Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chấn thương hệ tiết niệu sinh dục là tình những tổn thương ở các bộ phận thuộc hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục. Nó không gây rách da nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người người bệnh và gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc về tổn thương này.

Theo thống kê, ở Mỹ tỷ lệ chấn thương hệ tiết niệu sinh dục chiếm 10% trong tổng số tất cả các chấn thương ở phòng cấp cứu. Tại Việt Nam, cụ thể là ở bệnh viện Chợ Rẫy, chấn thương thận chiếm 50%, chấn thương bàng quang chiếm 10%, trong khi đó chấn thương niệu đạo chiếm 10 – 12%.

Mỗi loại chấn thương sẽ có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau sau khi được bác sĩ chuyên môn kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Vậy nên ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì cần đi khám để sớm phát hiện bệnh và việc điều trị diễn ra dễ dàng hơn.

Chấn thương hệ tiết niệu sinh dục xảy ra ở các bộ phận thuộc hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục
Chấn thương hệ tiết niệu sinh dục xảy ra ở các bộ phận thuộc hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục ở các bộ phận thuộc hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục

Chấn thương ở thận, bàng quang và niệu là những chấn thương phổ biến nhất ở hệ tiết niệu sinh dục. Ngoài ra, nhiều cũng bị chấn thương ở các cơ quan sinh dục ngoài. Trong đó, chấn thương ở thận chiếm tỷ lệ mắc cao nhất với tỷ lệ người mắc là 50%. Mỗi loại chấn thương sẽ có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau sau khi được bác sĩ chuyên môn kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Chấn thương thận

Tỷ lệ chấn thương thận vào điều trị tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc đang ngày một tăng cao bên cạnh sự phát triển của giao thông, hoạt động thể dục thể thao hay do bạo lực gây nên. Theo thống kê, chấn thương thận chiếm khoảng 3% tổng số chấn thương và thường xảy ra ở bệnh nhân từ 30 – 50 tuổi là nam giới. Các nguyên nhân phổ biến nhất  gây tình trạng này là: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thể thao mạnh và va chạm không chủ đích. Thận trái thường bị tổn thương nhiều hơn thận phải và tỷ lệ người bị tổn thương cả 2 bên thận chỉ có 2%.

Cơ chế bệnh sinh đối với bệnh chấn thương thận

Tổn thương của nhu mô thận, đường bài xuất nước tiểu trên, cuống thận là những chấn thương liên quan đến thận. Nhiều nhà khoa học nhận thấy nữ giới có tổ chức mỡ quanh thận khá dày bảo vệ thận nên ít nguy cơ chấn thương hơn nam giới. Bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia, nguyên nhân của chấn thương thận cũng có tỷ lệ khác nhau.

Thận là cơ quan nằm trong khoang mỡ ở sau phúc mạc và được che chở bởi khối cơ sau lưng, xương sườn cối. Nó được cố định bởi cuống thận nên tương đối di động và bị chấn thương có nhiều cơ chế khác nhau:

  • Cơ chế trực tiếp: Chủ yếu là do lực chấn thương trực tiếp vào vùng hố thắt lưng làm thận bị vỡ hoặc bị nghiền trên mặt phẳng xương sườn – xương sườn. Rất nhiều trường hợp thận bị một mảnh xương sườn, xương mấu ngang đốt sống đâm thủng. Nếu cột sống thắt lưng cong quá mức cũng sẽ làm thận kéo căng, bị ép, đặc biệt là ở vị trí nối bể thận – niệu quản. Sự giảm tốc độ đột ngột khi cơ thể bị ngã theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang cũng làm cuống thận bị giằng xé và bị đứt.
  • Cơ thể gián tiếp: Trường hợp này hiếm gặp hơn và thường là những nguyên nhân như: Sự co rút đột ngột của các khối cơ vùng thắt lưng, sự tăng đột ngột do hoạt động cử tạ, nâng vật nặng, nhảy trên cao xuống,… Tuy nhiên những trường hợp này nếu có xảy ra sẽ thường xuất hiện ở thận bệnh lý sỏi thận, u thận, thận đa nang,….
chấn thương hệ tiết niệu sinh dục
Tổn thương của nhu mô thận, đường bài xuất nước tiểu trên, cuống thận là những chấn thương liên quan đến thận

Đặc điểm tổn thương trên giải phẫu bệnh lý

Trên giải phẫu bệnh lý, những đặc điểm tổn thương chủ yếu là ở nhu mô thận, đường bài xuất nước tiểu trên và tổn thương niệu quản.

Tổn thương ở nhu mô thận

  • Đụng dập nhẹ: Nhu mô bị bầm dập nhẹ ở một vùng nhỏ và tạo thành một khối máu tụ tại khu vực nhu mô.
  • Nứt nhu mô: Các đường nứt chạy theo mạch máu và nhu mô thận được đánh giá là dễ bị rách nhất. Trong khi đó mạch máu lại chịu đựng tốt hơn đối với lực chấn thương.
  • Rách nhu mô: Mạch máu có thể còn lưu thông do đó một số mảnh nhu mô bị tác rời vẫn sẽ được tưới máu tốt. Còn những mảnh không còn máu để nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử.

Tổn thương ở đường bài xuất nước tiểu

Các đài thận và gai thận là những bộ phận rất dễ bị rách kể cả khi nhu mô không bị tổn thương quá nhiều. Nước tiểu lúc này sẽ qua đường bị rách và trào vào khoang ở quanh thận. 

  • Tổn thương mạch máu rốn thận là gặp nhiều nhất, đặc biệt là ở chỗ chia nhánh của động mạch thận, nó gây thiếu máu cục bộ phần nhu mô được chi phối. 
  • Trong khi đó tổn thương tại thân chính của động mạch thận ít xảy ra hơn và nếu có thì sẽ sở hữu hai đặc điểm: Lớp nội mạc dễ bị tổn thương nhất vì nó là vị trí ít tính đàn hồi nhất của thành mạch và xuất hiện tình trạng huyết khối.

Tổn thương niệu quản

Vị trí này ít khi bị tổn thương, nếu không may xảy ra thì chỗ bị rách sẽ nằm ngay dưới chỗ nối bể thận niệu quản.

Phân loại chấn thương

Có nhiều cách để phân loại bệnh, trong đó phân loại theo độ và theo lâm sàng được dùng nhiều nhất.

Phân loại theo độ (Gồm 5 độ)

  • Độ I: Mô nhu bị dập đơn thuần, có thể tụ máu dưới bao hoặc ở nhu mô thận, bao thận và hệ thống đài bể thận nguyên vẹn, không có dịch. Trường hợp này thận sẽ lành lại tự nhiên, không để lại di chứng.
  • Độ II: Nứt mô thận nông hơn 1cm và không lan tới các vùng tủy thận, hệ thống đài bể thận, có thể tụ màu và có thể lành lại tự nhiên.
  • Độ III: Nứt nhu mô sâu hơn 1cm và khối máu tụ quanh thận lớn, không bị tổn thương hệ thống đài bể thận và không thể lành tự nhiên.
  • Độ IV: Nhu mô thận rách rộng qua bao thận và gây tổn thương mạch máu một phần hoặc tổn thương hoàn toàn.
  • Độ V: Thận dập nát hoàn toàn và cuống thận bị tổn thương, đứt động mạch – tĩnh mạch chính, đứt khúc nối niệu quản với bể thận.
chấn thương hệ tiết niệu sinh dục
Có 5 cấp độ chấn thương thận

Phân loại theo lâm sàng

  • Thể đa chấn thương: Chiếm 30 – 40% trường hợp chấn thương thận và các tạng bị tổn thương gồm: Gan, lá lách, phổi, màng phổi, sọ não, tứ chi, cột sống,..
  • Thể chấn thương của thận bệnh lý: Những người đang bị các bệnh như sỏi thận, thận đa nang, u thận,… thì sẽ dễ vỡ hơn bình thường bởi nó dễ bị tổn thương dù chỉ gặp phải những tác động nhẹ.
  • Thể chấn thương trẻ em: Thường là chấn thương ở thể nhẹ và thường gặp nhất là: Thận lạc chỗ, thận bất sản, u nguyên bào thận, bất thường đoạn nối bể thận, niệu quản,…

Các triệu chứng điển hình khi bị chấn thương thận

Chẩn đoán chấn thương thận dựa trên triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng toàn thân hoặc triệu chứng tại chỗ.

Triệu chứng toàn thân

  • Dễ gặp là người bệnh bị sốc, nó chiếm khoảng 50% các trường hợp chấn thương thận, đặc biệt là những trường hợp có tổn thương phối hợp như: Dập nạt thận nhiều, đứt cuống thận, đứt rời cực thận.
  • Khi mới nhập viện khám sẽ thấy các triệu chứng như: Niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp tụt, vã mồ hôi, mạch nhỏ.
  • Khi tình trạng sốc khó kiểm soát, khối máu tụ sẽ to nhanh hơn, cần nghi ngờ có rách phúc mạc làm máu chảy từ thận trực tiếp vào ổ phúc mạc.
  • Hội chứng nhiễm khuẩn cũng có thể gặp khi bệnh nhân phát hiện muộn bởi các ổ máu tụ và nước tiểu sau phúc mạc gây áp xe hố thận.

Các triệu chứng tại chỗ

Sau một chấn thương, nếu cơ thể có 3 triệu chứng sau đây thì cần nghi ngờ chấn thương thận.

  • Đau vùng thắt lưng: 95% người chấn thương thận đều bị đau tức và co cứng vùng thắt lưng, cơ đau sẽ tăng theo tiến triển của tổn thương thận, lan lên góc xương hoành rồi lan xuống hố thận. Người bệnh cũng có thể bị trướng bụng, đau quặn thận.
  • Đái máu: Đây là triệu chứng khách quan và dễ gặp với tỷ lệ 90-95%. Màu sắc của nước tiểu sẽ cho biết chấn thương thận nhẹ hay nặng, tiếp tục chảy máu nhu mô hay cầm. Nếu máu tươi thì có thể chảy máu đang tiến triển, máu sẫm và nhạt dần thì có thể cầm được.
  • Khối máu tụ vùng hố thắt lưng: Khối máu càng lớn sẽ càng dễ phát hiện và chứng tỏ tổn thương càng nặng. Khi khám thấy căng nề, đau và co cứng thắt lưng chứng tỏ vỡ thận có rách bao làm máu chảy kèm theo nước tiểu tụ xung quanh thận.

[pr_middle_post]

chấn thương hệ tiết niệu sinh dục
Người bệnh có thể bị đau lưng, đái máu do chấn thương thận

Các triệu chứng cận lâm sàng

Các xét nghiệm có liên quan sẽ cho biết những triệu chứng của bệnh.

  • Xét nghiệm máu: Hồng cầu và huyết sắc tố giảm, đặc biệt là trong các trường hợp có tổn thương mức độ nặng và vừa. Bạch cầu thường xuyên tăng và chuyển trái khi bệnh nhân đến muộn.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Hồng cầu và bạch cầu tăng nhiều bất thường trong nước tiểu, protein niệu dương tính.
  • Siêu âm: Siêu âm giúp phát hiện dễ dàng các hậu quả của chấn thương thận như teo thận do thiếu máu, giãn đài bể thận do đường bài xuất nước tiểu bị nghẹt. Ngoài ra, siêu âm màu cho ta hình ảnh nứt nhu mô và ổ dịch ở trong hố thận.
  • Chụp X Quang thận thường: Phát hiện gãy xương sườn và các mấu ngang đốt sống thắt lưng.
  • Chụp Scanner: Cho biết mức độ dập mu thận, tụ máu quanh thận hay tổn thương ở đường bài tiết nhanh chóng mà không cần xâm nhập.

Các biến chứng có thể xảy ra

Nếu không xử lý đúng cách và không phát hiện bệnh sớm thì người bệnh sẽ gặp những biến chứng như:

  • Viêm tấy hố thắt lưng.
  • Đau lưng kéo dài nhiều ngày do bị viêm xơ thận.
  • Thận ứ nước vì bị viêm xơ quanh niệu quản.
  • Cao huyết áp vì hẹp động mạch thận.
  • ….

Phương pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị chấn thương thận như sau:

  • Bất động hộ lý cấp I ở trên giường.
  • Phòng và chống sốc tích cực cho bệnh nhân bằng mọi biện pháp.
  • Phòng chống sốc nhiễm khuẩn qua việc dùng thuốc kháng sinh.
  • Phát hiện và xử trí nhanh chóng, kịp thời các tổn thương phối hợp theo thứ tự ưu tiên.
  • Cầm máu cho người bệnh.
  • Theo dõi sát sao những biểu hiện của người bệnh để có biện pháp xử lý.
Tùy từng trường hợp bệnh mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau
Tùy từng trường hợp bệnh mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau

Điều trị nội khoa

Nhân viên y tế cần bất động bệnh nhân tại giường khoảng 3 tuần sau đó tiến hành truyền dịch, truyền máu hoặc dùng các thuốc kháng sinh, giảm đau.

Sau 7 ngày siêu âm, chụp CT hoặc UIV để đánh giá lại kết quả điều trị. Điều trị bảo tồn chấn thương thận sẽ bao gồm cả những trường hợp tắc mạch mang đến thành công tới 95% với độ 3, 3,8% với độ 4 và 52% với độ 5. Độ chấn thương càng cao thì làm tắc mạch sẽ càng dễ thất bại và cần làm lại nhiều lần nhưng nó sẽ tránh được việc cắt thận trong một số trường hợp.

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định mổ cấp cứu ngay sau khi xét nghiệm thấy những tổn thương như đứt cuống thận, dập nát thận gây chảy máu. Các trường hợp có nghi ngờ có tổn thương trong các tạng ở ổ bụng cần can thiệp phẫu thuật ngay là vỡ lách, vỡ gan,…. Những trường hợp tổn thương nặng có thể vừa hồi sức vừa làm phẫu thuật.

Mổ cấp cứu trì hoãn sau khi điều trị nội khoa không ổn định (7 – 15 ngày) và diễn biến nặng, người bệnh gặp tình trạng đái ra máu nhiều hơn. Ngoài ra, những trường hợp sau đây cũng được chỉ định mổ cấp cứu trì hoãn:

  • Khối gồ vùng mạn sườn vượt quá đường trắng giữa.
  • Bệnh nhân sốt kéo dài không hồi phục dù đã điều trị nội khoa.
  • Bị đái máu, căng gồ vùng thận, cơn đau không dừng.
  • Áp xe hố thận.
  • Sốc mất máu.
  • Dập vỡ cực thận, thận không ngấm thuốc.

Cách thực hiện

Về đường mổ: Đường chéo thành bụng bên ngoài nếu chỉ có tổn thương thận đơn thuần hoặc đường trắng trên, dưới rốn qua phúc mạc nếu có nghi ngờ tổn thương kết hợp trong ổ bụng.

Phương pháp xử trí:

  • Khâu phục hồi vết rách nhu mô nếu tổn thương nhỏ, gọn sau đó lấy máu quanh thận rồi dẫn lưu hố thận.
  • Cắt một phần thận nếu tổn thương gây dập nát khu trú một phần thận.
  • Cắt toàn bộ thận nếu thận bị dập nát toàn bộ, cuống thận bị tổn thương không thể hồi phục.
  • Phải chắc chắn thận còn lại có đủ chức năng thì mới tiến hành cắt bỏ thận.

Chấn thương ở hệ tiết niệu sinh dục: Bàng quang

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu và thực hiện co bóp để tống nước tiểu ra ngoài mỗi khi đi tiểu. Nó được chia thành 2 phần:

  • Phần cố định: Có hình tam giác với đỉnh là cổ bàng quang, đáy là đường nối liền của 2 lỗ niệu quản. Tam giác bàng quang được nối với cổ bàng quang, niệu đạo và nằm sâu trong đáy chậu, có mối liên quan trực tiếp đến âm đạo và tử cung ở nữ. 
  • Phần di động: Là phần co giãn và được phúc mạc che phủ, có khả năng căng giãn để chứa nước tiểu. Đây là phần yếu nhất và khi căng đầy nước tiểu, các sợi cơ của nó được tách ra rộng, va đập vào vùng bàng quang và gây vỡ bàng quang thông. 
chấn thương hệ tiết niệu sinh dục
Chấn thương ở bàng quang chiếm 10% các ca chấn thương hệ tiết niệu

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chấn thương bàng quang

Chấn thương bàng quang do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất, nó chiếm 38-45% trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây chấn thương bàng quang có thể kể đến như:

  • Do tai nạn lao động hoặc gặp tai nạn sinh hoạt.
  • Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tử cung ở nữ giới.
  • Mổ lấy thai.
  • Phẫu thuật trực tràng.
  • Phẫu thuật đại tràng.
  • Cắt u bàng quang nội soi.

Cơ chế bệnh sinh của chấn thương bàng quang gồm:

  • Vỡ bàng quang trong phúc mạc: Xảy ra trong những trường hợp chấn thương kín và ở vùng bụng dưới, đặc biệt khi bàng quang đang căng đầy. Khi có chấn thương ở hạ vị, áp lực trong bàng quang bị tăng lên đột ngột và làm bàng quang bị vỡ, đặc biệt là vùng đỉnh.
  • Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc: Trong trường hợp bị gãy khung chậu kèm chấn thương, hai đầu xương gãy hoặc những mảnh xương vụn sẽ làm thủng bàng quang. Nếu trường hợp lực chấn thương mạch khi bàng quang không chứa nước tiểu, một chấn thương nặng ở vùng bụng dưới cũng sẽ gây rách bàng quang ở vùng đỉnh khi nó đang căng nước tiểu.

Các triệu chứng thường gặp của chấn thương bàng quang

Cũng như chấn thương thận, chấn thương bàng quang cũng gồm triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng

Chấn thương bàng quang gồm triệu chứng toàn thân và các triệu chứng tại chỗ.

Triệu chứng toàn thân

  • Sốc là biểu hiện dễ thấy bởi người bệnh bị đau và mất máu nhiều. Tình trạng này xảy ra nhiều với các bệnh nhân bị đa chấn thương, có tổn thương ở xương chậu phức tạp và bị vỡ gan, lá lách,… Khi vào viện khám bệnh nhân có thể bị vã mồ hôi, niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp tụt,…
  • Hội chứng nhiễm khuẩn cũng có thể gặp nếu bệnh nhân đi bệnh viện muộn. Nguyên nhân là do vỡ bàng quang máu và nước tiểu ra ngoài gây áp xe hoặc máu và nước tiểu trào vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.
  • Bị rối loạn điện giải nếu vỡ bàng quang vào ổ bụng nhưng phát hiện muộn, nước tiểu sẽ tái hấp thu từ khoang phúc mạc. Trường hợp này có thể gây vô niệu và chỉ được chẩn đoán khi chọc hút ổ bụng.
chấn thương hệ tiết niệu sinh dục
Rối loạn điện giải cũng là triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng tại chỗ

Mót đái hoặc đi nặng liên tục. Tình trạng đái ra máu toàn bãi hoặc cuối bãi, đặt sonde qua niệu đạo thấy nước tiểu đỏ.

  • Khám vùng hạ vị thấy nhiều vết bầm tím, găng gồ tụ máu, trầy xước.
  • Có thể bị vỡ chậu, chấn thương gãy xương hoặc chấn thương sọ não.

Triệu chứng cận lâm sàng

Cần thực hiện các biện pháp siêu âm, chụp chiếu để đánh giá chính xác nhất.

  • Siêu âm: Thấy hình ảnh niêm mạc thành bàng quang không trơn nhẵn liên tục, thấy đường vỡ của bàng quang cùng ổ đọng nước tiểu trong ổ bụng hoặc tiểu khung.
  • Chụp X quang bàng quang: Chụp ngược dòng hoặc bơm thuốc cản quang cho thấy hình ảnh thuốc, hơi tràn vào ổ bụng. Ngoài ra, vỡ bàng quang trong phúc mạc cũng có thấy cản quang thoát mạch vào trong khoang phúc mạc.

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc từng loại chấn thương bàng quang khác nhau mà phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau.

Dập bàng quang

Khi có chẩn đoán bị dập bàng quang thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng những phương pháp sau đây:

  • Đặt thông tiểu qua niệu đạo vào bàng quang để rửa và thực hiện dẫn lưu bằng Sonde Foley ba chạc.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân và tại chỗ theo đúng chỉ dẫn.
  • Theo dõi sát sao diễn biến toàn thân và tại chỗ của người bệnh.

Thủng vỡ bàng quang

Khi có chẩn đoán hoặc nghi ngờ có thủng, vỡ bàng quang thì cần phải mổ cấp cứu để kiểm tra tổn thương, đồng thời xử lý khâu bàng quang.

chấn thương hệ tiết niệu sinh dục
Tùy vào mức độ tổn thương mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau

Xử lý tình trạng vỡ bàng quang trong phúc mạc

  • Khâu vết rách bàng quang bằng chỉ tự tiêu 2 lớp để ngăn vỡ.
  • Dẫn lưu bàng quang ở trên xương mu kết hợp.
  • Rửa sạch và dẫn lưu ổ bụng hoặc dẫn lưu hố chậu.
  • Dùng thuốc kháng sinh toàn thân và tại chỗ để ngăn nhiễm trùng.

Điều trị vỡ ngoài phúc mạc

Nếu bệnh nhân bị tổn thương kết hợp ở trong ổ bụng thì cần can thiệp ngoại khoa. Trong lúc mở bụng bác sĩ sẽ thực hiện khâu bàng quang. Nếu bệnh nhân chỉ tổn thương vỡ bàng quang ngoài phúc mạc thì có thể dùng kháng sinh hoặc đặt thông niệu đạo lưu. Còn nếu bệnh nhân còn tiểu ra máu, nhiễm trùng thì có thể can thiệp ngoại khoa để khâu lại lỗ thủng.

Chấn thương niệu đạo

Niệu đạo ở nam giới là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra miệng sáo và là đường đi chung của hệ tiết niệu cùng hệ sinh dục. Niệu đạo gồm:

  • Niệu đạo sau: Dài 4cm, gồm tuyến tiền liệt và niệu đạo màng xuyên qua cân đáy chậu giữa. Khi bị chấn thương vỡ xương chậu, niệu đạo màng rất dễ bị tổn thương.
  • Niệu đạo trước: Dài 10 – 12cm và gồm niệu đạo dương vật, niệu đạo bìu và niệu đạo tầng sinh môn. Niệu đạo trước có vật xốp bao quanh và chấn thương vật xốp sẽ gây chảy máu nhiều.

Cơ chế chấn thương

Mỗi loại niệu đạo sẽ có cơ chế chấn thương không giống nhau.

  • Cơ chế chấn thương niệu đạo trước: Lực chấn thương sẽ tác động vào niệu đạo và gây ra những thương tổn. Niệu đạo dương vật di động ít bị tổn thương và chỉ xảy ra khi bị kẹp giữa 2 vật cứng hoặc bị bẻ đột ngột khi đang cương. Niệu đạo bìu và niệu đạo tầng sinh môn sẽ bị chấn thương khi bệnh nhân bị ngã, ngồi xoạc trên vật cứng.
  • Cơ chế chấn thương niệu đạo sau: Chủ yếu là do cơ chế chấn thương gián tiếp và là biến chứng của vỡ xương chậu. Một số ít trường hợp xảy ra do tai biến nong niệu đạo và nội nội soi tiết niệu.
Chấn thương niệu đạo gặp nhiều ở nam giới
Chấn thương niệu đạo gặp nhiều ở nam giới

Tổn thương giải phẫu bệnh lý

Gồm những tổn thương sau:

  • Dập niệu đạo: Xảy ra ở một trong các thành phần của ống niệu đạo, sự lưu thông của niệu đạo vẫn tiếp tục.
  • Thủng niệu đạo: Lớp thành của niệu đạo bị tổn thương gây hư tổn từ lòng niệu đạo ra các cơ quan xung quanh.
  • Đứt niệu đạo: Ống niệu bị đứt rời hoàn toàn và hai đầu niệu đạo bị di lệch, gián đoạn.
  • Gấp khúc niệu đạo: Thành niệu đạo bị gấp khúc và không chảy máu ở miệng sáo. Nhưng tình trạng này rất hiếm gặp, thường xảy ra ở chấn thương niệu đạo sau.

Các triệu chứng của bệnh

Gồm các triệu chứng cận lâm sàng cũng như triệu chứng lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh bị sốc do đau, mất máu và tổn thương kết hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ gặp hội chứng nhiễm khuẩn nếu phát hiện muộn.

Ngoài ra còn một số triệu chứng tổn thương niệu đạo như:

  • Chảy máu miệng sáo: Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và có giá trị chẩn đoán xác định.
  • Bí đái: Do sự gián đoạn lưu thông của niệu đạo.
  • Bí đái sớm: Xuất hiện ngay sau chấn thương và thường gặp trong nứt niệu đạo hoàn toàn.
  • Bí đái muộn: Sau chấn thương người bệnh vẫn đi đái được vài lần nhưng sau đó sẽ xuất hiện bí tiểu.
  • Tụ máu: Tụ máu dưới da, ở dưới lớp cơ và có thể gây phù nề, bầm tím.
  • Chấn thương niệu đạo trước: Nó gây tụ máu ở tầng sinh môn và da bìu hình cánh bướm đối xứng qua đường giữa và thường xuất hiện ngay sau khi xảy ra chấn thương.
  • Chấn thương niệu đạo sau: Tụ máu ở sâu do tổn thương khung chậu thường xuất hiện muộn có màu xanh nhạt, xảy ra ở vùng bẹn, vùng quanh lỗ hậu, mặt trong đùi.

Các triệu chứng cận lâm sàng

Thực hiện các xét nghiệm sẽ thấy những triệu chứng sau đây:

  • Xét nghiệm máu: Thấy hồng cầu, huyết sắc tố giảm, bạch cầu tăng và chuyển trái.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Hồng cầu và bạch cầu tăng, chỉ số protein niệu dương tính.
  • X quang: Xương chậu gãy một hoặc nhiều mảnh.
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán bệnh

Phương pháp điều trị

Chấn thương niệu đạo nên được cấp cứu và xử trí sớm để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Dập niệu đạo

  • Đặt thông đái quan cơ quan niệu đạo rồi lưu xông trong 7 – 10 ngày.
  • Chườm đá và băng ép tại chỗ vùng tầng sinh môn theo kiểu đóng khố.
  • Sau khi rút ống xông dẫn cần nong niệu đạo và kiểm tra định kỳ.

Người bệnh bị thủng hoặc đứt niệu đạo hoàn toàn

  • Với tổn thương niệu đạo trước: Phẫu thuật, phục hồi theo phương pháp cắt, khâu nối theo kiểu Marion trên nòng Foley. Sau 2 – 3 tuần rút bỏ niệu đạo và tiến hành kiểm tra định kỳ.
  • Với tổn thương niệu đạo sau: Tiến hành phục hồi lưu thông niệu đạo bằng phương pháp đặt nòng niệu đạo trên Foley hoặc Plastic hoặc khâu nối kỳ đầu. Nếu điều kiện bệnh nhân không thể kéo dài cuộc mổ thì việc phục hồi lưu thông niệu đạo chỉ nên tiến hành sau khi toàn thân đã ổn định.

Trường hợp bị chấn thương ở cơ quan sinh dục ngoài

Gồm chấn thương dương vật và chấn thương vùng hạ nang.

Chấn thương dương vật

Dương vật là tạng di động và được cấu tạo gồm hai vật hang và vật xốp, trong vật xốp sẽ có niệu đạo dương vật. Dương vật có hệ thống mạch máu phong phú và tổn thương sẽ gây chảy máu rất nhiều.

Chấn thương dương vật thường gặp trong tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động và biểu hiện bởi các triệu chứng như sau:

  • Bệnh nhân vẫn tỉnh táo.
  • Đau ở dương vật.
  • Dương vật sưng to.
  • Dương vật tím, sẫm màu.
  • Đái khó, bí tiểu.
  • Xét nghiệm có thấy bạch cầu tăng.
Chấn thương dương vật thường gặp trong tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông
Chấn thương dương vật thường gặp trong tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông

Phương pháp điều trị

Ở mức độ nhẹ, chấn thương dương vật chỉ cần sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn và dùng thuốc giảm phù nề. Nếu có khối máu tụ cần rạch dọc thân dương vật để lấy hết máu tụ, đặt thông tiểu sau đó băng ép dương vật. Lúc này người bệnh vẫn cần dùng kháng sinh, thuốc cầm máu,….

Chấn thương vùng hạ nang

Vùng hạ nang hay chính là vùng tầng sinh môn nằm giữa 2 mặt trong hai đùi và ở bờ dưới khớp với mu, hậu môn, trong đó có bìu. Nằm trong bìu là tinh hoàn, thừng tinh và mào tinh hoàn. Vùng hạ nang tổ chức liên kết lỏng lẻo nhưng có hệ thống mạch máu đa dạng và phong phú.

Chấn thương ở vùng hạ nang thường ít gặp và nếu xảy ra thì chủ yếu là do sinh hoạt hay cầu thủ đá bóng bị đá vào hạ bộ.

Các triệu chứng phổ biến là:

  • Sưng, tụ máu dưới da ở vùng hạ nang.
  • Lóc da ở vùng bìu không thể nhìn thấy tinh hoàn.
  • Bị đau ở vùng tổn thương.
  • Tụ máu hoặc chảy nhiều máu.
  • Khám thấy tinh trùng bị dập hoặc vỡ.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị phổ biến là dùng kháng sinh dự phòng để chống nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, dùng thuốc giảm đau, chống phù nề để giảm sưng đau hạ nang.

Nếu tổn thương gây rát da thì cần dùng thuốc cầm máu, nếu rách da bìu thì kiểm tra tinh hoàn để xử trí tùy theo mức độ. Nếu người bệnh không bị rách da bìu nhưng có nghi ngờ tổn thương tinh hoạt thì phải mổ kiểm tra để lấy máu tụ, cắt 1 phần hoặc toàn bộ tinh hoàn hoặc dẫn lưu bìu.

Phương pháp điều trị phổ biến là dùng kháng sinh dự phòng để chống nhiễm khuẩn
Phương pháp điều trị phổ biến là dùng kháng sinh dự phòng để chống nhiễm khuẩn

Chấn thương hệ tiết niệu sinh dục có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vậy nên ngay khi nhận thấy những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám và tuân thủ theo đúng nguyên tắc điều trị để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
chua-viem-duong-tiet-nieu-bang-dong-y
bai-thuoc-nhat-nam-tieu-thach-khang