Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn là bài thuốc được áp dụng rộng rãi trong dân gian bởi tính tiện lợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nguyên liệu này đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong bài viết dưới đây, các bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn sử dụng lá bạch đàn để thoát khỏi tình trạng khó chịu gây ra bởi bệnh á sừng.

Tác dụng của lá bạch đàn trong chữa bệnh á sừng

Bạch đàn là loại cây được trồng chủ yếu trong rừng với mục đích lấy gỗ. Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, trong bạch đàn chứa một lượng lớn tinh dầu khuynh diệp, thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm và ho.

Ngoài ra, tinh dầu khuynh diệp còn chứa các thành phần như Cineol, Butyric, Valeric. Đây đều là những chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tốt, có tác dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da, bao gồm cả bệnh á sừng.

Lá bạch đàn chữa bệnh á sừng hiệu quả nên được ứng dụng phổ biến trong dân gian
Lá bạch đàn chữa bệnh á sừng hiệu quả nên được ứng dụng phổ biến trong dân gian

Bên cạnh đó, loại tinh dầu này cũng giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm mềm mịn da. Đặc biệt, tinh dầu giúp kích thích quá trình bong tróc các lớp vảy và tái tạo tế bào da mới.

Mặc dù bạch đàn có nhiều công dụng trong việc điều trị á sừng, tuy nhiên hiệu quả chỉ phát huy cao nhất với các trường hợp bệnh nhẹ và mới xuất hiện. Trong trường hợp bệnh nặng, bạn cần thăm khám tại các cơ sở tế để tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Hướng dẫn chữa á sừng bằng lá bạch đàn hiệu quả tại nhà

Có thể thấy rằng, tinh dầu trong bạch đàn giữ vai trò quan trọng trong điều trị bệnh á sừng. Dưới đây là một số phương pháp chữa á sừng bằng lá bạch đàn hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà.

Bài thuốc đắp lên da

Đây là phương pháp điều trị đơn giản nhất, giúp tinh chất trong lá thẩm thấu vào da nhanh chóng. Điều này giúp kích thích quá trình tróc vảy và tăng cường tái tạo da mới:

Chuẩn bị nguyên liệu: Một nắm lá bạch đàn, muối tinh thể.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bạch đàn và ngâm trong nước muối khoảng từ 10 – 15 phút để loại bỏ chất bẩn.
  • Giã nát lá bạch đàn để tạo thành dạng bã.
  • Rửa sạch vùng da bị á sừng và đắp bã lá lên. Cố định bã lá bằng băng gạc hoặc vải mỏng. Lưu ý không buộc quá chặt.
  • Đắp bã lá trên da trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Áp dụng phương pháp này 1 – 2 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
Bài thuốc đắp lá bạch đàn lên da giúp phát huy công dụng tại chỗ
Bài thuốc đắp lá bạch đàn lên da giúp phát huy công dụng tại chỗ

Bài thuốc ngâm rửa

Để điều trị á sừng bằng lá bạch đàn, một phương pháp khác bạn có thể tham khảo là ngâm rửa vùng da bị bệnh bằng nước lá đun. Với cách thức này, các bước thực hiện cụ thể như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Một thìa muối tinh thể, một nắm lá bạch đàn, 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bạch đàn và ngâm trong nước muối pha loãng từ 15 – 20 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Đổ 2 lít nước vào nồi, thêm lá bạch đàn và muối rồi đun trong thời gian 10 phút. Trong quá trình đun, tinh dầu trong lá sẽ tiết ra và hòa tan trong nước.
  • Khi nước sôi, đổ nước vào chậu và chờ nước nguội còn khoảng 50 độ C.
  • Rửa sạch vùng da bị á sừng bằng nước sạch sau đó lau khô.
  • Ngâm rửa vùng da cần điều trị trong nước lá bạch đàn. Bạn có thể sử dụng lá bạch đàn để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, chú ý hạn chế áp lực quá mạnh để tránh gây tổn thương da.
  • Tiếp tục ngâm rửa cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
  • Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc ngâm rửa thường được sử dụng cho vùng da chân, tay
Bài thuốc ngâm rửa thường được sử dụng cho vùng da chân, tay

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn với bài thuốc tắm

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp đắp lá bạch đàn hay ngâm rửa, chữa á sừng bằng cách tắm lá bạch đàn cũng rất hiệu quả.

Theo các chuyên gia, nước ấm từ lá bạch đàn sau khi đun sôi có tác động điều hòa cảm xúc của hệ thống dây thần kinh. Điều này giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và mang lại cảm giác thư giãn cho người bệnh. Tắm lá bạch đàn cũng giúp cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.

Ngoài ra, nước nấu từ lá bạch đàn có tác dụng làm giãn dây thần kinh và cải thiện tuần hoàn máu. Nhờ đó, cảm giác đau và ngứa ngáy ở vùng da bị bệnh sẽ được giảm thiểu ngay lập tức.

Dưới đây là công thức nước tắm lá bạch đàn để chữa á sừng các bạn không nên bỏ lỡ:

Chuẩn bị nguyên liệu: Một nắm lá bạch đàn tươi (không có quả) và một ít muối tinh thể, 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bạch đàn bằng nước muối, sau đó nghiền nhuyễn hoặc giã nát lá.
  • Cho nước vào nồi, thêm lá bạch đàn và muối rồi đun trong thời gian từ 5 – 10 phút.
  • Khi nước chuyển sang màu vàng đục, bạn tắt bếp, lọc hỗn hợp chỉ giữ lại phần nước, bỏ bỏ phần cặn lá.
  • Hòa nước lá bạch đàn với nước sạch sao cho có nhiệt độ từ 38 – 50 độ C và sử dụng nước này để tắm.

Lưu ý, để thuốc phát huy tác dụng tốt, bạn có thể nhẹ nhàng massage nước lá bạch đàn lên vùng da bị á sừng. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng để gội đầu, giúp cải thiện tình trạng á sừng trên da đầu.

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn với bài thuốc tắm giúp phát huy hiệu quả trên nhiều vùng da
Chữa á sừng bằng lá bạch đàn với bài thuốc tắm giúp phát huy hiệu quả trên nhiều vùng da

Một số lưu ý cần quan tâm khi chữa á sừng bằng lá bạch đàn

Khi áp dụng phương pháp chữa á sừng bằng lá bạch đàn, các bạn cần tuân theo hướng dẫn và lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia y tế. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để phương pháp này mang lại hiệu quả cao, an toàn đối với sức khỏe:

  • Chỉ sử dụng lá bạch đàn bằng cách tắm hoặc đắp ngoài da, không sử dụng phương pháp uống lá bạch đàn. Lá bạch đàn chứa các hợp chất có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Các nhóm bệnh nhân đặc biệt như phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi chỉ sử dụng lá bạch đàn sau khi được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Đảm bảo vệ sinh vùng da bị nhiễm á sừng sạch sẽ trước và sau khi sử dụng lá bạch đàn.
  • Tránh sử dụng lá bạch đàn để chà xát mạnh vào vùng da bị á sừng vì điều này có thể làm tổn thương da và gây viêm nhiễm.
  • Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng lá bạch đàn, cần ngưng điều trị và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.
  • Không sử dụng lá bạch đàn cho vùng da bị á sừng nặng, chảy máu hoặc nứt nẻ.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây hại cho da như bột giặt, nước rửa chén và chất tẩy trong quá trình điều trị bệnh.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn và tránh căng thẳng giúp cơ thể hồi phục và hạn chế tình trạng á sừng nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng của da. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất béo, chất bảo quản và chất kích thích cũng như đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe.
  • Thực hiện thường xuyên hoạt động thể dục thể thao để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp các bạn biết cách áp dụng phương pháp chữa á sừng bằng lá bạch đàn hiệu quả và an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách thức điều trị này, bạn có thể liên hệ các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được giải đáp.

Bài viết liên quan
phac-do-dieu-tri-vay-nen
to-dia
tri-eczema-bang-la-oi
thuoc-nam-chua-viem-nang-long
thuoc-tri-me-day-cho-tre-em
mat ngu sau sinh