Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cấy chỉ hen phế quản (hen suyễn) là phương pháp được thực hiện bằng cách cấy chỉ catgut vào bên trong các huyệt đạo để có thể chữa bệnh hen phế quản mà không cần phải sử dụng bất kì loại thuốc nào

Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là một căn bệnh mãn tính thuộc về hệ hô hấp, khi xuất hiện cơn hen, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ có hiện tượng sưng lên và dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm và dị ứng. Do đó các đường dẫn khí sẽ bị thu hẹp lại và khiến cho lưu lượng không khí ra vào phổi giảm làm cho người bị bệnh sẽ khó thở hơn bình thường

cấy chỉ hen phế quản là gì
Hen phế quản gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh

Chữa bệnh hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ được thực hiện như thế nào?

Hen phế quản là tình trạng rối loạn Phế, Tỳ, Thận, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch, co thắt khí quản và từ đó gây ra những cơn ho khiến người bệnh khó thở và khó chịu

Vậy cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản được thực hiện như thế nào là điều mà nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Đây là phương pháp có sự kết hợp giữa Đông y và Tây y để có thể đưa các chỉ catgut (chỉ tự tiêu) vào các huyệt vị hệ kinh lạc nhằm kích thích các vị trí đó và tạo ra tác dụng như quá trình châm cứu để ngăn chặn các cơn hen

Ngoài ra việc cấy chỉ chữa hen còn giúp người bệnh bổ thận, hóa đờm, thanh quế, chỉ khái và tăng cường hệ miễn dịch để hạn chế các cơn hen có thể tái phát. Đây được coi là phương pháp giúp điều trị tận gốc căn bệnh hen phế quản từ sâu bên trong.

Cấy chỉ chữa hen suyễn (hen phế quản) có những ưu điểm gì?

Phương pháp cấy chỉ này hiện đã được nhiều người biết đến và sử dụng để chữa tận gốc các cơn hen suyễn, có thể kể đến một số ưu điểm cụ thể như:

  • Thủ thuật thực hiện cấy chỉ đơn giản, không mất nhiều thời gian và công sức trong công tác điều trị
  • Người bệnh không phải nhập viện cũng như không phải sử dụng thuốc trong suốt quá trình điều trị, hạn chế sử dụng kháng sinh giúp người bệnh duy trì được thể lực khỏe mạnh hơn
  • Phương pháp cấy chỉ chữa hen tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, ngoài chữa bệnh hen suyễn còn hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả
  • Chi phí điều trị tiết kiệm hơn so với các phương pháp khác
ưu điểm cấy chỉ hen phế quản
Cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản

Tìm hiểu chi tiết về phác đồ cấy chỉ hen phế quản

Cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản có phác đồ điều trị với 3 giai đoạn chính. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Thời kỳ tiền cơn

Cấy chỉ ở giai đoạn này giúp ngăn chặn cơn hen xuất hiện

  • Giai đoạn 2: Trong khi lên cơn

Khi người bệnh xuất hiện cơn hen sẽ thực hiện cấy chỉ để cắt cơn hen ở thời điểm đó

  • Giai đoạn 3: Thời kỳ hòa hoãn (thời kỳ ngoài cơn hen)

Giai đoạn này thực hiện cấy chỉ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời giúp điều hòa các khí huyết để người bệnh có được thể trạng tốt nhất

Thời gian điều trị cho mỗi giai đoạn của phương pháp cấy chỉ thường từ 3 – 5 buổi và các buổi sẽ có thời gian cách nhau từ 20 – 25 ngày

Trong quá trình chữa trị hen suyễn bằng phương pháp cấy chỉ, tùy thuộc vào từng cơ địa, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân để bác sĩ có thể thay đổi các vị trí cấy chỉ, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các triệu chứng hen phế quản cấp

Quy trình thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa hen suyễn

Các cơ sở y tế thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản (hen suyễn) cần thực hiện đầy đủ các bước dưới đây theo quy định của Bộ y tế:

  • Bước 1: Thực hiện thăm khám

Khi tới các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng mà người bệnh đang có. Sau đó dựa trên các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chấn đoán mức độ trình trạng hen suyễn của bệnh nhân

  • Bước 2: Tiến hành tư vấn

Sau khi nắm rõ các triệu chứng, dấu hiệu và các xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chi tiết về phác đồ điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ và những lưu ý người bệnh cần nắm khi tiến hành chữa bệnh bằng phương pháp này

  • Bước 3: Thực hiện cấy chỉ

Khi thực hiện cấy chỉ, bác sĩ và đội ngũ chuyên môn cần thực hiện đầy đủ và chính xác để đảm bảo được hiệu quả của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy chỉ như sau:

  • Sát khuẩn tay và đeo găng tay vô trùng để đảm bảo vệ sinh và an toàn
  • Chia chỉ catgut thành các đoạn nhỏ 1cm và thực hiện luồn chỉ vào nòng kim
  • Xác định chính xác vị trí các huyệt cần cấy chỉ để sát khuẩn và đưa chỉ vào đúng vị trí
  • Tiến hành đưa kim qua da và đẩy từ từ vào các huyệt đã được xác định trước đó. Trong quá trình đưa chỉ vào vị trí các huyệt, các thao tác phải tuyệt đối chính xác bởi nếu chỉ cần một sơ suất nhỏ để kim chạm trực tiếp vào các dây thần kinh thì sẽ khiến cơ thể người bệnh bị teo liệt
  • Thực hiện đầy nòng kim và để chỉ lại vào các huyệt
  • Rút kim ra nhẹ nhàng khỏi vị trí các huyệt
  • Tiến hành đặt gạc vô trùng vào các vị trí huyệt đạo đã cấy chỉ và cố định gạc bằng băng dính
  • Theo dõi bệnh nhân sau ít nhất 30 phút cấy chỉ để nếu có biến chứng thì sẽ được xử lý cấp cứu kịp thời

Một số trường hợp chống chỉ định cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản

Cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản là phương pháp kết hợp giữa Đông y và Tây y với nhiều ưu điểm vượt trội, song phương pháp này cũng chống chỉ định với một số đối tượng như:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú sau khi sinh 1 tháng
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với chỉ catgut
  • Bệnh nhân đang có triệu chứng sốt cao
  • Bệnh nhân là người có cơ thể suy kiệt và sức đề kháng giảm
  • Không thực hiện cấy chỉ vào những vùng lở loét ngoài da hoặc vùng huyệt viêm nhiễm
  • Không thực hiện cấy chỉ chữa đau lưng cho người đang bị sốt cao
  • Không cấy chỉ cho các cơn đau ngoại khoa

Khi có nhu cầu thực hiện phương pháp cấy chỉ để chữa bệnh hen suyễn (hen phế quản) thì người bệnh cần tìm đến các địa chỉ điều trị uy tín, được điều trị và thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng để phòng trường hợp nếu có biến chứng xảy ra sẽ được cấp cứu kịp thời

Những lưu ý người bệnh cần nắm khi thực hiện cấy chỉ hen phế quản

Để hạn chế những triệu chứng của bệnh hen suyễn xảy ra thì người bệnh cần thực hiện những lưu ý về các vấn đề như:

  • Không được hút thuốc lá, thuốc lào và hạn chế tiếp xúc với những người hút thuốc
  • Tránh các loại thực ăn dễ khiến bệnh hen suyễn tái phát như: Cá, tôm, cua, mực, đậu phộng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tích cực tập luyện thể dục thể thao bằng các bài tập nhẹ để tăng cường sức khỏe
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với những nơi ẩm thấp, chăn ga gối phải được thường xuyên giặt giũ
  • Hạn chế tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, bụi bặm hoặc các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp như xăng dầu, sơn…và các loại phấn hoa, nước hoa
cấy chỉ hen phế quản và lưu ý
Lưu ý khi điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ

Phương pháp cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản hiện đang là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm, tuy nhiên bệnh nhân cần tìm đến những địa chỉ chữa cấy chỉ hen phế quản (hen suyễn) có uy tín để được tư vấn, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh tình trạng “tiền mất tật oan”.

Bài viết liên quan
cay-chi-chua-viem-xoang
viem tuyen giap ban cap
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung