Chữa bệnh bằng những bài thuốc Đông y là sự lựa chọn của rất nhiều người. Nhắc đến Đông y phải kể đến những bài thuốc gia truyền, bấm huyệt, xoa bóp,…  Bên cạnh đó một phương pháp được nhắc đến rất nhiều hiện nay đó là cấy chỉ Đông y. Vậy cấy chỉ là gì? Cấy chỉ có tốt không? Mời quý bạn đọc/độc giả tìm hiểu trong bài viết sau!

Phương pháp cấy chỉ Đông y là gì?

Cấy chỉ được coi là phương pháp bước tiến trong châm cứu cổ truyền. Phương pháp này khá giống với châm cứu truyền thống mà chúng ta đã từng biết. Đây là phương pháp trị liệu ứng dụng việc chôn chỉ tự tiêu sinh học vào huyệt đạo để kích thích liên lục, lâu dài. Thời gian cấy chỉ khoảng 15 – 20 ngày. Cấy chỉ dùng chỉ tự tiêu, đây cũng là loại chỉ được sử dụng trong phẫu thuật ngoại khoa. Chỉ y học được tạo ra từ protit nên có thể tự tiêu sau khoảng 20 ngày khi đưa vào cơ thể.

Khi dùng kim cấy chỉ vào huyệt đạo sẽ mang lại kết quả vượt trội hơn, áp dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau như: xương khớp, viêm xoang,… Tuỳ vào mục đích trị liệu, bác sĩ sẽ cấy vào vị trí phù hợp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Cấy chỉ chữa bệnh là bước tiến mới trong y học
Cấy chỉ chữa bệnh là bước tiến mới trong y học

Hiệu quả của phương pháp cấy chỉ chữa bệnh Đông y

Cấy chỉ có tác dụng gì?Phương pháp cấy chỉ được biết đến với tác dụng chữa bệnh và thẩm mỹ. Đối với cấy chỉ chữa bệnh mang lại hiệu quả rõ rệt và đã được chứng minh điều trị hiệu quả những bệnh như: bệnh xương khớp, đau đầu, dạ dày, viêm mũi, hen phế quản, viêm xoang, mất ngủ, bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa, suy nhược cơ thể,…

Cấy chỉ phù hợp với nhiều đối tượng

Chữa bệnh bằng phương pháp Đông y từ lâu đã được ưa chuộng bởi ưu điểm áp dụng được nhiều đối tượng khác nhau. Với những trường hợp xuất hiện biến chứng như di chứng để lại sau phẫu thuật, teo cơ, đi tiểu không tự chủ,… đều có thể áp dụng được phương pháp này. Cơ thể của người bệnh sau khi cấy chỉ sinh học sẽ được tăng cường dinh dưỡng, cơ bắp và hồi phục hệ thần kinh.

Cấy chỉ không cần sử dụng thuốc, không cần thực hiện phẫu thuật

Chữa bệnh bằng phương pháp Đông y nổi tiếng với ưu điểm lành tính, đơn giản và dễ thực hiện. Với cấy chỉ trong y học cổ truyền cũng thế, chữa bệnh không cần thực hiện phẫu thuật, không sử dụng thuốc. Đây là giải pháp y học hiệu quả, sử dụng kỹ thuật xâm lấn có giới hạn, người bệnh được giảm đau nhanh chóng và phục hồi chức năng tốt. Với người bệnh xương khớp, những cơn đau nhức sẽ thuyên giảm và người bệnh vận động tốt hơn rất nhiều.

Cấy chỉ không gây biến chứng, đảm bảo an toàn

Cấy chỉ có an toàn không? Theo các chuyên gia đánh giá, phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo là cách chữa bệnh khá an toàn, không gây biến chứng. Người tái phát bệnh sau khi điều trị chiếm một tỉ lệ nhỏ. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này, bạn cần lựa chọn địa chỉ điều trị uy tín, người thực hiện chuyên môn cao, tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Cấy chỉ thời gian thực hiện nhanh chóng, không để lại sẹo

Thời gian thực hiện cấy chỉ Đông y không quá lâu. Nếu như châm cứu bệnh nhân sẽ phải thực hiện liên tục chia thành nhiều đợt thì phương pháp này vượt trội hơn nhiều về mặt thời gian. Trong 1 lần điều trị bệnh nhân sẽ duy trì chỉ cấy trong huyệt đạo từ 2 – 3 tuần. Vì thế tiết kiệm được rất nhiều chi phí đi lại, ăn ở,…

Nhiều người có thắc mắc đó là khi cấy chỉ có để lại sẹo không? Như đã biết, chỉ dùng để cấy là chỉ tự tiêu nên rất ít gây sẹo xấu, sẹo kém thẩm mỹ.

Các bước thực hiện cấy chỉ Đông y

Các bước cấy chỉ cần đảm bảo vệ sinh, an toàn. Chuẩn bị dụng cụ đảm bảo vô khuẩn, an toàn như khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa khác để tránh biến chứng sau khi cấy chỉ. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Kiểm tra các điều kiện cần đủ để người bệnh có được phép thực hiện cấy chỉ không? Bệnh nhân nằm, để lộ huyệt định.

Bước 2: Theo phác đồ điều trị của từng loại bệnh, người điều trị sẽ chọn huyệt đạo phù hợp nhất.

Bước 3: Các dụng cụ thực hiện cấy chỉ sẽ được vô trùng.

Bước 4: Theo từng vị trí nông, sâu của huyệt người thực hiện sẽ cắt chỉ theo kích thước vừa đủ rồi luồn chỉ vào kim thông nòng vô trùng. Thông thường, chỉ có độ dài từ 1cm – 2cm.

Bước 5: Tất cả các bước đều cần đảm bảo an toàn, vô khuẩn. Vì thế trước khi cấy chỉ cần sát trùng huyệt cấy chỉ.

Bước 6: Châm kim thông nòng có chỉ tự tiêu vào huyệt vị cần thật chuẩn xác. Điều này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và kỹ năng thật tốt. Sau đó, đẩy kim vào huyệt chậm rãi, độ sâu khoảng 1 – 3cm tuỳ thuộc vào từng huyệt khác nhau. Dùng cần đẩy chỉ để đưa chỉ vào huyệt vị và cuối cùng chậm rãi rút kim ra khỏi huyệt.

Bước 7: Sát khuẩn vị trí cấy chỉ và theo dõi sau thực hiện khoảng 15 phút đề phòng những biến chứng xảy ra.

Phương pháp cấy chỉ thường được chỉ định thực hiện từ 3 – 4 tuần/1 lần điều trị. Một liệu trình cần thực hiện từ 2 – 6 lần tuỳ vào từng bệnh khác nhau.

Cấy chỉ được tuân thủ theo các bước đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thực hiện

Mặt hạn chế của phương pháp cấy chỉ Đông y và lưu ý cần nhớ

Giống như những liệu pháp điều trị bệnh khác, cấy chỉ  trong Đông y vẫn tồn tại những mặt hạn chế và tác dụng phụ xuất phát từ lý do chủ quan hay khách quan như:

Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng: Một lưu ý rất quan trọng trong các bước thực hiện cấy chỉ đó là đảm bảo vô trùng giống như khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa. Vì thế, khi thực hiện thủ thuật không có kinh nghiệm, phòng thực hiện không vô khuẩn, dụng cụ không được sát khuẩn đúng tiêu chuẩn sẽ rất dễ gây biến chứng như nhiễm trùng.

Lây chéo bệnh xuất phát từ sự bất cẩn và không tận tâm của người thực hiện: Cấy chỉ cần đưa kim thông nòng vào cơ thể người bệnh, vì thế nếu người bệnh không làm việc đúng yêu cầu 1 người chỉ dùng 1 kim sẽ rất dễ xảy ra tình trạng lây chéo bệnh. Một điều vô cùng quan trọng đó là bạn cần lựa chọn địa chỉ thực hiện cấy chỉ đảm bảo chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Xuất hiện tình trạng chảy máu: Tại sao bước cuối cùng của cấy chỉ đó là ở lại để theo dõi? Đó là bởi sau cấy chỉ có thể xuất hiện tình trạng chảy máu đặc biệt là những vùng như da mặt.

Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần lưu ý khi cấy chỉ:

  • Trước khi cấy chỉ: Nên tắm rửa sạch sẽ để làm sạch bề mặt da, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê, chất gây nghiện…), không uống bia rượu, không nên ăn quá đói hoặc quá no.
  • Sau khi cấy chỉ: Nên ở lại nơi điều trị khoảng 15 phút để theo dõi trước khi ra về, hai ngày đầu sau khi cấy chỉ nên giữ tinh thần thoải mái, cơ thể không được mệt mỏi, không làm việc nặng, ở vị trí cấy chỉ không được để nước tiếp xúc trong vòng từ 6 đến 8 giờ đầu, không uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích. Sau khoảng thời gian 2 ngày, mọi sinh hoạt có thể trở lại bình thường. Bạn cũng cần chú ý theo dõi sức khoẻ và sự tiến triển sau khi cấy chỉ để phản hồi với người điều trị cho mình!
  • Những đối tượng sau đây không nên thực hiện cấy chỉ: Đối với người bệnh khi đến các cơ sở thực hiện cấy chỉ Đông y cần được thăm khám kỹ lưỡng, xác định tình trạng rõ ràng để có chỉ định chính xác nhất. Với những đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú, người sốt cao, mắc bệnh ngoài da, người dị ứng chỉ catgut,… là đối tượng không nên cấy chỉ để đảm bảo an toàn. Điều này sẽ được người thực hiện kiểm tra và phân tích trước khi phẫu thuật. Việc sàng lọc đối tượng được thực hiện cấy chỉ sẽ đảm bảo tính an toàn hơn.
Cấy chỉ cần kiêng ăn một số thực phẩm, tuân thủ theo chỉ dẫn của người thực hiện

 Tiêu chí lựa chọn cơ sở cấy chỉ đảm bảo an toàn, hiệu quả

Điều trị bệnh với phương pháp cấy chỉ đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm và tay nghề cao của người thực hiện. Nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Vì thế, việc lựa chọn cơ sở cấy chỉ đảm bảo uy tín là điều vô cùng quan trọng. Dựa trên một số tiêu chí đánh giá cơ sở chuyên khoa cấy chỉ chất lượng sau đây, bạn có thể yên tâm tin tưởng lựa chọn nhé!

Cơ sở có đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia am hiểu về cấy chỉ và kinh nghiệm thực hiện nhiều ca hiệu quả

Khác với nhiều phương pháp điều trị bệnh, hiệu quả của phương pháp cấy chỉ Đông y phụ thuộc rất nhiều vào đôi bàn tay khéo léo của người thầy thuốc. Việc đưa chỉ vào đúng vị trí huyệt đạo chuẩn xác, an toàn sẽ giúp hiệu quả tăng cao, không gây cảm giác khó chịu và biến chứng. Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia cũng cần có đạo đức nghề nghiệp cao để tránh tình trạng làm việc ẩu dẫn đến tình trạng lây chéo bệnh, thực hiện cấy chỉ không đảm bảo vô khuẩn.

Cơ sở vật chất sạch sẽ, hiện đại, đảm bảo đầy đủ khi thực hiện cấy chỉ

Bên cạnh yếu tố con người thì cơ sở vật chất cũng vô cùng quan trọng đối với cơ sở thực hiện cấy chỉ. Dụng vụ, máy móc vệ sinh, hiện đại sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình thực hiện. Đầy đủ các dụng cụ phục vụ quá trình trị liệu cấy chỉ giúp người thực hiện làm việc tốt hơn.

Các bước thực hiện cấy chỉ chặt chẽ, thăm khám kỹ lưỡng trước khi trị liệu

Không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện cấy chỉ. Trước khi thực hiện cấy chỉ cần thăm khám kỹ càng như: điều kiện sức khoẻ, bệnh lây nhiễm, test thai,… Đảm khảo tiệt trùng và vô khuẩn trong quá trình cấy chỉ là yếu tố tiên quyết và vô cùng quan trọng.

Từ những thông tin quan trọng liên quan đến phương pháp điều trị bệnh mang tính bước ngoặt của Đông y. Cần phân biệt chính xác giữa cấy chỉ điều trị bệnh và cấy chỉ thẩm mỹ. Tuân thủ đúng những chỉ dẫn của chuyên gia thực hiện cấy chỉ cho bệnh nhân. Hy vọng bạn sẽ có được lựa chọn chính xác cho mình để điều trị bệnh hiệu quả nhất, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bài viết liên quan