trị bệnh sau này.

Bài viết liên quan
trao-nguoc-da-day-o-tre-em-4-tuoi
chua-benh-tri-bang-toi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
thuoc-dieu-tri-viem-dai-trang-man-tinh