Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Gout là một bệnh lý xương khớp vô cùng phổ biến hiện nay với những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tất nhiên không ai muốn phải đối diện với căn bệnh oái ăm này vậy nên phương án phòng bệnh sớm được xem là cách tốt nhất để chống lại căn bệnh này. Sau đây các cách phòng chống bệnh gout hiệu quả người bệnh nên tham khảo.

Cách phòng chống bệnh gout không nên bỏ qua

Theo nhiều thống kê về bệnh nhân bệnh gout, các chuyên gia đã rút ra được các nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất bao gồm:

  • Nam giới từ 40 tuổi trở về sau
  • Nữ giới bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh
  • Những người bị thừa cân, béo phì, có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh
  • Những người có tiền sử bố mẹ, ông bà đã từng bị gout.

Dựa vào những nhóm đối tượng điển hình, chúng ta có thể rút ra được các nguyên nhân gây bệnh chính, từ đó có biện pháp phòng ngừa chi tiết và chính xác nhất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Đối với những người đã bị gout chắc hẳn đều hiểu rõ những cơn đau nhức dữ dội do việc ăn một số nhóm thực phẩm nhất định. Cơn đau có thể khiến người bệnh không thể đi lại, không thể ngồi yên, vô cùng đau đớn và khó chịu. Chính vì thế, chế độ ăn uống cũng chính là một yếu tố nguy cơ khiến bệnh gout khởi phát. Để yên tâm hơn, bạn cần chú ý một vài nguyên tắc khi ăn uống giúp ngăn ngừa bệnh gout như sau:

  • Giảm thiểu tối đa các loại thực phẩm có nguy cơ bùng phát các cơn gout cấp tính và ngăn chặn biến chứng bệnh gout.
  • Tăng cường các nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh
  • Tập trung vào cơ chế và nguyên nhân gây bệnh để đưa ra chế độ ăn uống phù hợp nhất. Cụ thể: Giảm bớt lượng đạm; tăng cường chất xơ, vitamin khoáng chất, chất bột đường; ưu tiên sử dụng chất béo không no; hạn chế thức ăn chứa acid uric, purin;…
Chú ý lụa chọn thực phẩm phù hợp với bệnh gout
Chú ý lụa chọn thực phẩm phù hợp với bệnh gout

Một vài điểm quan trọng trong chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh gút:

Uống nhiều nước – cách phòng tránh bệnh gout đơn giản

Nước đặc biệt quan trọng với cơ thể người, chúng có tác dụng ngăn chặn sự ứ đọng của các tinh thể urat trong thận. Người trưởng thành nên uống từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày để thận loại bỏ acid uric, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý chọn giờ uống nước, không nên uống nước trước khi đi ngủ vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Không ăn các loại đồ ăn chứa purin

Purin là một loại chất đặc biệt không tốt đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh gout. Purin khi đi vào cơ thể sẽ dần chuyển hóa thành axit uric và tăng lượng tinh thể urat tích lũy ở các khớp và nhiều cơ quan khác.

Một vài loại thực phẩm có chứa nhiều purin phải kể đến đó là nội tạng động vật, thịt đỏ, phô mai, đồ ăn nhiều muối, tôm cua, nấm và các các loại đậu.

Nói không với rượu bia và chất kích thích

Nếu không muốn bị bệnh gout tấn công, bạn nên nghĩ đến việc tránh xa các loại đồ uống có chứa cồn, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Bởi lẽ các loại thực phẩm này đặc biệt nguy hại đối với chức năng của gan thận, gây nên mất ổn định trong quá trình chuyển hóa acid uric của cơ thể.

Không nên nhịn đói

Khi cơ thể bị đói trong thời gian dài, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng lên rất nhanh và khó kiểm soát. Đây chính là nguyên nhân hình thành các cơn đau gout cấp và về lâu dài chuyển hóa thành mãn tính. Do vậy, cách phòng chống bệnh gout hữu hiệu đó là ăn uống đủ bữa trong ngày, tuyệt đối không nên bỏ bữa hoặc để bụng quá đói rồi mới ăn.

Ăn đúng bữa - không bỏ bữa
Ăn đúng bữa – không bỏ bữa

Cách phòng chống bệnh gout – Duy trì trạng thái cân nặng ổn định

Như đã biết, béo phì thừa cân chính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gout. Không những vậy, có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác có liên quan đến vấn đề béo phì. Do vậy, đảm bảo ổn định trạng thái cân nặng là cách tốt nhất để giữ cho bản thân một sức khỏe ổn định.

Khi cân nặng vượt quá mức giới hạn khuyến cáo, lượng acid uric trong máu sẽ tăng lên, cộng thêm việc các khớp xương phải chịu thêm một áp lực lớn sẽ tạo nên những cơn đau dữ dội.

Nhiều nghiên cứu về bệnh gout đã chỉ ra mối liên quan giữa mật độ acid uric trong cơ thể và chỉ số cân nặng, cụ thể 2 con số này tỉ lệ thuận với nhau. Chính vì vậy, khi một người béo phì giảm cân thành công thì nguy cơ mắc bệnh gout cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Có thể nói những người bị béo phì và được tiên lượng có nguy cơ mắc bệnh gout thì việc giảm cân là bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên thực hiện chế độ kiêng khem quá mức, nếu không sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Tập luyện thể thao, tăng cường vận động

Các khớp xương cần luôn được chuyển động để trở nên linh hoạt, dẻo dai, phòng ngừa khô khớp và đặc biệt là giải phóng acid uric. Do vậy, đây cũng là một cách phòng chống bệnh gout nên được thực hiện mỗi ngày.

Chúng ta không cần sử dụng các bài tập quá nặng, nhiều kỹ thuật khó, chỉ cần cử động các khớp xương theo các bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể. Những người có sức khỏe yếu không nên tập luyện quá lâu, cường độ quá mạnh hay những người mắc bệnh xương khớp cũng nên cẩn thận với các bài tập khó.
Nói cách khác, không cần gò bó bản thân vào bất kỳ bài tập nào, hãy tự tìm ra cho mình một bài tập thích hợp với tình hình sức khỏe và duy trì tập luyện mỗi ngày 30 – 45 phút.

Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng
Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng

Giữ tinh thần thoải mái là cách phòng chống bệnh gout tốt nhất

Tinh thần mỗi người có sức ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tổng thể của người đó. Nếu một người thường xuyên phải làm việc căng thẳng đầu óc, thức khuya nhiều cũng không thể có được một trạng thái sức khỏe tốt.

Mỗi người nên cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và làm việc, ưu tiên ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh suy nghĩ tiêu cực khiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, có thể là một yếu tố nguyên nhân khiến bệnh gout khởi phát.

Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính

Gout có mối quan hệ mật thiết với một số bệnh lý mãn tính như bệnh thận, tiểu đường, rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Do vậy, việc kiểm soát tốt các bệnh lý này là một cách phòng ngừa gout, ngăn chặn sự xuất hiện của gout.

Người bệnh nên chú ý tuân thủ theo các chỉ dẫn dùng thuốc, sinh hoạt của bác sĩ để đảm bảo không gây ra bất kỳ dấu hiệu sức khỏe bất thường nào.

Cách phòng ngừa bệnh gout cấp chuyển biến sang mãn tính

Trên đây là những cách phòng chống bệnh gout khởi phát, tuy nhiên với những trường hợp bệnh đã bắt đầu xuất hiện, phải làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển nặng hơn của bệnh? Hãy đặc biệt lưu ý một vài điểm quan trọng bao gồm:

  • Trang bị kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh gout bao gồm các nhận biết triệu chứng, cách phòng ngừa biến chứng để chủ động hơn trong việc kiểm soát bệnh tình.
  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc, theo dõi và tái khám theo lịch. Điều này giúp tiên lượng sớm những tiến triển xấu của bệnh.
  • Luôn ghi nhớ việc uống thuốc kiểm soát acid uric máu theo đúng chỉ dẫn
  • Đặc biệt xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống như đã đề cập ở trên. Khi đã có dấu hiệu của bệnh, việc nghiêm ngặt ăn theo chế độ là bắt buộc.
  • Sử dụng các loại nước khoáng kiềm để kiềm hóa nước tiểu. Tuy nhiên trước khi sử dụng loại nước này nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh lý khác.
  • Tập luyện các bài tập cường độ nhẹ, tránh tạo áp lực lên các khớp xương.
  • Tránh làm việc nặng quá sức
  • Luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là các khớp xương vào mùa giao mùa.
  • Bệnh nhân nếu chẩn đoán mắc gout mạn tính thường sẽ được kê đơn colchicin 0,5-1 mg/ngày. Hãy ghi nhớ và uống thuốc đều đặn để phòng ngừa các cơn gout cấp tái phát trở lại.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách phòng chống bệnh gout. Kết hợp với một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh nhất định bạn sẽ giảm thiểu được đáng kể nguy cơ bùng phát của gout.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
bong-gan
mri-thoat-vi-dia-dem
cay-chia-voi-tri-thoat-vi-dia-dem
chua-dau-than-kinh-lien-suon-bang-dong-y