Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Á sừng là một trong những bệnh lý rất phổ biến, có thể nhận biết qua các dấu hiệu như nứt nẻ da (nhất là những phần rìa), vùng da tay, da chân xù xì dễ bong tróc hoặc sưng đỏ. Đối với tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng lá lốt để điều trị, đem lại hiệu quả nhất định. Vậy công dụng của lá lốt trong điều trị á sừng là gì và cách chữa á sừng bằng nguyên liệu này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới đây.

Công dụng của lá lốt trong điều trị á sừng

Lá lốt là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực hàng ngày của nhiều gia đình với mùi thơm đặc trưng, thường được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn. Bên cạnh đó, lá lốt còn được biết đến như một loại dược liệu, có công dụng nhiều bệnh về da hiệu quả. Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay và có tác dụng giảm đau, chống phong hàn, cũng như làm lành vết thương, được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề da liễu. Trong trường hợp bệnh á sừng, một loại viêm da cơ địa mãn tính, lá lốt được biết đến với khả năng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau và làm giảm triệu chứng, giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh tình tái phát.

Cách chữa á sừng bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả

Á sừng là bệnh lý da liễu mãn tính, không thể điều trị triệt để. Các biện pháp điều trị á sừng chủ yếu để duy trì bệnh ở giai đoạn ổn định, tránh bùng phát với những triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Dưới đây là các cách chữa á sừng bằng lá lốt rất hiệu quả.

Bài thuốc đắp chữa á sừng bằng lá lốt

Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao, các tinh chất có trong lá lốt sẽ tác động trực tiếp tới da, giúp tình trạng á sừng mau chóng được cải thiện. Các nguyên liệu cũng như cách thực hiện vô cùng đơn giản, cụ thể như sau:

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị khoảng 100gr lá lốt tươi.
  • Muối trắng
  • Kem dưỡng ẩm

Cách thực hiện:

  • Lá lốt tươi đem đi làm sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút để loại bỏ các tạp chất và để ráo nước trước khi sang bước tiếp theo.
  • Lá lốt cho vào cối giã nhuyễn hay xay bằng máy đến khi nát. Lấy đắp lên vùng da bị á sừng để sát khuẩn. Nếu phải di chuyển, người bệnh có thể sử dụng một miếng vải để cố định thuốc.
  • Sau 30 phút các dưỡng chất đã ngấm, người bệnh hãy rửa lại da với nước sạch. Thoa một lớp kem dưỡng ẩm nữa để tăng thêm hiệu quả.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, sau 1 tháng bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh được đẩy lùi đáng kể.
Bài thuốc đắp chữa á sừng bằng lá lốt đem lại hiệu quả cao
Bài thuốc đắp chữa á sừng bằng lá lốt đem lại hiệu quả cao

Lá lốt nấu nước uống

Lá lốt có thể sử dụng để hãm nước uống như trà, giúp điều trị tình trạng á sừng hiệu quả. Các thực hiện nấu nước cũng vô cùng đơn giản, cụ thể như sau:

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị 50gr lá lốt
  • 1,5 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đã chuẩn đi cần rửa thật sạch, ngâm muối trong khoảng 15 phút và để nước ráo hết trước khi đem đi sao.
  • Thái nhỏ lá lốt, chuẩn bị một chiếc chảo rộng vành và đem đi sao vàng. Sau đó thêm nước và đun cho tới khi cạn còn một nửa. Ngoài ra, bạn có thể đem phơi khô sau đó hãm với nước tương tự như hãm trà.
  • Lọc phần bã, sử dụng nước uống trong cả ngày, có thể thay thế nước lọc.
  • Thực hiện kiên trì khoảng 2 đến 3 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh trông thấy.

Xông hơi bằng lá lốt

Xông hơi là một phương pháp vô cùng an toàn, mang lại hiệu quả cao trong việc trị bệnh á sừng. Trong quá trình xông hơi, tinh dầu trong lá lốt sẽ thực hiện sát khuẩn, ngăn ngừa viêm  nhiễm, nhiễm trùng rất tốt. Bạn có thể thực hiện phương pháp này tại nhà theo cách như sau:

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị khoảng 50g lá lốt tươi
  • Nước muối loãng
  • 3 lít nước sạch

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa với nước và kết hợp ngâm muối để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bám trên lá. Sau khi ngâm khoảng 15 phút thì vớt ra và để ráo nước.
  • Lá lốt vò nhẹ trước khi đem đi nấu, cho 3 lít nước vào nồi và tiến hành đun sôi trong khoảng 20 phút để lá tiết hết tinh dầu ra.
  • Vùng da bị á sừng cần làm sạch và cho vào xông hơi cho tới khi nước nguội hẳn. Lưu ý rằng khi xông hơi, bạn cần để một khoảng cách vừa đủ để tránh bị bỏng.
  • Thực hiện kiên trì cho tới khi bệnh thuyên giảm, mỗi tuần 1 – 2 lần trước khi đi ngủ để giảm các triệu chứng khó chịu.
Xông hơi là một phương pháp vô cùng an toàn, mang lại hiệu quả cao
Xông hơi là một phương pháp vô cùng an toàn, mang lại hiệu quả cao

Lá lốt chế biến thành các món ăn

Lá lốt không những là một loại lá có công dụng chữa bệnh mà còn được dùng nhiều trong các món ăn nướng hoặc xào. Loại lá này có các tính chất chữa bệnh như giảm vi khuẩn, giảm viêm và tốt cho tiêu hóa. Lá lốt có mùi rất đặc trưng, thường được sử dụng kết hợp với các nguyên liệu khác như thịt bò, thịt ếch, lươn, trứng…. để tạo thành các món ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.

Một trong những món ăn phổ biến được làm từ lá lốt là “bò lá lốt”, một món ăn vô cùng quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Việc sử dụng lá lốt trong các bữa ăn hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe chung và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Ngâm, rửa bằng lá lốt chữa bệnh á sừng

Á sừng là bệnh ngoài da, do đó sử dụng bài thuốc ngâm rửa có tác dụng điều trị tại chỗ. Lá lốt được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc chữa trị các vấn đề liên quan đến sự sưng và viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

  • Lá lốt chuẩn bị khoảng 100gr
  • Muối hạt
  • 2 lít nước sạch

 Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Đem lá lốt vừa chuẩn bị đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng và sau đó để ráo.
  • Trước khi đem đun sôi, bạn hãy vò nát lá và sau đó cho vào nồi đun cùng 2 lít nước trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất tiết ra ngoài.
  • Lọc lấy phần nước và ngâm hoặc rửa vùng da bị á sừng, phần bã có thể tận dụng để đắp lên da cũng rất hiệu quả.
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện hằng ngày để tình trạng này sớm thuyên giảm, tránh da bị mất độ ẩm, bong tróc.
Ngâm, rửa bằng lá lốt chữa bệnh á sừng được rất nhiều khách hàng áp dụng
Ngâm, rửa bằng lá lốt chữa bệnh á sừng được rất nhiều khách hàng áp dụng

Lưu ý khi chữa á sừng bằng lá lốt

Khi áp dụng phương pháp chữa bệnh á sừng bằng lá lốt, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Lựa lá lốt: Chọn lá lốt tươi, không phun thuốc, không bị sâu để tránh tình trạng da bị nhiễm trùng.
  • Liều lượng: Vì lá lốt có tính nóng, nên sử dụng ở liều lượng phù hợp. Có thể ăn trực tiếp hoặc nấu chín để uống nước, nhưng bạn cần tránh lạm dụng quá mức có thể gây kích ứng.
  • Cách sử dụng: Để thấy được hiệu quả của phương pháp này, bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn, không bỏ giữa chừng. Kết hợp với đó là chế độ ăn uống lành mạnh,  sinh hoạt khoa học để tối ưu hiệu quả điều trị.
  • Bảo vệ da: Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại và bảo vệ da khi phải làm việc trong môi trường độc hại.
  • Không tác động mạnh lên da: Tránh bóc lớp sừng trên da hoặc chà xát da mạnh khi đang điều trị bệnh á sừng. Sử dụng kem dưỡng ẩm kết hợp để giữ da mềm mại và tránh tổn thương.
  • Theo dõi hiệu quả: Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị. Nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc triệu chứng bất thường, cần ngừng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Các cách chữa á sừng bằng lá lốt trên đây có thể là một lựa chọn cho những người muốn áp dụng điều trị bệnh bằng biện pháp dân gian. Mong rằng, bạn sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan
cach-chua-ngua-da-vao-mua-dong
chua-a-sung-bang-la-trau-khong
to-dia
thuoc-nam-chua-viem-nang-long
thuoc-tri-viem-da-co-dia-hieu-qua
mat ngu sau sinh