Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cây khôi là một trong những loại dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông Y. Cây khôi chữa dạ dày rất tốt, ngoài ra nó còn làm giảm các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu… Tuy nhiên khi dùng, người bệnh cần phải lưu ý sử dụng sao cho đúng cách mới có thể đem đến hiệu quả tốt nhất.

Cây khôi chữa dạ dày có tốt không?

Trong Đông Y, cây khôi còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như khôi tía, khôi nhung, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Cây xuất hiện nhiều nhất tại Lào Cai, Huế, Quảng trị và Quảng Nam.

Cây khôi có vị chua, tính hàn, tên khoa học là Ardisia silvestris, có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, hạn chế tính trạng viêm loét, đau tức vùng thượng vị, đau rát ổ bụng… 

Dùng cây khôi chữa dạ dày đem lại hiệu quả cao
Dùng cây khôi chữa dạ dày đem lại hiệu quả cao

Cây khôi thường được kết hợp với nhiều nguyên liệu như cam thảo, ô tặc cốt, sa nhân… tạo thành phương thuốc chữa đau bao tử hữu hiệu. 

Theo nhiều nghiên cứu y học, trong cây khôi có chứa nhiều Tanin và Glucosid. Hai hoạt chất này phát huy được tác dụng vượt trội trong việc hạn chế các vết loét, chảy máu dạ dày, chống viêm… 

Lá khôi ngăn chặn dịch tiết dạ dày, khiến cơ thể trở nên khỏe mạnh, ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, loại cây này còn có một số công dụng như chữa viêm họng, thấp khớp, kháng khuẩn, chữa ghẻ lở, nổi mề đay, chống dị ứng và mẩn ngứa. 

Uống nước cây khôi chữa dạ dày hiệu quả

Bệnh dạ dày khi không được chữa trị kịp thời sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như thủng dạ dày, viêm dạ dày cấp thậm chí là ung thư dạ dày. 

Vậy nên khi có dấu hiệu lạ bạn nên đi thăm khám bác sĩ để phát hiện tình trạng bệnh một cách nhanh nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng cây lá khôi chữa dạ dày hiệu quả nhất. 

Trong phương pháp sử dụng lá khôi chữa dạ dày bạn có thể đun nước uống hàng ngày. Theo nhiều cuộc khảo sát có tới hơn 80% bệnh nhân uống nước cây khôi đều đặn hiện tượng ợ chua, ợ hơi, đau tức ngực… thuyên giảm đáng kể. 

Đồng thời tình trạng trào ngược dạ dày cũng được hạn chế ở mức tối đa. Bạn có thể chữa đau dạ dày khẩn cấp tại nhà bằng cách đun nước lá khôi uống hàng ngày theo công thức dưới đây.

Đun nước cây khôi uống để điều trị bệnh đau dạ dày
Đun nước cây khôi uống để điều trị bệnh đau dạ dày

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá khôi tươi: 30g
  • Nước lọc
  • Dụng cụ: Ấm đun nước, chén

Nếu không có lá khôi tươi dùng lá khôi khô cũng được. Liều lượng cần dùng là 15g. 

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Rửa sạch phần lá khôi đã chuẩn bị, để ráo nước. Nếu là lá khôi khô thì tráng qua với nước sôi. 
  • Bước 2: Đổ lá khôi đã rửa sạch vào ấm đun nước, thêm nước lọc.
  • Bước 3: Đun sôi với lửa nhỏ trong thời gian khoảng 20 phút. 
  • Bước 4: Tắt bếp và để nước nguội dần mời sử dụng. 

Cần uống nước lá khôi vào mỗi buổi sáng để phát huy được hiệu quả cao nhất. 

[pr_middle_post]

Một số bài thuốc Đông y từ cây khôi

Ngoài cách đun nước lá khôi để uống mỗi ngày bạn có thể tận dụng một số bài thuốc Đông Y đem lại hiệu quả khá cao. Trước khi uống nên đi thăm khám tại các cơ sở ý tế để xin lời khuyên của bác sĩ tránh những rủi ro ngoài ý muốn. 

Bài thuốc trị dạ dày số 1

Bài thuốc đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn có công dụng giảm thiểu tình trạng viêm loét, đau nhức vùng bao tử. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Lá khôi: 30g
  • Ô tắc cốt: 20g
  • Mẫu lệ: 25g
  • Thảo quyết minh: 25g 
  • Dụng cụ: Chảo, dụng cụ tán bột, cốc.

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Tiến hành phơi khô tất cả các loại nguyên liệu đã chuẩn bị.
  • Bước 2: Sau khi phơi khô, tán mịn để dễ sử dụng hơn. 
  • Bước 3: Đựng bột vào một chiếc lọ, sử dụng hàng ngày. 
  • Bước 4: Múc một thìa cà phê bột lá khôi pha với nước ấm để điều trị bệnh tình trạng đau dạ dày. Lưu ý mỗi ngày uống tầm 3 đến 4 lần. 
Chữa bệnh dạ dày bằng cây khôi có thể kết hợp với các dược liệu trong Đông Y
Chữa bệnh dạ dày bằng cây khôi có thể kết hợp với các dược liệu trong Đông Y

Bài thuốc trị dạ dày số 2

Với bài thuốc số 2 này, người bệnh sẽ uống mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá khôi: 15g
  • nhân trần: 18g
  • Chút chít: 15g
  • Bồ công anh: 18g
  • Lá khô sâm: 18g
  • Dụng cụ: Cốc, thìa

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Cần phơi khô tất cả các loại nguyên liệu trước khi sử dụng. Phơi ở nơi khô ráo thoáng mát, không ẩm mốc. 
  • Bước 2: Tán bột tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị. Tán bột càng mịn càng tốt. 
  • Bước 3: Uống bột lá khôi mỗi ngày tầm 30g. sau một thời gian ngắn tình trạng viêm loét dạ dày được cải thiện rõ ràng. 

Bài thuốc trị bệnh dạ dày số 3

Cây khôi chữa dạ dày có thể kết hợp với các nguyên liệu như cam thảo nam, uất kim, bồ công anh… Công dụng cũng không hề thua kém gì 2 bài thuốc kể trên. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Lá khôi: 25g
  • Cam thảo nam: 20g
  • Bồ công anh: 25g
  • Khổ sâm: 20g
  • Uất kim: 10g
  • Hậu phác: 10g
  • Hương phụ: 8g
  • Dụng cụ: Ấm đun, cốc, thìa

Các bước tiến hành 

  • Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị với nước sau đó để ráo nước. 
  • Bước 2: Chuẩn bị ấm đun nước sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. 
  • Bước 3: Đun sôi trên lửa nhỏ tầm 20 phút sau đó tắt bếp. 
  • Bước 4: Rót nước ra cốc và uống mỗi ngày. 

Một vài lưu ý quan trọng nhất khi dùng cây khôi

Không thể phủ nhận công dụng cây lá khôi chữa đau dạ dày, tuy nhiên dùng như thế nào cho đúng, cho đủ, cho phù hợp mới là vấn đề quan trọng nhất. Theo nghiên cứu, mỗi người không nên sử dụng quá 250g lá khôi mỗi ngày sẽ gây chóng mặt, mệt mỏi, thể trạng suy nhược. 

Qua đó hệ tuần hoàn máu và hoạt động của tim cũng bị ảnh hưởng rõ rệt. Tim đập và co bóp chậm hơn. Vậy nên khi dùng cây khôi tía chữa dạ dày cần lưu ý ngay những vấn đề dưới đây. 

Thăm khám trước khi sử dụng

Lá khôi chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhưng trước khi dùng bạn cần phải thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín tại địa phương. Thể trạng mỗi người khác nhau, có thể bên cạnh đau dạ dày bạn sẽ mắc thêm một số căn bệnh khác không thể điều trị bằng lá khôi. Cố tình sử dụng sẽ dẫn đến rủi ro ngoài ý muốn, gây ra rất nhiều biến chứng của bệnh đau dạ dày

Cần đi thăm khám định kỳ khi mắc đau dạ dày
Cần đi thăm khám định kỳ khi mắc đau dạ dày

Hơn nữa uống lá khôi chỉ có tác dụng với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các biến chứng như thủng dạ dày, viêm loét, ung thư cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Thay đổi chế độ ăn uống

Rượu, bia, thuốc lá… đều là các loại chất kích thích không tốt cho cơ thể. Khi dung nạp các chất này vào người không chỉ gây ra đau rát, viêm loét dạ dày mà còn gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy nên trong quá trình sử dụng nước lá khôi tuyệt đối nói không với các chất kích thích. Bên cạnh đó đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào cũng không nên dùng. 

Thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm có dạng mềm, lỏng, không quá cứng để dạ dày co bóp dễ dàng hơn. Bổ sung thêm các loại thực  phẩm giàu vitamin, chất xơ, trái cây… Các loại thực phẩm này không chỉ tốt cho dạ dày mà còn làm tăng sức đề kháng, tốt cho hệ vận động, duy trì sắc vóc dẻo dai. 

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Theo khuyến cáo mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Đồng thời cần tránh làm việc quá sức, không mang, vác những loại đồ vật quá nặng gây ảnh hưởng đến xương khớp. Hãy kiểm tra cân nặng thường xuyên để theo dõi xem cân nặng có bị giảm đột ngột hay không. 

Tập thói quen suy nghĩ tích cực mỗi ngày, không để những luồng tư tưởng tiêu cực làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Khi ngủ, nên kê cao gối ở đầu giường để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Đồng thời tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng là cách để bạn sống khỏe hơn. 

Lưu ý khi chọn lá khôi

Lá khôi khi dùng để chữa bệnh dạ dày cần phải chọn lựa cẩn thận. Nên chọn những loại lá tươi, không có sâu bệnh, lá thon và hơi dài là tốt nhất. Những loại lá này khi đun nước uống hay tán bột đều sẽ phát huy được công dụng một cách hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý rửa sạch lớp bụi bên ngoài lá trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh. 

Cây khôi chữa dạ dày khá tốt, chính vì thể trong các bài thuốc Đông Y không thể thiếu được nguyên liệu này. Với các bài thuốc cung cấp trên đây, bạn đã có thể hạn chế được các triệu chứng bệnh, giảm đau nhức, viêm loét… Tuy nhiên vẫn cần phải thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.


Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan