Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Phương pháp cấy chỉ chữa bệnh được xem là bước ngoặt lớn của phương pháp châm cứu và y học hiện đại. Cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ là phương pháp phổ biến, được áp dụng mang lại hiệu quả cao. Mời quý độc giả cùng tìm hiểu về kỹ thuật cấy chỉ này để có thêm lựa chọn điều trị bệnh nhé!

Những ưu điểm mà cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ mang lại

Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh không của riêng ai. Đặc biệt tỉ lệ người mắc bệnh này ngày một tăng cao và đang có xu hướng trẻ hoá. Một số triệu chứng điển hình của bệnh đó là: tê buốt, sưng nề ở vùng cổ, đau mỏi vai gáy, căng cứng khớp. Cũng giống như nhiều bệnh xương khớp khác, bệnh thoái hoá đốt sống cổ gây ra những cơn đau nhức khiến người bệnh vô cùng bất tiện, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng đáng lo ngại.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh như Tây y, trị liệu xoa bóp,… Trong đó cấy chỉ là một trong những kỹ thuật tuy mới nhưng được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bằng cách sử dụng kim châm cứu, người thầy thuốc sẽ đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào các huyệt đạo, từ đó kích thích vào các huyệt đạo cân bằng huyết áp, thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể, điều hoà thần kinh. Với cơ chế tác động như vậy sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Bên cạnh đó, quá trình chống viêm rễ dây thần kinh sẽ diễn ra tại vị trí cấy chỉ và vùng lân cận giúp giảm hiện tượng chèn ép và lão hoá.

Sở dĩ cấy chỉ được nhiều người lựa chọn là bởi hiệu quả vượt trội mà phương pháp này mang lại.  Đó là sự kết hợp của phương pháp châm cứu cổ truyền và y học hiện đại nên bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn:

  • Giảm đau nhức, ê buốt vai gáy
  • Tăng cường lưu thông máu
  • Đẩy mạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể

Về lâu dài, cấy chỉ chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả bởi các sợi chỉ khi cấy vào huyệt đạo sẽ lưu lại đó. Càng theo thời gian, hiệu quả điều trị sẽ càng rõ ràng hơn rất nhiều.

Cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ nói riêng và phương pháp cấy chỉ nói chung đều có một ưu điểm cần phải kể đến đó là người bệnh không cần dùng thuốc hay thực hiện phẫu thuật. Một lần thực hiện sẽ cho tác dụng kéo dài được lâu, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Áp dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khoẻ dài lâu.

Cấy chỉ giúp giảm những cơn đau do thoái hoá đốt sống cổ gây ra

Liệu trình cấy chỉ thoái hoá đốt sống cổ như thế nào?

Cấy chỉ điều trị thoái hoá đốt sống cổ dùng chỉ tự tiêu để cấy vào huyệt đạo. Một lần thực hiện sẽ cấy vào khoảng 10 – 15 huyệt đạo. Chỉ sẽ tự tiêu trong vòng 2 tuần.

Thông thường, một liệu trình điều trị bệnh sẽ kéo dài từ 3 – 6 lần. Tuỳ vào tình trạng bệnh của mồi người để đưa ra liệu trình phù hợp nhất. Khoảng 2 tuần sẽ thực hiện liệu trình điều trị tiếp theo. Vì thế, so với phương pháp châm cứu sẽ phải thực hiện liên tục thì cấy chỉ chữa bệnh sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Với những liệu trình điều trị này, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của người thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Các bước thực hiện cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ

Cấy chỉ để đảm bảo an toàn và hiệu quả đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Sự khéo léo khi đưa chỉ và đúng huyệt đạo, đúng cách là vô cùng quan trọng.

Thoái hoá đốt sống cổ gây ra những cơn đau là do chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu khu vực xung quanh. Vì thế, khi điều trị, người thực hiện sẽ cấy chỉ ở những huyệt vị  vai, đốt sống cổ (thiên trụ, kiên liêu, thiên tông, kiên liêu). Bên cạnh đó, thoái hoá đốt sống cổ không tác động đến mạch máu mà chỉ chèn ép lên các dây thần kinh nên cấy chỉ vào các huyệt vị bị chèn ép như thiên trụ, thiên tông, giáp tích, kiên liêu. Đó là một số huyệt sẽ được cấy chỉ để điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ mang lại hiệu quả cao.

Giới thiệu các bước thực hiện cấy chỉ như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị chỉ tự tiêu catgut cắt ngắn thành từng đoạn dài khoảng 1 – 1,5 cm. Các dụng cụ, chỉ đều cần phải sát khuẩn, đảm bảo vô trùng trong suốt quá trình thực hiện.
  • Bước 2: Tiếp theo bác sĩ sẽ luồn chỉ vào kim số 23. Với sự hỗ trợ của kim luồn, chỉ sẽ được đưa vào huyệt đạo dễ dàng, nhanh chóng hơn.
  • Bước 3: Xác định huyệt đạo một cách chính xác trên cơ thể bệnh nhân. Việc xác định vị trí huyệt để cấy chỉ vô cùng quan trọng, đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững được chuyên môn. Khi xác định vị trí huyệt đạo sẽ giống như phương pháp châm cứu.
  • Bước 4: Trước khi thực hiện cấy chỉ, người bệnh sẽ được thăm khám để đánh giá tình trạng. Tuỳ vào mức độ của mỗi người sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chọn vị trí cấy chỉ vào những huyệt vị phù hợp.
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Cấy chỉ cần tuân thủ các bước thực hiện và đảm bảo vô trùng

Những đối tượng nên và không nên thực hiện phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ là phương pháp an toàn, hiệu quả duy trì lâu dài tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng áp dụng được. Vì thế, trước khi thực hiện cấy chỉ bác sĩ sẽ thăm khám và sàng lọc đối tượng. Những đối tượng không nên thực hiện cấy chỉ đó là:

  • Không thực hiện cấy chỉ khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi, điều kiện sức khoẻ không đảm bảo
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Những người dị ứng với chỉ tự tiêu
  • Người huyết áp cao, huyết áp không ổn định
  • Bệnh nhân sốt cao, mắc các bệnh ngoài da
  • Bệnh nhân đường huyết không ổn định

Những đối tượng nên thực hiện cấy chỉ:

  • Những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
  • Khi thăm khám xuất hiện tình trạng chèn rễ dây thần kinh cột sống…

Một số lưu ý khi cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ

Để tránh những biến chứng không đáng có xảy ra và phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị bệnh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lưu ý trước khi cấy chỉ: Bạn nên tắm sạch sẽ, ăn uống vừa đủ, không ăn quá no hoặc quá đói.
  • Sau cấy chỉ: Người bệnh nên ở lại nơi điều trị khoảng 10 -15 phút để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Sau điều trị không nên tắm ngay lập tức, tránh để nước vào vị trí cấy chỉ hoặc gây tổn thương vùng vết thương.
  • Không nên để tinh thần quá mệt mỏi, giữ cảm giác thoải mái, vui vẻ. Không lao động quá sức hoặc để cơ thể mệt mỏi.
  • Sáng suốt trong việc lựa chọn địa chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ uy tín, bác sĩ có trình độ, chuyên môn cao. Phương pháp này đòi hỏi sự chuẩn xác, vô trùng,… nên trình độ và đạo đức chuyên môn là điều vô cùng quan trọng.
  • Theo dõi những chuyển biến của cơ thể sau khi thực hiện cấy chỉ. Nếu thấy những triệu chứng bất thường báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh gây biến chứng xảy ra.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của người thực hiện.
  • Khi trời trở lạnh, nên giữ ấm cho vùng đốt sống cổ
  • Bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là những thực phẩm tốt cho xương cốt như cá, canxi, vitaminD,…
cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ
Kết hợp tập luyện để điều trị bệnh

Với những thông tin trên, hi vọng quý độc giả sẽ có thêm kiến thức về phương pháp cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ. Bạn có thể lựa chọn thêm một cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên không nên tự ý thực hiện mà cần đến các cơ sở uy tín và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn luôn có một sức khoẻ tốt và cuộc sống lành mạnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
tim-hieu-phuong-phap-cay-chi-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem
Thuốc Gout Colchicine giá bao nhiêu?
chua-dau-than-kinh-lien-suon-bang-dong-y
lao cot song
bai-tap-yoga-cho-nguoi-bi-gai-cot-song