Cầu nối chủ phổi là một phương pháp điều trị ngoại khoa cho những trường hợp bị bệnh Fallot 4 (tim bẩm sinh, thiếu máu lên phổi). Phương pháp này chính là phẫu thuật làm cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi để điều trị tạm thời tình trạng tim bẩm sinh. Phẫu thuật này có tên là “Blalock – Taussig”.

Tìm hiểu về bệnh Fallot 4

Cầu nối chủ phổi là một phương pháp điều trị ngoại khoa cho những trường hợp bị tim bẩm sinh, thiếu máu lên phổi. Phương pháp này chính là phẫu thuật làm cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi để điều trị tạm thời tình trạng tim bẩm sinh. Phẫu thuật này có tên là “Blalock – Taussig”.

Cầu nối chủ phổi được tiến hành khi người bệnh bị mắc bệnh tứ chứng Fallot. Fallot 4 là một bệnh tim bẩm sinh, phổi sáng, có tím. Năm 1888, nhà nghiên cứu Fallot là người đầu tiên mô tả đầy đủ các triệu chứng của bệnh Fallot 4. Sau đó đến năm 194, ông Alfred Blalock và bà Helen Taussig đã đề xuất ra phương pháp phẫu thuật làm cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi để nhằm khắc phục tình trạng Fallot 4, phẫu thuật này có tên Blalock – Taussig (Cầu nối chủ phổi).

Cầu nối chủ phổi được tiến hành khi người bệnh bị mắc bệnh tứ chứng Fallot
Cầu nối chủ phổi được tiến hành khi người bệnh bị mắc bệnh tứ chứng Fallot

Bệnh Fallot 4 thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 3/1000 trẻ chiếm 7-10% các ca bệnh tim bẩm sinh hiện nay. Căn bệnh này cần phải có sự can thiệp sớm nếu không sẽ dẫn đến tử vong. Có nhiều trường hợp bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật ngay sau khi vừa được sinh ra.

Những tổn thương giải phẫu bệnh

Bệnh bao gồm 4 tổn thương sau:

  • Thông liên thất cao, phần lớn ở vùng quanh màng.
  • Động mạch chủ lệch sang phải, chồng chéo lên vách liên thất. Bình thường động mạch chủ chỉ hứng máu ở thất trái khi lệch phải thì hứng máu ở cả thất trái thất phải.
  • Hẹp phổi: Bao gồm hẹp đường ra thất phải, hẹp vòng van, lỗ van động mạch phổi, hẹp thân hoặc nhánh động mạch phổi.
  • Dày thất phải.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các tổn thương phối hợp khác bao gồm:

  • Bất thường của động mạch vành.
  • Còn ống động mạch.
  • Động mạch phổi không có hợp lưu.
  • Tuần hoàn bàng hệ chủ phổi.

Mức độ tiến triển của bệnh

Bệnh có thể tiến triển theo những diễn biến như sau:

  • Mức độ tím tái trên cơ thể ngày càng tăng, hồng cầu > 7 triệu, thường xuyên bị ngất xỉu do thiếu oxy lên não.
  • Các hoạt động thể chất bị hạn chế do thiếu oxy mạn tính – áp xe não do tách động mạch não.
  • Tuần hoàn mao mạch phổi bị thay đổi khiến người bệnh dễ bị ho ra máu.
  • Có thể gây ra bệnh cơ tim thứ phát.
  • Bệnh nhân dễ mắc bệnh lao phổi.
  • Mức độ tiến triển cuối cùng nếu không được can thiệp y tế kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng

Dưới đây là các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Fallot 4:

Triệu chứng lâm sàng

  • Môi, đầu ngón tay và ngón chân tím tái. Tình trạng này tăng dần lên khi trẻ khóc hoặc hoạt động gắng sức.
  • Khi người bệnh ngồi xổm sẽ thấy tình trạng tím tái và khó thở giảm đi, nguyên nhân là do tư thế này giúp làm giảm luồng shunt phải trái đưa đến tăng máu lên phổi.
  • Cơn tím thường xuyên xuất hiện ở những trẻ từ 6-12 tháng tuổi, trẻ có thể ngất hoặc mất ý thức nhất thời do thiếu máu.
  • Móng tay khum tròn, đầu ngón tay to hình dùi trống.
  • Sờ tay thấy có rung miu ở giữa và bờ trái xương ức.
Đầu ngón tay ngón chân và môi tím tái là triệu chứng lâm sàng của Fallot
Đầu ngón tay ngón chân và môi tím tái là triệu chứng lâm sàng của Fallot

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: Nếu thấy số lượng hồng cầu > 6 triệu, Hematocrite > 60% thì dễ tắc mạch não gây áp-xe não.
  • Điện tim: Trục lệch sang bên phải, dày phì đại thất phải.
  • X-quang tim phổi: Động mạch phổi lõm, thất phải dày đẩy lệch mỏm tim hếch lên trên, bóng tim có hình chiếc ủng. Quai động mạch chủ lệch sang phải chiếm tỷ lệ khoảng 25%.
  • Siêu âm tim qua siêu âm 2D và Doppler: Nhằm xác định lỗ thông liên thất cao lớn hay bé, động mạch chủ lệch phải nhiều hay ít, mức độ hẹp phổi, dẹp ở vòng van động mạch phổi, xác định được bất thường của động mạch vành, phát hiện những thương tổn khác như thông liên thất phần cơ, thông liên nhĩ, bất thường tĩnh mạch chủ trên bên trái,…

Phương pháp điều trị

Điều trị nội khoa và ngoại khoa cho người bệnh được tiến hành như sau:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa áp dụng các phương pháp như sau:

  • Điều trị tình trạng tím tái, ngất do thiếu oxy bằng cách đưa trẻ lên vai hoặc cho trẻ ngồi đầu gối tì vào ngực, tiêm Morphin Sulfat dưới da, kết hợp với điều trị nhiễm toan bằng Natri Bicarbonat hoặc Propranolol.
  • Điều trị dự phòng bằng cách truyền huyết thanh nếu số lượng hồng cầu > 7 triệu hoăc Hematocrite > 70%
  • Phương pháp thở oxy cần hạn chế vì bệnh lý này nguyên nhân do giảm máu lên phổi chứ không phải thiếu oxy từ ngoài vào.

Điều trị ngoại khoa

Tùy vào mức độ thương tổn giải phẫu ở khu vực động mạch phổi, thể trạng của bệnh nhân, khả năng phẫu thuật và gây mê hồi sức mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Trong đó có 2 phương pháp phẫu thuật đó là phẫu thuật tạm thời và phẫu thuật sửa toàn bộ.

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh để đưa ra hướng điều trị thích hợp
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh để đưa ra hướng điều trị thích hợp

1. Phương pháp phẫu thuật tạm thời nhằm mục đích tăng máu lên phổi, thường được dùng trong điều trị tạm thời, bao gồm:

  • Cầu nối chủ phổi Blalock – Taussig kinh điển.
  • Làm cầu nối bằng đoạn mạch nhân tạo giữa động mạch dưới đòn và động mạch phổi cùng bên.
  • Phẫu thuật Potts.
  • Phẫu thuật Waterston

Hai phương pháp phẫu thuật Potts và Waterston ngày nay ít được sử dụng. Trong khi đó phương pháp phẫu thuật cầu nối chủ phổi được áp dụng phổ biến nhất.

2. Phương pháp phẫu thuật sửa toàn bộ giúp mở rộng đường ra thất phải bằng việc cắt tổ chức cơ phần phễu, khoét cơ phần phễu qua động mạch phổi hoặc qua van ba lá.

Phương pháp cầu nối chủ phổi là gì?

Cầu nối chủ phổi được áp dụng trong điều trị bệnh Fallot 4, bao gồm các dạng: Cầu nối Blalock Taussig kinh điển; Cầu nối Blalock Taussig cải tiến; Các loại cầu nối chủ phổi khác (Cầu nối trung tâm, cầu nối Waterson, cầu nối Pott…)

Cầu nối Blalock Taussig kinh điển

Đánh giá phương pháp Cầu nối Blalock Taussig kinh điển:

  • Thường tiến hành phía đối diện với quai động mạch chủ.
  • Khó thực đối với trẻ sơ sinh.
  • Có khả năng phát triển cùng với cơ thể.
  • Giảm kích thước tay ở cùng bên.
  • Có khả năng gây hoại tử tay (tỷ lệ chiếm 0.2%).

Cầu nối Blalock Taussig cải tiến

Đánh giá phương pháp Cầu nối Blalock Taussig cải tiến:

  • Sử dụng vật liệu e-PTFE.
  • Khả năng biến dạng động mạch phổi thấp hơn.
  • Bảo tồn được động mạch dưới đòn.
  • Đảm bảo cho dòng chảy của máy và oxy được ổn định.
  • Có thể hình thành túi phình thấm qua thành ống.
Phương pháp cầu nối chủ phổi này giúp làm giảm khả năng biến dạng phổi
Phương pháp cầu nối chủ phổi này giúp làm giảm khả năng biến dạng phổi

Các bước tiến hành Blalock-Taussig cải tiến

  • Chọn kích cỡ shunt.
  • Chọn đường tiếp cận để làm shunt.
  • Bộc lộ đầu gần của shunt: Lưu ý hướng đi của động mạch, đường rạch và vị trí của cặp clamp.
  • Heparin: 100IU/kg.
  • Bộc lộ đầu xa: Chú ý tới chiều dài của shunt.
  • Kiểm tra shunt: Thrill ở động mạch phổi sau khi thả clamp.

Các vấn đề cần lưu ý

Chọn kích thước ống nối khi tiến hành Blalock-Taussig shunt cải tiến cần lưu ý:

  • Trẻ <3kg: Sử dụng ống nối 3mm.
  • Trẻ từ 3-4kg: Sử dụng ống nối 3.5mm.
  • Trẻ >4kg: Sử dụng ống nối 4mm hoặc lớn hơn.

Cầu nối chủ phổi trung tâm

Shunt trung tâm:

  • Lưu lượng phổi rất lớn.
  • Có thể sử dụng cho những trường hợp động mạch phổi thiểu sản.

Các loại cầu nối chủ phổi khác

Potts shunt: Miệng nối động mạch chủ xuống – động mạch phổi trái.

Waterston shunt: Miệng nối động mạch chủ lên – động mạch phổi phải.

Phương pháp này rất hiếm khi được sử dụng bởi lý do:

  • Khó kiểm soát trong trường hợp phẫu thuật sửa toàn bộ.
  • Lưu lượng máu lên phổi dễ bị quá tải.
  • Xoắn vặn động mạch phổi.

Các phương pháp phẫu thuật cầu nối chủ phổi

Có 2 dạng phẫu thuật cầu nối chủ phổi bao gồm: Phẫu thuật qua đường giữa của xương ức và phẫu thuật qua đường ngực bên. Trong đó cụ thể:

Phẫu thuật qua đường giữa của xương ức

Thông tin về phương pháp phẫu thuật qua đường giữa của xương ức:

  • Đầu gần của miệng nối sát với thân động mạch cánh tay đầu.
  • Đầu xa của miệng nối sát với trung tâm của động mạch phổi.
  • Phương pháp này thường phối kết hợp với phẫu thuật chạy tim phổi nhân tạo.
  • Cần mở lại xương ức khi tiến hành phẫu thuật thì 2.
  • Phẫu thuật qua đường giữa của xương ức giúp kiểm soát trong quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn.
  • Có thể phối kết hợp tạo hình động mạch phổi trong cùng một lần phẫu thuật.
  • Khó tiến hành miệng nối đầu gần nếu muốn sử dụng động mạch dưới đòn.
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ phổi cần được tiến hành chính xác và nhanh chóng
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ phổi cần được tiến hành chính xác và nhanh chóng

Phẫu thuật qua đường ngực bên

Thông tin về phương pháp phẫu thuật qua đường ngực bên:

  • Ít xảy ra tình trạng đầu gần sát với thân động mạch.
  • Đầu xa sát với động mạch phổi ngoại biên.
  • Khó thiết lập tuần hoàn bên ngoài cơ thể.
  • Hình thành 2 sẹo mổ sau khi tiến hành sửa chữa triệt để.
  • Khó khăn hơn trong việc kiểm soát phẫu thuật.
  • Không thể tạo hình động mạch phổi cùng thì.
  • Đầu gần sử dụng động mạch dưới đòn sẽ dễ dàng hơn khi phẫu thuật.

Đối tượng thực hiện cầu nối chủ phổi

Phương pháp cầu nối chủ phổi được chỉ định dựa vào lứa tuổi, cân nặng, giải phẫu và những yếu tố khác như:

  • Bệnh tim bẩm sinh phức tạp với tình trạng tím nặng, dễ kích thích, có cơn tím
  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có tình trạng nặng do thiếu
    máu lên phổi.
  • Tăng lượng máu lên phổi để làm giãn động mạch phổi trong trường hợp động mạch phổi gầy.

Cần làm gì sau phẫu thuật?

Nhiều người bệnh nghĩ rằng sau khi phẫu thuật cầu nối chủ phổi thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Việc điều trị bằng thuốc hay bất kỳ biện pháp nào khác cũng chỉ nằm mục đích điều trị triệu chứng chứ chưa chắc chắn sẽ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tái phát trở lại.

Để trái tim của bạn luôn được cung cấp đầy đủ máu và oxy, bạn cần phải loại trừ và khống chế được toàn bộ nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

  • Kiểm soát tốt tình trạng rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường, thừa cân béo phì.
  • Hạn chế sử dụng chất béo có hại cho cơ thể, thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật.
  • Hạn chế sử dụng thịt đỏ và nội tạng động vật,… bởi chúng có thể khiến hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao.
  • Kiểm soát căng thẳng, stress bằng cách đi ngủ sớm ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Việc lười vận động cũng sẽ khiến bệnh tái phát nhanh chóng. Do đó người bệnh sau phẫu thuật cần luyện tập thể dục đều đặn, tham gia những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,…

Sau khi áp dụng phương pháp cầu nối chủ phổi, để đạt được kết quả điều trị tốt, người bệnh cần phải tái khám đúng hẹn, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống theo hướng tích cực. Cầu nối chủ phổi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp y khoa kịp thời. Do đó người bệnh cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan