Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Như các bạn đã biết trong quá trình mang bầu, bà bầu có thể đối mặt với nhiều đợt nhiễm khuẩn và nhiễm trùng khác nhau, trong số đó phải kể đến là nhiễm trùng tai giữa, đây là triệu chứng rất hay diễn ra ở các bà bầu. Vậy bạn đã biết cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu hay vẫn chưa? Hãy cùng chúng tôi dõi theo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu tại nhà

Khi bạn có bất cứ dầu hiệu nào nghi bị viêm tai giữa hãy nhanh chóng đến khám chuyên khoa để bác sĩ cho giải pháp phù hợp nhất, tránh những ảnh hưởng xấu gây hại đến mẹ và em bé. Với những trường hợp viêm nhiễm nhẹ, để tránh việc dùng kháng sinh bà bầu có thể tham khảo cách chữa viêm tai giữa tại nhà sau đây:

Chữa viêm tai giữa cho bà bầu đảm bảo an toàn, không gây hại cho bé
Chữa viêm tai giữa cho bà bầu đảm bảo an toàn, không gây hại cho bé

Bạn có thể tham khảo một số cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu an toàn, hiệu quả dưới đây:

1. Chăm sóc tại nhà

Có nhiều phụ nữ mang thai bị viêm tai giữa hoặc một bệnh nhiễm trùng nào đó, thường sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hoàn toàn tự nhiên, hữu cơ, vì những cách này giúp bạn điều trị được bệnh một cách an toàn.

Các biện pháp vệ sinh tai giữa bằng muối sinh lý hoặc tăm bông đảm bảo an toàn, làm dịu các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Mỗi ngày bạn thực hiện cách trên, liên tục trong thời gian 1 tháng sẽ cải thiện tình trạng bệnh.

2. Kỹ thuật thở đặc biệt

Hiệp hội Tai Mũi Họng Việt Nam có đưa ra một phương pháp chữa viêm tai giữa cho bà bầu đem lại hiệu quả cao như sau:

  • Bước 1: Ngậm chặt miệng sử dụng tay để bịt mũi
  • Bước 2: Đẩy hơi qua đường mũi để áp lực ở tai được đẩy ra

Có nhiều bác sĩ chỉ ra những hướng về kỹ thuật thở vô cùng đơn giản khi bị viêm tai. Với cách làm này giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy dẫn lưu dịch từ tai giữa ra ngoài.

Mặc dù chỉ có tác dụng nhất thời nhưng cách chữa viêm tai giữa cho mẹ bầu này có thể áp dụng để làm dịu triệu chứng bệnh lý.

3. Cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu bằng giấm táo

Nghiên cứu của tạp chí Natural Product Research chỉ ra rằng giấm táo có chứa axit axetic có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng… tốt cho người bị viêm tai giữa. Đối với phụ nữ đang mang thai thường hay nhạy cảm với các thành phần hoá học, thì giấm táo là giải pháp tuyệt vời để chị em phụ nữ vệ sinh khu vực tai của mình.

Giấm táo có công dụng đặc biệt trong việc kháng khuẩn, tiêu sưng
Giấm táo có công dụng đặc biệt trong việc kháng khuẩn, tiêu sưng
  • Bước 1: Pha hỗn hợp giấm táo và nước ấm tỷ lệ 1:1
  • Bước 2: Sử dụng ống xi lanh nhỏ dung dịch vào tai (5 – 10 giọt)
  • Bước 3: Chặn lỗ tai lại bằng bông giòn giữ nguyên từ 10 – 15 phút
  • Bước 4: Thực hiện ngày 2 lần để làm sạch khoang tai.

Việc súc miệng bằng hỗn hợp trên cũng có tác dụng tương tự, hiệu quả với những trường hợp bị bệnh hô hấp.

4. Cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu – Chườm muối

Có một cách nữa để điều trị viêm tai giữa đó là: Bọc đá lạnh vào khăn hoặc nhúng khăn vào nước nóng, sau đó chườm lên tai bị viêm có thể giảm đau nhanh chóng và an toàn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng cách chườm muối ấm. Cách làm này mang lại hiệu quả nếu như bạn áp dụng thường xuyên và liên tục cho đến khi hết bệnh.

  • Bước 1: Chuẩn bị 100g muối đem rang vàng
  • Bước 2: Cho vào một túi vải sạch
  • Bước 3: Chườm lên tai cho đến khi nhiệt độ của túi chườm giảm

Muối có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cảm giác ngứa ngáy bên trong tai mà lại không gây hại cho cơ thể mẹ. Áp dụng cách trên thường xuyên đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

5. Xông tinh dầu

Các loại tinh dầu đều có nguồn gốc từ tự nhiên, kháng khuẩn tốt, ngăn virus, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Để chữa viêm tai giữa cho bà bầu, sử dụng tinh dầu tràm hoặc tinh dầu húng quế có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Do thành phần chứa terpinen-4, tanim,… Đây là cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu an toàn, hiệu quả cao tốt cho cả tai mũi họng.

Tinh dầu làm dịu triệu chứng ở mẹ bầu bị viêm tai giữa
Tinh dầu làm dịu triệu chứng ở mẹ bầu bị viêm tai giữa
  • Bước 1: Đun một nồi nước, nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu
  • Bước 2: Khi nước sôi bắc ra sau đó trùm chăn qua đầu xông hơi từ 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Thay phiên hai tai để có thể làm sạch sâu bên trong
  • Bước 4: Vệ sinh lại với tăm bông, lưu ý không để bông lọt vào trong tai.

Điều trị viêm tai giữa cho bà bầu bằng tây

Sử dụng thuốc Tây y tuy có nhiều lợi ích giúp dịu nhanh triệu chứng trong vài giờ. Tuy nhiên các loại thuốc cần có sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé.

Một số loại thuốc không cần kê đơn mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Thuốc Ibuprofen: Tác dụng giảm đau nhức thông thường, giúp cảm giác khó chịu ở trong tai được đẩy lùi.
  • Thuốc nhỏ tai: Tác dụng chống viêm, giảm sưng và ngăn tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Thuốc chứa muối, nước chất và một số tá dược đảm bảo an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Sử dụng thuốc khi mang thai cần chú ý để tránh gây biến chứng cho trẻ
Sử dụng thuốc khi mang thai cần chú ý để tránh gây biến chứng cho trẻ

Sử dụng thuốc kháng sinh

Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc Acetaminophen giúp giảm đau và hạ sốt. Cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa nhằm làm dịu cảm giác đau nhức, ngứa ngáy.

Theo FDA Mỹ có một số loại kháng sinh được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai như Penicillin, Ampicillin, Clindamycin, Erythromycin, Amoxicillin…

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải có sự giám sát của bác sĩ để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng tới thai nhi.

Cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu – Phẫu thuật

Tình trạng mạn tính kéo dài thì việc thực hiện các thủ thuật tiểu phẫu giúp loại bỏ các dị dạng trong khoang nhĩ. Đồng thời giúp bệnh viêm tai giữa không tái phát.

Một số phương pháp cần can thiệp của bác sĩ như:

  • Mở thượng nhĩ
  • Khoét rỗng đá chũm
  • Rạch màng nhĩ
  • Chèn ống thông tai
  • Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa

Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bác sĩ mới chỉ định phương án phẫu thuật. Việc điều trị sớm sẽ giúp giảm tỷ lệ biến chứng của bệnh.

Đối với những bà bầu nếu như mắc phải căn bệnh viêm tai giữa bạn nên tìm cách để điều trị sớm nhất có thể, tránh để những tác hại về sau, gây ảnh hưởng đến thai nhị cũng như sức khỏe của bạn.

Bất kỳ triệu chứng lạ nào xuất hiện ở thai kỳ thì mẹ không nên chủ quan mà cần tới bệnh viện để kiểm tra một cách chính xác. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng, vì chúng sẽ ảnh hưởng, gây dị tật ở thai nhi. Bên cạnh thuốc tây, các mẹ có thể tham khảo bài thuốc đông y chữa viêm tai giữa, nhưng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Một số điểm lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu

Nếu viêm tai giữa không gây nhiễm trùng máu, nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi. Và một điều bạn nên lưu ý đó là không nên quá lạm dụng thuốc vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Bổ sung dinh dưỡng hàng ngày để tăng sức đề kháng
Bổ sung dinh dưỡng hàng ngày để tăng sức đề kháng

Đối với căn bệnh này nếu như được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu bạn không điều trị sớm sẽ khiến cho tại của bạn bị viêm cấp tính tiến triển thành mãn tính, đi kèm nhiều biến chứng từ nhẹ tới nguy hiểm, gây những ảnh hưởng về sau.

Một số lưu ý cần biết như sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ.
  • Cơ địa của từng người sẽ phản ứng với thuốc một cách khác nhau, cách an toàn nhất đó là sử dụng thuốc khi có sự giám sát của bác sĩ.
  • Luôn giữ ấm cơ thể trong thời gian chuyển mùa, thay đổi thời tiết.
  • Bổ sung dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng bảo vệ mẹ và bé khỏi tác nhân từ bên ngoài.

Điều trị viêm tai giữa cho bà bầu cần đảm bảo an toàn, không để lại biến chứng cho thai nhi. Cách tốt nhất là điều trị sớm khi vừa phát hiện các triệu chứng để tăng tỷ lệ thành công và hạn chế tái phát. Nếu có bất kỳ vấn đề nào trong việc áp dụng cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu thì các mẹ cần tới ngay cơ sở y tế đề bác sĩ kiểm tra và kịp thời giải quyết.

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap