Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngoài việc lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sao cho đúng cách, cần lưu ý gì để hỗ trợ quá trình điều trị cũng là vấn đề quan trọng mọi người không nên bỏ qua? Hãy cùng tapchidongy.org tham khảo những thông tin chia sẻ trong bài viết sau.

Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp gây ra nhiều đau đớn, bức bối, khó chịu với người bệnh. Hơn nữa, bệnh còn khiến họ hạn chế trong di chuyển, vận động, giảm chất lượng sống hàng ngày.

Vì thế, việc chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trở nên vô cùng quan trọng. Người bệnh cần có sự hỗ trợ từ người thân trong việc dìu đỡ trong quá trình điều trị, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và nếu sử dụng phương pháp phẫu thuật, cần rất lưu ý quá trình hậu phẫu.

Việc chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách là vô cùng quan trọng.
Việc chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách là vô cùng quan trọng.

Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Trong quá trình điều trị hoặc hồi phục sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, nhu cầu về dinh dưỡng cũng đặc biệt cần quan tâm không chỉ giúp hồi sức mà còn củng cố sức khỏe và sự dẻo dai cho xương khớp.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Các chất dinh dưỡng thiết yếu rất cần trong quá trình điều trị cũng như hồi phục của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm:

  • Canxi: Thành phần vô cùng quan trọng có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, củng cố độ dẻo dai và làm mạnh hệ xương khớp. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống bổ sung sữa, ăn thêm tôm, cá, cua đồng…
  • Protein: Thành phần quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng tăng trưởng, phát triển, sửa chữa tổn thương của các mô mềm, sụn. Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, hạnh nhân, yến mạch, thịt bò, bông cải xanh…
  • Vitamin D: Đảm nhận vai trò làm cầu dẫn để hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Thực phẩm giàu vitamin D như trứng, nước cam, yến mạch, cá hồi, tôm, hàu, nấm…
  • Axit béo omega-3: Omega-3 sau khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin đóng vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Thực phẩm chứa Axit béo Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, đậu nành…
  • Chất xơ: Thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, không gây béo phì thừa cân, làm giảm sức ép trọng lượng cơ thể lên phần cột sống. Những thực phẩm giàu chất xơ nên ăn như: rau xanh, trái cây (táo hoặc cam), trái bơ, cần tây…
  • Ngoài ra bổ sung thêm các loại vitamin (ví dụ như A, E, K), magie để bảo vệ khớp và đầu xương, chống lão hóa trong thực phẩm như cà rốt, súp lơ, nấm hương…
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu giúp củng cố sức khỏe và sự dẻo dai cho xương khớp.
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu giúp củng cố sức khỏe và sự dẻo dai cho xương khớp.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?

Bên cạnh bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cần lưu ý tránh một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm nhiều chất đạm, chất béo: Cơ thể sẽ sản sinh nhiều acid để tiêu hóa hết các chất này và cần canxi để trung hòa lượng acid. Quá trình tiêu hóa đó đào thải canxi khỏi cơ thể, tăng quá trình lão hóa xương, dẫn đến thoái hóa. Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt bê, thịt cừu,…
  • Thực phẩm chứa purin và fructose: Gây ra viêm khớp, cơn đau xuất hiện tần suất nhiều hơn như cà muối, dưa muối, nội tạng động vật,…
  • Thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ: Chất béo bão hòa trong đó khiến tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sử dụng nhiều loại thực phẩm này còn gây tăng cân không kiểm soát, gia tăng trọng lượng chèn ép lên cột sống.
  • Thức uống có cồn, các chất kích thích: Kết hợp chế độ sinh hoạt không lành mạnh có thể làm ảnh hưởng hiệu quả điều trị bệnh.

Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chế độ vận động

Những cơn đau nhức dai dẳng do thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều trở ngại trong hoạt động hàng ngày. Dù là trước hay trong quá trình điều trị thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều rất cần sự hỗ trợ từ người thân như giúp dìu, đỡ người bệnh.

Ngoài ra, có một số điểm điều trong vận động mà người thân cần lưu ý chăm sóc bệnh nhân:

  • Cử động nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Lưu ý sử dụng đai lưng để cố định cột sống khi di chuyển, dùng tay đỡ hông hoặc bả vai để hạn chế mức độ lệch của đĩa đệm.
  • Hạn chế cúi gập, xoắn vặn mình.
  • Nên nằm đệm cứng, sử dụng gối đỡ lưng người bệnh. Không nên nằm võng, ghế sofa…tránh ảnh hưởng vùng tổn thương của cột sống.
  • Bệnh nhân nên ngồi ghế có tựa lưng, ngồi thẳng lưng, đúng tư thế.
  • Không ngồi, đứng một tư thế quá lâu. Đặc biệt nhân viên văn phòng khi ngồi lâu cần đứng lên vận động nhẹ nhàng.
  • Khi mang vác đồ nặng cần hạ thấp người, sử dụng lực từ cả bàn chân để nâng đồ vật, tránh gây tổn thương nghiêm trọng.

Hỗ trợ bệnh nhân tập luyện vật lý trị liệu

Trong quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân, phương pháp vật lý trị liệu được nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng. Một số biện pháp vật lý trị liệu có thể biết đến như sau:

  • Châm cứu, bấm huyệt: Tác động trực tiếp lên các huyệt đạo để giảm đau, tăng lưu thông tuần hoàn máu, khai thông huyệt đạo, giải phóng áp lực chèn ép lên đĩa đệm và các rễ thần kinh.
  • Xoa bóp massage: Bằng những động tác kỹ thuật riêng giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau, làm nóng cơ thể kích thích lưu thông máu, sản sinh chất nhờn ở các mô sụn giúp người bệnh cử động linh hoạt hơn.
  • Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm: Các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội, đu xà đơn…giúp phục hồi chức năng cơ bắp, nâng cao sức khỏe toàn diện, hỗ trợ hiệu quả điều trị người bệnh.
Phương pháp vật lý trị liệu được nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
Phương pháp vật lý trị liệu được nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm khi các phương pháp khác không mang lại tác dụng. Biện pháp này có mang lại hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, ngoài ra một phần liên quan không thể thiếu đó là quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật. Mọi người cần chú ý:

  • Trong 24 giờ sau phẫu thuật: Lưu ý người bệnh cần nằm yên trên giường, không xoắn vặn cơ thể.
  • Từ 2-4 ngày đầu tiên: Người bệnh đại tiểu tiện tại chỗ dưới sự giúp đỡ của người thân. Hỗ trợ người bệnh đứng dậy vận động nhẹ nhàng để cơ bắp làm quen vận động. Lưu ý khi đang nằm, cần co chân lên từ từ, nghiêng người sang bên và nâng dần người ngồi dậy. Thực hiện ngược lại trường hợp nếu muốn ngồi xuống, chú ý cử động chậm rãi, nhẹ nhàng. Đặc biệt, không nên giữ nguyên quá lâu tư thế đứng hoặc ngồi.
  • Sau khi ra viện: Người thân nên cho bệnh nhân ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp, canh xương hầm….Tuyệt đối tránh thức ăn cứng, dầu mỡ, cay nóng gây khó tiêu.
  • Trong 3 tháng đầu tiên: Tuyệt đối không cúi, xoắn vặn cột sống, bê vác đồ nặng, nằm ngủ ở những nơi không phải mặt phẳng như sofa, võng…..
Hiệu quả ca mổ thoát vị đĩa đệm liên quan đến cách chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu.
Hiệu quả ca mổ thoát vị đĩa đệm liên quan đến cách chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu.

Lưu ý phòng tránh và tái phát thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và thăm khám kịp thời. Ngoài ra, có một số lưu ý cần biết để ngăn ngừa tái phát bệnh và duy trì hiệu quả điều trị bệnh:

  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
  • Chế độ nghỉ ngơi hồi sức phù hợp
  • Giữ cột sống đúng tư thế: nhân viên văn phòng, học sinh…
  • Tránh chấn thương cột sống
  • Kiểm soát cân nặng
  • Khám tổng quát, kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

Trên đây là một sống thông tin cần biết trong quá trình chăm sóc bệnh nhân để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục đạt hiệu quả tốt nhất. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khó có thể hoàn toàn bình phục trong thời gian ngắn. Vì vậy bệnh nhân nên kiên nhẫn và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. Tapchidongy.org luôn đồng hành cùng các bạn!

Bài viết liên quan
bac-si-tran-thi-huong-lan-tu-van-dau-vai-gay
lao cot song
thuoc-thoat-vi-dia-dem-cua-my
chua-thoai-hoa-dot-song-co-bang-thuoc-nam