Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chóng mặt là một kiểu trở ngại về chức năng của não thường gặp, cũng là một trong những triệu chứng phổ biến. Chóng mặt bao gồm những cảm giác như: đàu óc mơ màng, đầu nặng, choáng váng. Chóng mặt có nhiều nguyên nhân gây nên, thường gặp nhất là bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch não… Ngoài ra, chứng chóng mặt còn do tâm lý thất thường, huyết áp thấp, thể trạng suy nhược, hen suyễn…

Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt

  • Các bệnh về tim: các bệnh về tim khiến cho việc cung cấp oxy lên não gặp trở ngại dẫn đến chóng mặt, trong đó tím đập chậm cũng có ảnh hưởng tương đối lớn.
  • Huyết áp quá cao hoặc quá thấp: Huyết áp quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và việc cung cấp máu cho não gặp trở ngại sẽ dẫn đến chóng mặt.
  • Thiếu máu: Phụ nữ trong thời kì mang thai hoặc kinh nguyệt ra quá nhiều làm cho lượng oxy trong máu giảm gây chóng mặt
  • Các bệnh mãn tính: Nếu không điều trị tốt các bệnh tiểu đường, khí quản, bệnh về thận… thì sẽ xuất hiện những trường hợp trên, ví dụ như đường trong máu quá thấp.
  • Bệnh tai trong và tai giữa:Những vấn đề khác nhau về tai đều có thể gây chóng mặt. Nguyên nhân thường do virus cảm cúm xâm nhập vào tai trong gây choáng váng, thậm chí gây buồn nôn.
  • Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm huyết áp, thuốc về tim và bệnh tiểu đường, thậm chí cả thuốc cảm cúm cũng có thể có tác dụng phụ gây chóng mặt.

Một số biện pháp khắc phục tình trạng chóng mặt

Khi có cảm giác chóng mặt cần phải đảm bảo môi trường yên tĩnh giấc đầy đủ, tránh căng thẳng thần kinh quá mức. Nếu có cảm giác chóng mặt nghiêm trọng thì khi nằm xuống, ngồi dậy hay lên xuống giường cần phải chậm trãi, từ từ.

Nếu tình trạng chóng mặt kéo dài, đặc biệt là kéo dài trên một tháng, thì nên áp dụng các biện pháp điều trị nghiêm túc, ăn uống và vận động hợp lý. Cần chú ý tránh suy thoái chức năng của các cơ quan trong cơ thể làm cho trạng thái cân bằng bị đảo lộn.

Đối với những người già thường xuyên bị chóng mặt thì ngoài việc đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể vận động đơn giản, nhẹ nhàng, hiệu quả cũng tương đối tốt.

Ngoài việc cần nghỉ ngơi nhiều thì cần chú ý đến chế độ ăn uống. Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Có rất nhiều hoa quả có tác dụng giải độc, chống khát. Nên chọn hoa quả và rau xanh có chứa nhiều nước như dưa hấu, dưa chuột, cà chua… thường xuyên ăn thực phẩm mát, bổ: cháu đậu xanh, cháo hạt sen, rau sống, phở, thịt nạc, trứng gà, cá…để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Mùa hè vì quá nóng mà một số người mất cảm giác thèm ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng như vậy cũng có thể dẫn đến chóng mặt. Khi đó nên dùng thực phẩm có tác dụng tăng cường khẩu vị, bổ sung dinh dưỡng. Để tăng cảm giác thèm ăn có thể ăn những thực phẩm tốt cho dạ dày như gừng, dấm, mướp đắng, tỏi… thường xuyên uống những đồ uống mát, có tác dụng điều tiết thân nhiệt như: trà xanh, canh đậu xanh, trà hoa cúc, canh ô mai… có tác dụng giảm nhiệt, tăng cảm giác thèm ăn. Nên tránh những thực phẩm cay, tanh, nhiều dầu mỡ…

Ăn uống hợp lý có thể giảm rõ rệt hiện tượng chóng mặt. Tuy vậy, những phương pháp này chỉ có tác dụng phòng ngừa, nếu có những triệu chứng chóng mặt nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện kiểm tra để điều trị kịp thời. Dưới đây xin giới thiệu một số cách chữa trị chóng mặt thông qua việc ăn uống.

  • Hoa cúc chữa chóng mặt: Hoa cúc có thể hạ huyết áp, giải độc, chữa chóng mặt, đau đầu, ù tai, hoa mắt. Người cao huyết áp có thể dùng gối hoa cúc, đồng thời hoa cúc cũng rất có lợi cho phụ nữ nóng gan. Có thể thêm chút lá cam, vỏ đậu xanh vào hoa cúc, đem phơi khô cho vào gối rồi may lại.
  • Trứng gà, đường đỏ chữa chóng mặt: Một quả trứng gà, 20 hạt đậu đỏ, trộn đều rồi hấp chín, ăn vào buổi sáng khi bụng đói, mỗi ngày một lần, liên tục bảy ngày.
  • Hạ khô thảo chữa chóng mặt: 25g hạ khô thảo, 15g sinh bạch thược, 25g sinh đỗ trọng, trước khi sắc cho 3 thìa mỳ chính, 3 cốc nước sắc trong vòng 30 phút rồi bắc xuống, đợi một lúc rồi cho hoàng kim vào, sắc thêm 5 phút là được. Dùng vào buổi sáng, ngày một lần. Có tác dụng giúp đầu nhẹ, mắt sáng, không có tác dụng phụ.
  • Thuốc li lan cải thiện chóng mặt: Dùng thuốc đông thảo li lan 25g, 1 vỏ trứng gà, 50g gạo tẻ nấu thành cháo. Có thể cho thêm một chút muối, dầu ăn, mỳ chính. Sau khi nấu chín bỏ vỏ li lan và vỏ trứng, một ngày dùng 2 lần, liên tục trong 3 ngày, chứng đau đầu, chóng mặt sẽ có chuyển biến tốt. Thuốc không chỉ có mùi thơm dễ uống, có thể chữa đau đầu chóng mặt mà có thể hạ huyết áp.

Top địa chỉ phòng khám Chóng Mặt


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan