Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thận yếu là bệnh lý phổ biến mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Chính vì vậy, làm thế nào để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả là mối quan tâm của nhiều người. Theo đó, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Vậy các cách trị thận yếu tại nhà đơn giản, hiệu quả là gì?

10 cách trị thận yếu tại nhà dễ dàng áp dụng

Việc điều trị thận yếu đúng cách và kịp thời là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị Đông, Tây y, bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc dân gian trị thận yếu tại nhà dưới đây.

Bài thuốc chữa thận yếu tại nhà với đu đủ

Theo Đông y, đu đủ xanh có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ thận. Theo y học hiện đại, trong đu đủ có chứa nhiều khoáng chất, vi lượng và vitamin giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Chính vì vậy, đây là dược liệu quý có tác dụng trị thận yếu tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả.

Đu đủ là dược liệu quý có tác dụng trị thận yếu tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả
Đu đủ là dược liệu quý có tác dụng trị thận yếu tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả
  • Nguyên liệu: 500g đu đủ
  • Cách thực hiện: Để điều trị thận yếu, người bệnh gọt vỏ đu đủ, rửa sạch, cho thêm một ít muối rồi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Bạn nên sử dụng ngay khi thuốc còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trị thận yếu tại nhà với rau răm

Rau răm là một loại rau vô cùng quen thuộc. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc có dược tính cao, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có thận yếu. Rau răm có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giúp tăng cường hoạt động chức năng của thận, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Bên cạnh công dụng trị thận yếu, rau răm còn được sử dụng để điều trị chướng bụng, cảm cúm, chân tay lạnh, tiêu chảy…

  • Nguyên liệu: 300g rau răm
  • Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch rau răm, đem giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt chia thành nhiều lần uống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn kèm rau răm với cháo hoặc trứng vịt lộn.

Bệnh nhân lưu ý không nên ăn quá nhiều rau răm cùng lúc vì điều này có thể gây ngộ độc.

Cách chữa thận yếu tại nhà với râu ngô

Râu ngô là vị thuốc quen thuộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Uống nước râu ngô giúp hỗ trợ điều trị thận yếu hiệu quả mà không phải ai cũng biết.

Râu ngô là vị thuốc quen thuộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian
Râu ngô là vị thuốc quen thuộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian

Theo y học cổ truyền, râu ngô có công dụng thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, giải độc nên được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan về thận. Theo y học hiện đại, râu ngô chứa nhiều khoáng chất và vitamin, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và bồi bổ cơ thể.

  • Nguyên liệu: 1 nắm râu ngô
  • Cách thực hiện: Râu ngô sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Sau khi nước nguội thì chắt ra bát và uống hàng ngày như nước lọc.

Nước râu ngô chỉ nên uống trong ngày vì để qua đêm sẽ giảm hiệu quả chữa bệnh cũng như có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, đau bụng…

Chữa bệnh thận yếu với rau ngổ

Rau ngổ là thực phẩm có dược tính cao và thường được sử dụng trong việc điều trị một số bệnh lý, bao gồm cả thận yếu. Theo Đông y, rau ngổ có khả năng giãn cơ, thông mật, lợi tiểu và tăng cường chức năng lọc máu của thận. Ngoài ra, rau ngổ còn có tác dụng co giãn mạch máu ở thận, từ đó giúp thận hoạt động tốt hơn.

Chính vì vậy, uống nước rau ngổ là phương pháp điều trị thận yếu tại nhà vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao.

  • Nguyên liệu: 20 – 30g rau ngổ tươi
  • Cách thực hiện: Rau ngổ đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối, sau đó, cắt thành khúc nhỏ, giã nát hoặc xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt rồi chia thành 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều.

Lưu ý phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng bài thuốc này vì nó chứa chất gây co giãn, phù tạng, từ đó dẫn đến sảy thai.

Thận yếu phải làm sao? Bài thuốc từ kim tiền thảo

Kim tiền thảo hay còn có tên gọi dân gian là cây mắt trâu, là một trong những vị thuốc phổ biến được dùng để chữa thận yếu. Theo Đông y, vị thuốc này có vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và giải độc cho cơ thể.

Kim tiền thảo hay còn có tên gọi dân gian là cây mắt trâu, là một trong những vị thuốc phổ biến được dùng để chữa thận yếu
Kim tiền thảo hay còn có tên gọi dân gian là cây mắt trâu, là một trong những vị thuốc phổ biến được dùng để chữa thận yếu

Ngoài ra, y học hiện đại đã chứng minh trong kim tiền thảo có chứa lượng lớn soyasaponin, hoạt chất tự nhiên có khả năng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời phục hồi tế bào bị tổn thương và tăng cường chức năng của thận.

  • Nguyên liệu: 20 – 30g kim tiền thảo
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào ấm đun với lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ trong 1 giờ. Sau đó, gạn lấy nước cốt rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Người bệnh nên áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách trị thận yếu tại nhà với rau diếp cá

Cách trị thận yếu tại nhà là gì? Khi mắc bệnh thận yếu, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dân gian tại nhà với rau diếp cá để điều trị bệnh.

Theo Đông y diếp cá là loại rau có công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, kháng viêm và lợi thấp. Theo y học hiện đại, trong rau diếp cá có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất như hyperin, myrcene, quercetin… Các dưỡng chất này có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, làm giãn mạch máu và tăng cường hoạt động bài tiết nước tiểu.

  • Nguyên liệu: 100g rau diếp cá khô
  • Cách thực hiện: Rau diếp cá đem rửa sạch rồi cho vào ấm đun cùng với 2 lít nước trên lửa nhỏ trong vòng 10 phút thì tắt bếp. Sau đó, lọc bã, chắt nước rồi chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Sử dụng rễ cỏ tranh

Thận yếu nên làm gì? Người mắc chứng thận yếu có thể uống nước từ rễ cỏ tranh để cải thiện tình trạng bệnh. Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu huyết ứ và được sử dụng để điều trị các bệnh như suy thận, thận yếu, tiểu ra máu, hạ huyết áp…

  • Nguyên liệu: 1 nắm rễ cỏ tranh, 3 lát gừng và 500ml nước
  • Cách thực hiện: Người bệnh mang rễ cỏ tranh sắc cùng với nước rồi chia thành 2 lần uống trong ngày vào sáng và chiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm gừng tươi vào cỏ tranh rồi đem sắc cùng với 500ml nước. Nên uống vào buổi tối để mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt.

Cách trị thận yếu tại nhà với cây nhân trần

Nhân trần là thảo dược có công dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dược liệu này có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng của thận. Trong nhân trần có chứa nhiều hoạt chất như coumarin, capilen, pinen, flavonoid,… có công dụng ức chế các gốc tự do làm tổn thương thận và giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.

Nhân trần là dược liệu có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng của thận
Nhân trần là dược liệu có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng của thận
  • Nguyên liệu: 30g nhân trần, 30g râu ngô
  • Cách thực hiện: Đem nhân trần và râu ngô rửa sạch, cho vào ấm đun cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, chắt lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Áp dụng liên tục mỗi ngày 1 lần để điều trị thận yếu hiệu quả.

Uống nước cây mực trị thận yếu

Cây mực là vị thuốc quý có công dụng giải nhiệt, lợi tiểu và tăng cường chức năng thận. Ngoài ra, dược liệu này còn được sử dụng để bảo vệ và duy trì hoạt động của chức năng thận. Bệnh nhân có thể kết hợp cây cỏ mực với một số nguyên liệu khác như cây nổ, cây muối, cây quýt gai để cải thiện các triệu chứng thận yếu.

  • Nguyên liệu: cây nổ, cây muối, cây quýt gai, cây mực mỗi vị 20g
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, sắc cùng 1,2 lít nước trên lửa nhỏ đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Sau đó, chắt lấy nước rồi chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

Cách trị thận yếu tại nhà bằng cây bòng bong

Bòng bong là thảo dược có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, đào thải độc tố ra bên ngoài. Chính vì vậy, đây là vị thuốc thường được sử dụng để điều trị thận yếu được sử dụng khá phổ biến.

Bòng bong là thảo dược có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, đào thải độc tố ra bên ngoài
Bòng bong là thảo dược có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, đào thải độc tố ra bên ngoài

Bòng bong kết hợp với bìm bịp và râu ngô là bài thuốc nam trị thận yếu vô cùng hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Bòng bong, râu ngô mỗi vị 15g, hạt bìm bịp 25g.
  • Cách thực hiện: Đầu tiên, sao vàng hạt bìm bịp, sau đó cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc cùng với 800ml nước đến khi cạn còn 300ml nước thì tắt bếp. Sau đó, lọc nước và chia uống thành 2 lần trong ngày. Người bệnh nên kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 thang để cải thiện triệu chứng thận yếu đáng kể.

Lưu ý khi trị thận yếu để bệnh nhanh khỏi

Các mẹo dân gian chữa thận yếu tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Trong quá trình điều trị, để mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Các cách trị thận yếu tại nhà thường mang lại hiệu quả chậm, vì vậy người bệnh nên kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo chỉ dẫn của lương y để đạt được hiệu quả rõ rệt.
  • Bên cạnh việc điều trị bệnh với các mẹo dân gian, người bệnh cần xây dựng thói quen khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng hồi phục.
  • Bệnh nhân nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, từ 2 – 2.5 lít nước để hỗ trợ đào thải độc tố và chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể.
  • Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến chức năng của thận như nhịn tiểu, thức khuya, làm việc căng thẳng.
  • Thay vào đó, hãy lựa chọn một môn thể thao nhẹ nhàng yêu thích và duy trì thói quen luyện tập 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho thận như ớt chuông, súp lơ, cá béo… đồng thời hạn chế dung nạp các thực phẩm gây gánh nặng cho thận như đồ ăn sẵn, nhiều muối, nhiều dầu mỡ…

Các cách trị thận yếu tại nhà thường an toàn, dễ thực hiện cũng như mang lại hiệu quả cao nếu kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với trường hợp tình trạng bệnh nhẹ. Nếu thực hiện một thời gian vẫn không mang lại hiệu quả, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan