Top 14 cách trị vảy nến da đầu tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
Vảy nến da đầu là bệnh lý da liễu mãn tính có thể khiến nhiều người mặc cảm, tự ti về thẩm mỹ và đối mặt với tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Đây là bệnh lý mãn tính, không thể điều trị khỏi mà chỉ có thể kiểm soát bệnh ở mức độ ổn định, tránh bùng phát. Một số cách trị vảy nến da đầu tại nhà dưới đây có thể khắc phục tình trạng này khá hiệu quả.
14 cách trị vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả
Bệnh vảy nến da đầu là bệnh lý da liễu có liên quan mật thiết đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi các tế bào da đầu tăng sinh bất thường sẽ khiến các tế bào cũ chưa kịp bong ra đã xuất hiện các tế bào mới và tích tụ thành từng mảng trên da đầu tạo thành vảy nến.
Bệnh lý này không có tính lây lan nhưng có thể di truyền. Việc điều trị vảy nến da đầu khá phức tạp, gần như không thể điều trị khỏi mà chỉ có thể kiểm soát bệnh ở mức độ ổn định, hạn chế thấp nhất các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng các bài thuốc nam và các nguyên liệu tự nhiên là cách điều trị được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả khá tốt cho người bệnh.
Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng lá khế
Lá khế là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh da liễu như mề đay, hắc lào… Lá khế có tính chua, chát và tính bình cùng các loại vitamin B, A, C và phốt pho giúp tiêu viêm, giảm ngứa và giảm mẩn đỏ, thải độc cho cơ thể hiệu quả.

Trị vảy nến da đầu bằng lá khế như sau:
- Chuẩn bị lá khế tươi và rửa sạch, sau đó đun với nước.
- Đun nước lá khế cho sôi đều sau đó để nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.
- Tắt bếp và chờ nước nguội bớt và dùng để ngâm đầu.
- Massage nhẹ nhàng da đầu để tránh làm tổn thương da.
Sử dụng cây lược vàng
Cây lược vàng có tính mát và vị chua, có khả năng chống viêm, giải độc rất tốt. Ngoài ra, trong cây lược vàng còn có các hoạt chất như: Flavonoid, sulfolipid, vitamin PP và vitamin B2 giúp giảm ngứa hiệu quả, chống viêm và chống nhiễm khuẩn trên da.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 3 đến 5 lá lược vàng có màu xanh đậm và hái vào sáng sớm, rửa sạch.
- Cắt lá thành miếng nhỏ và giã với khoảng 1/4 thìa cà phê muối.
- Lấy bã lá lược vàng đắp lên da đầu bị vảy nến trong vòng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
- Thực hiện thường xuyên biện pháp này cho đến khi các triệu chứng vảy nến da đầu thuyên giảm.
Lá lốt trị vảy nến da đầu
Trong lá lốt có nhiều thành phần rất đáng chú ý như alkaloid, β-caryophyllene,… giúp kháng khuẩn tự nhiên, giảm tình trạng viêm ngứa và giúp lưu thông máu dưới da rất tốt, hỗ trợ quá trình phục hồi da đầu hiệu quả.

Sử dụng lá lốt trị vảy nến bằng cách:
- Rửa sạch khoảng 10 cây lá lốt bao gồm cả lá và thân cây.
- Cắt khúc lá lốt và đun với 2 đến 3 lít nước.
- Đợi nước nguội bớt và sử dụng để gội đầu. Dùng bã lá lốt đắp và massage nhẹ nhàng tại vùng da bị vảy nến.
- Kiên trì áp dụng biện pháp này cho đến khi khỏi bệnh.
Cách trị vảy nến tại nhà bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có nhiều hoạt chất có thể hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả như vitamin và khoáng chất, carotene, axit ascorbic và carbohydrate… Bên cạnh đó, lá trầu không còn có tính ấm và vị cay, được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh lý da liễu.
Sử dụng lá trầu không bằng cách:
- Chuẩn bị 5 lá trầu không, một ít rau răm và rửa sạch.
- Đun sôi các nguyên liệu trong khoảng 10 phút và thêm một thìa muối sạch, khuấy đều.
- Chờ nước nguội bớt và sử dụng để gội đầu.
- Thực hiện gội đầu bằng lá trầu không khoảng 3 lần mỗi tuần để giảm ngứa, giảm tạo vảy trên da đầu.
Giấm táo tốt cho người bị vảy nến
Giấm táo được coi là một chất sát khuẩn tự nhiên và lành tính khi trong thành phần có nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa như axit axetic và các vitamin. Từ đó giúp phục hồi vùng da bị tổn thương rất hiệu quả.

Cách sử dụng giấm táo như sau:
- Lấy 2 muỗng cà phê giấm táo pha với nước lọc.
- Dùng bông gòn để thấm vào dung dịch sau đó chấm lên vùng da bị vảy nến.
- Đợi dung dịch khô trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
- Thực hiện 2 lần mỗi tuần cho hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng nha đam
Nha đam cũng là nguyên liệu điều trị vảy nến da đầu rất hiệu quả. Trong nha đam có các thành phần có tác dụng kháng khuẩn là: Cellulose, glucose, xylose, mannose, arabinose, acemannan…
Ngoài ra, trong nha đam có các loại vitamin nhóm B, vitamin C và vitamin nhóm E cùng các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị vảy nến tại nhà rất tốt. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch nha đam và lấy phần gel bên trong để thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
- Chờ gel khô sau đó gội đầu bằng nước sạch.
- Người bệnh có thể uống nước nha đam hoặc ăn chè nha đam để trị bệnh hiệu quả hơn.
Dầu dừa trị vảy nến
Dầu dừa là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong làm đẹp da và tóc. Ngoài tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, dầu dừa còn có tác dụng tốt trong việc trị vảy nến da đầu. Các thành phần trong dầu dừa như monolaurin và axit lauric giúp diệt khuẩn, trị nấm và chống viêm hiệu quả.

Sử dụng dầu dừa trị vảy nến bằng các cách sau đây:
- Cách 1: Dùng dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da vảy nến, massage nhẹ nhàng và để qua đêm sau đó gội lại với nước.
- Cách 2: Trộn dầu dừa với các tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm thoa lên vùng da bị vảy nến, để qua đêm sau đó gội với nước sạch.
Sử dụng gừng
Gừng là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị các tình trạng viêm nhiễm. Gừng có tính ấm, vị cay nồng và giúp lưu thông khí huyết rất hiệu quả. Các thành phần có trong gừng như axit pantothenic, capsaicin, beta-carotene cùng các thành phần chống oxy hóa giúp diệt nấm ngứa và ngăn ngừa vi khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 đến 3 lát gừng tươi, đun sôi với nước trong khoảng 2 đến 3 phút.
- Đợi nước nguội và cho mật ong, chanh vào uống cùng.
- Có thể sử dụng trà gừng túi lọc để thuận tiện hơn.
Sử dụng các loại tinh dầu
Các loại tinh dầu có tính sát khuẩn như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bưởi đều có tính sát khuẩn cao, hỗ trợ điều trị vảy nến rất tốt. Có thể lấy các loại tinh dầu này thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến hoặc trộn tinh dầu với dầu dừa thoa lên da để qua một đêm sau đó gội lại với nước sạch.
Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng nghệ tươi
Nghệ có thành phần nổi bật nhất là curcumin. Hoạt chất này là hoạt chất vàng giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và làm liền sẹo rất hiệu quả. Do đó, nghệ được sử dụng rất nhiều trong dân gian khi điều trị các bệnh về da.

Sử dụng nghệ tươi trị vảy nến bằng cách:
- Chuẩn bị nghệ tươi, giã nát.
- Thêm một ít nước lọc để lấy tinh chất nghệ.
- Dùng bông gòn thấm tinh chất nghệ thoa lên vùng da đầu bị vảy nến.
- Người bệnh có thể kết hợp sử dụng các món ăn có chứa nghệ để có hiệu quả tốt hơn.
Dùng lá muồng trâu
Lá muồng trâu là loại lá có tính ấm và vị cay. Nhờ hợp chất anthraquinone có trong thành phần mà cây thuốc nam trị vảy nến da đầu này có khả năng trị nấm, sát khuẩn, làm dịu da rất tốt.
Sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến như sau:
- Rửa sạch lá và đọt cùng với một ít rau răm và lá trầu không.
- Đun sôi các nguyên liệu trong khoảng 10 phút và thêm một ít muối hạt.
- Đợi nước nguội bớt và sử dụng để gội đầu.
- Thực hiện khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Gội đầu bằng bồ kết – Cách trị vảy nến da đầu tại nhà
Bồ kết từ lâu đã là thảo dược được sử dụng để gội đầu giúp trị gàu, làm sạch da đầu và mượt tóc. Ngoài ra, quả bồ kết còn chứa nhiều hoạt chất ức chế vi khuẩn, loại bỏ nấm trên da đầu và cải thiện tình trạng vảy nến.

Sử dụng bồ kết rất đơn giản như sau:
- Nướng khoảng 4, 5 quả bồ kết cho đến khi có mùi thơm và vỏ hơi xém.
- Cho bồ kết vào nước sôi và đun trong khoảng 10 đến 15 phút.
- Dùng nước bồ kết để gội đầu giúp trị vảy nến và làm mượt tóc.
Sử dụng lòng đỏ trứng gà
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều dưỡng chất giúp làm mềm biểu bì da, loại bỏ tế bào chết và làm sạch da đầu. Khi đó, người bệnh có thể giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da đầu do vảy nến gây ra.
- Chuẩn bị từ 1 đến 3 quả trứng gà tách riêng lòng đỏ, lòng trắng trứng.
- Lấy lòng đỏ trứng đun nóng cho đến khi sền sệt, chờ nguội bớt và thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
- Đợi khô trong khoảng 30 phút và gội lại bằng nước sạch.
- Thoa lòng trắng trứng lên da đầu sau đó ủ qua đêm và gội sạch đầu vào sáng hôm sau.
Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng sữa chua
Sữa chua không chỉ có tác dụng làm đẹp từ bên trong cơ thể mà còn giúp làm mềm tế bào sừng, vảy ngoài da, loại bỏ tế bào chết, dưỡng ẩm da, trị vảy nến khi sử dụng bên ngoài cơ thể.
Để cải thiện các triệu chứng do vảy nến da đầu gây ra, người bệnh có thể sử dụng sữa chua bằng cách:
- Chuẩn bị 1 hộp sữa chua không đường, thoa lên vùng da đầu bị vảy nến và massage trong khoảng 3 phút.
- Đợi khô trong vòng 30 phút sau đó gội lại với nước sạch.
- Thực hiện biện pháp này 1 lần mỗi tuần để giảm triệu chứng của vảy nến.

Lưu ý khi trị vảy nến da đầu tại nhà
Để có thể điều trị vảy nến da đầu một cách hiệu quả nhất, giúp bệnh ổn định, giảm bùng phát, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Các biện pháp trị vảy nến da đầu tại nhà nên thực hiện khi bệnh vảy nến ở thể nhẹ, trong trạng thái ổn định.
- Khi bệnh bùng phát, người bệnh cần đến bệnh viện, chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và điều trị một cách tốt nhất.
- Cần làm sạch da đầu trước và sau khi áp dụng các mẹo dân gian trị vảy nến tại nhà.
- Nên sử dụng dầu gội lành tính, tránh kích ứng cho da.
- Không sử dụng hóa chất cho tóc và da đầu, tránh nhiệt độ cao tác động lên tóc.
- Massage da đầu nhẹ nhàng khi gội, tránh gãi hoặc cào mạnh làm tổn thương da đầu.
- Cần có chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước và tránh những thực phẩm gây hại.
- Giữ tinh thần ổn định, tránh căng thẳng, stress.
Các cách trị vảy nến da đầu tại nhà có thể hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp này để khắc phục tình trạng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra. Đây là bệnh lý mãn tính, do đó cần kiên trì điều trị mới có được kết quả tốt nhất.
ĐỌC THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!