Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trạng thái đau nhức và khó chịu ở tai, suy giảm thính lực khiến người bệnh khó chịu. Cách chữa viêm tai giữa bằng Đông y điều trị từ căn nguyên, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát trở thành sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Dưới đây là những bài thuốc trị viêm tai giữa mà bạn có thể tham khảo. 

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y hiệu quả với 8 bài thuốc đặc trị

Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm tai giữa do nhiệt tà, phong độc ứ đọng lâu ngày gây tích tụ huyết khí ở tai. Cũng giống như Tây y, chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam cũng điều trị theo từng giai đoạn của bệnh.

Bài thuốc Sài hồ thanh can thang gia giảm

Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, đau đầu, ù tai, chảy mủ vàng, mùi tanh hôi, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng. Cách điều trị sơ phong thanh nhiệt hoặc trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm.

Bài thuốc điều trị phong nhiệt, trừ thấp, giúp chứng viêm tai giữa cấp được cải thiện
Bài thuốc điều trị phong nhiệt, trừ thấp, giúp chứng viêm tai giữa cấp được cải thiện
  • Nguyên liệu: Sài hồ, long đờm thảo, hoàng cầm, chi tử, ngưu bàng tử mỗi vị 12g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g.
  • Cách thực hiện: Đem đun cùng 5 bát nước sau đó chia thành 3 thang, uống liên tục trong vòng 10 ngày.

Các chiết suất trong thảo dược bao gồm flavonoid như scutelarin hay baicalin… chúng có khả năng ức chế quá trình giải phóng enzym ra khỏi tế bào. Giúp tình trạng dị ứng, kháng khuẩn một cách hiệu quả giúp loại bỏ chứng viêm tai giữa tận gốc

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y qua bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm

Cách chữa viêm tai giữa bằng đông y điều trị tình trạng bệnh cấp, mãn tính. Các triệu chứng dễ nhận biết nhất như cảm lạnh, viêm họng, chảy dịch trong tai, ớn lạnh hoặc sốt nhẹ. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 6 tuổi vì vậy việc sử dụng thuốc trị viêm tai giữa sẽ giảm được những biến chứng khó lường có thể xảy ra.

  • Nguyên liệu: Long đởm thảo, hoàng cầm, liên kiều, mộc thông, sa tiền tử, trạch tả, sinh địa mỗi vị 12g. Chi tử, đương quy mỗi vị 8g, cam thảo 4g, kim ngân hoa 16g, đại hoàng 6g…và một số thảo dược bồi bổ khác.
  • Cách thực hiện: Đem rửa sạch nguyên liệu, sắc cùng 500ml nước trong thời gian 30 phút. Uống 1 thang/ngày liên tục 2 tuần.

Một số trường hợp không thể sử dụng bài thuốc này đó là người tỳ vị hư hàn, bị tiêu chảy do hư hàn hoặc phụ nữ mang thai cần có sự giám sát của bác sĩ.

Trị viêm tai giữa bằng Đông y thể Can kinh thấp nhiệt

Can kinh thấp nhiệt là tình trạng viêm tai giữa mạn tính, thường xuyên chảy mủ, dịch trong tai có mùi hôi, vàng đặc và khiến tai đau nhức liên tục. Cách điều trị sử dụng thảo dược để thanh can lợi thấp.

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y không lo biến chứng nguy hiểm, liều lượng được đảm bảo 100%
Chữa viêm tai giữa bằng Đông y không lo biến chứng nguy hiểm, liều lượng được đảm bảo 100%
  • Nguyên liệu: Trạch tả 10g, ngưu bàng 12g, cam thảo 10g; kim ngân hoa, xương bồ, sài hồ, mộc thông mỗi vị 8g.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng 500ml nước, khi nước cạn còn một nửa thì chia thành các thang. Sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày đem tới hiệu quả tốt nhất.

Kiên trì thực hiện bài thuốc vừa giúp giảm nhanh triệu chứng, phục hồi tổn thương niêm mạc tai giúp sức đề kháng được cải thiện.

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y do thể thận hư

Người bệnh cao tuổi thường hay bị viêm tai giữa do thận hư, âm hư hoả vượng khiến thính lực suy giảm. Phương pháp trị tập trung dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Áp dụng bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm để chữa như sau:

  • Nguyên liệu: Hoài sơn 16g, đan bì, hoàng bá, trạch tả, thổ phục linh, tri mẫu, sơn thù mỗi vị 8g, thục địa 12g.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc sau đó chia thành 3 thang, uống trong ngày sau bữa ăn 30 phút.

Nếu trong thời gian sử dụng bài thuốc, bệnh nhân cảm thấy các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, đau bụng kéo dài hơn 1 ngày. Thì hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị sớm nhất.

Tỳ hư thấp nhiệt gây viêm tai giữa mạn

Tình trạng tỳ bất kiện vận sẽ có triệu chứng rõ ràng như tai có mủ chảy dịch loãng, sắc mặt vàng, tiêu hoá bị rối loạn, táo bón, cơ thể mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Cách điều trị áp dụng Kiện tỳ hoá thấp bằng việc sử dụng bài thuốc chữa viêm tai giữa như sau:

Kiện tỳ hoá thấp khi sử dụng bài thuốc trên
Kiện tỳ hoá thấp khi sử dụng bài thuốc trên
  • Nguyên liệu: Hoài sơn 12g, bạch biến đậu 8g, cốc ma 8g, bạch linh, bạch thược, hoàng liên mỗi vị 8g, thuyền thoái 4g, trạch tả 12g.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các vị dược liệu trên cùng 5 bát nước, khi còn một nửa thì tắt bếp. Chia thành thang uống trong ngày.

Chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y cho trẻ nhỏ

Khi phụ huynh nhận thấy trẻ bị viêm tai giữa kèm hiện tượng mủ chảy kéo dài ở hai bên tai, ăn uống kém, thiếu năng lượng, đi ngoài phân lỏng thì nên áp dụng bài thuốc dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh lý này.

  • Nguyên liệu: Cam thảo 4g, bạch truật 8g, phục linh 8g, bạch biến đậu 16g, sơn dược 16g, trần bì 8g, sơn dược 12g, hoàng liên, sa nhân mỗi vị 8g. Hoàng bá, cát cánh đẳng sâm mỗi vị 12g.
  • Cách thực hiện: Bỏ vào bình sắc thuốc cùng 6 bát nước. Khi chỉ còn một nửa thì chia ta bát, uống ngày 2 lần.

Áp dụng các bài thuốc Đông y cần đòi hỏi tính kiên trì, nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường của sức khoẻ, người bệnh nên tới cơ sở y tế để kiểm tra tổng quát.

Cách trị viêm tai giữa bằng hoàng bá, quy bản

Người bệnh có biểu hiện nghe kém, tai chảy dịch màu vàng, đôi khi có lẫn tia máu thì cần áp dụng bài thuốc đông y sau để chữa bệnh.

Sử dụng bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng Đông y làm giảm nhanh triệu chứng chảy mù, ngứa ngáy, đau nhức tai
Sử dụng bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng Đông y làm giảm nhanh triệu chứng chảy mù, ngứa ngáy, đau nhức tai
  • Nguyên liệu: Quy bản 16g, thục địa 16g, tri mẫu 12g, hoàng bá 16g.
  • Cách thực hiện: Sắc cùng 3 bát nước trong thời gian 30 phút. Uống 1 thang/ngày

Việc chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y đòi hỏi sự nghiêm túc thực hiện, để đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Giảm tình trạng chảy dịch bằng bài thuốc thể trung khí bất túc

Trung khí bất túc (tỳ khí hư) khiến quá trình vận chuyển, lưu thông khí huyết bị ách tắc, lâu ngày khiến thính giác bị ứ đọng do dịch loãng. Để giảm tình trạng này, bạn có thể áp dụng bài thuốc dưới đây:

  • Nguyên liệu: Biến đậu 5g, hoàng liên 12g, sa nhân, ý dĩ, cam thảo, phục linh mỗi vị 10g, đương quy 16g, hoàng bá 12g, cát cánh 6g.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc trong thời gian 30 – 45 phút. Uống khi còn ấm mỗi ngày 1 thang.

Thực hiện bài thuốc trong vòng 14 ngày để chấm dứt hẳn các triệu chứng của bệnh.

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y qua bấm huyệt

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc uống như trên, người bệnh còn có thể áp dụng phương pháp châm cứu bấm huyệt. Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, để chữa bệnh viêm tai giữa, ta sẽ cần tác động vào các huyệt như:

  • Huyệt Ế phong
Huyệt ế phong có tác dụng làm thuyên giảm cảm giác đau nhức, làm khoang nhĩ thông thoáng
Huyệt ế phong có tác dụng làm thuyên giảm cảm giác đau nhức, làm khoang nhĩ thông thoáng

Là huyệt thứ 17 của kinh Tam Tiêu, nằm ở phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm. Khi tác dụng lực vào vị trí này sẽ giúp thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.

Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ hoặc giữa dùng lực ấn thẳng vào huyệt cho đến khi có cảm giác tức tức thì giữ khoảng 10 giây. Lặp lại nhiều lần cho tới khi người bệnh cảm thấy đỡ.

  • Huyệt Phong trì

Thuộc huyệt thứ 20 của kinh Đởm. Bạn có thể xác định vị trí huyệt đạo ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và gần đáy hộp sọ. Huyệt Phong trì có tác dụng  Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí, hiệu quả điều trị chứng viêm tai giữa.

Điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp Đông y bấm huyệt, châm cứu huyệt phong trì
Điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp Đông y bấm huyệt, châm cứu huyệt phong trì

Cách thực hiện: Sử dụng cả bàn tay day day huyệt vị trong vòng 1 – 2 phút. Bạn sẽ thấy khí ở trong ống tai được đẩy ra, tiếp tục thực hiện khi toàn bộ không khí thoáng ra ngoài thì dừng. Áp dụng 5 lần sẽ thấy kết quả tích cực. Phương pháp bấm huyệt này thường áp dụng cho đối tượng là viêm tai giữa ở người lớn.

  • Huyệt Thính cung 

Thính cũng là huyệt thứ 19 của kinh Tiểu Trường, để xác định vị trí huyệt đạo này ta há miệng. Huyệt nằm bên trong chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới.  Hai tác dụng chính đó là tuyên nhĩ khiếu, định thần chí.

Cách thực hiện: Hơ châm qua lửa sau đó để người bệnh há miệng, châm thẳng vào huyệt thính cung. Độ sau từ 0,8 – 1,5 thốn, cứu 1 – 3 tráng. Giữ như vậy trong vòng 5- 10 phút thì bỏ kim ra.

  • Huyệt Hợp cốc

Nằm trong huyệt thứ 4 của kinh Đại Trường. Vị trí huyệt nằm ở bờ ngoài giữa xương bàn ngón. Bạn có thể khép ngón trỏ và ngón cái sát sau, điểm cao nhất của cơ đầu ngón là huyệt Hợp cốc. Do huyệt này rất nhạy cảm nên rất dễ xác định vì chỉ cần bấm nhẹ là có thể cảm nhận sự tê cứng ở vùng bàn tay.

Đông y chữa viêm tai giữa chỉ bằng cách tác dụng lực lên huyệt hợp cốc
Đông y chữa viêm tai giữa chỉ bằng cách tác dụng lực lên huyệt hợp cốc

Cách thực hiện: Dùng lực tác động lên huyệt Hợp cốc khi có cảm giác tức nặng hoặc tê toàn bộ vùng bàn tay. Day day trong vòng 2 – 3 phút thì dừng lại. Có thể áp dụng cách hơ ngải cứu vào huyệt hay đều chữa được chứng viêm tai giữa. Do cần nhiều chuyên môn, phương pháp này sẽ được các bác sĩ hoặc chuyên gia thực hiện. Việc xác định các vị trí huyệt vị nếu không chính xác sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đánh giá ưu – nhược điểm cách chữa viêm tai giữa bằng đông y

Bất kỳ phương pháp chữa viêm tai giữa cấp nào cũng có điểm mạnh và hạn chế riêng. Cách điều trị bằng Đông y cũng có nhiều ưu điểm như:

  • Đảm bảo an toàn mà không sợ xảy ra tình trạng nghiện thuốc, làm dụng thuốc.
  • Vừa điều trị bệnh lý, vừa có thể bồi bổ cơ thể từ tận gốc.
  • Có thể áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào nhờ sử dụng thảo dược lành tính.
  • Chi phí điều trị phù hợp, bất kỳ ai đối tượng nào cũng có thể áp dụng
Các thảo dược sử dụng để điều trị bệnh viêm tai giữa luôn đảm bảo tính sạch, chất
Các thảo dược sử dụng để điều trị bệnh viêm tai giữa luôn đảm bảo tính sạch, chất

Bên cạnh đó thì hạn chế của cách điều trị Đông y đó là: Cần thời gian dài mới nhận thấy hiệu quả. Người bệnh có cơ địa khác nhau thì hiệu quả cũng khác biệt. Cách này không phù hợp với những người bận rộn, không có thời gian đun, sắc…

Mặc dù vậy, nhưng hiệu quả tích cực của phương pháp này rất cao nên nhiều người áp dụng thay thế cho thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa hoặc phương pháp can thiệp ngoại khoa. Để có thể lựa chọn được cách điều trị phù hợp, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu trình phù hợp với từng cá nhân.

Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng Đông y

Bệnh viêm tai giữa không quá nguy hiểm, nhưng chúng thường tái đi, tái lại nhiều lần ảnh hưởng  tới sinh hoạt của người bệnh. Chữa viêm tai giữa bằng dân gian để đạt hiệu quả mong muốn, người bệnh cần chú ý những thông tin sau:

  • Không tự ý gia giảm liều lượng các bài thuốc tránh tạo ra độc tố, gây hại cho cơ thể.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá để hỗ trợ quá trình điều trị được nhanh chóng hơn.
  • Tuỳ vào cơ địa của từng người mà hiệu quả bài thuốc sẽ khác nhau.
  • Luyện tập và bổ sung vitamin, khoáng chất cũng giúp quá trình chữa bệnh nhanh chóng đạt kết quả hơn.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp chữa viêm tai giữa bằng Đông y phù hợp với triệu chứng của mình. Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án phù hợp hơn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan