Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cách chữa viêm mũi dị ứng nào tác dụng nhanh, an toàn, hiệu quả lâu dài ngừa tái phát là thông tin tất cả người bệnh đều muốn biết. Tùy vào cơ địa, mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các cách điều trị viêm tai giữa trong bài viết sau.

Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả tại nhà

Căn bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm, sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm không khí. Lâu dần hệ miễn dịch suy yếu dẫn khiến người bệnh thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, đau nhức đầu khi tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo hoặc khói thuốc lá…

1. Điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng từ thảo dược – Bạc hà

Cây bạc hà là loại thảo dược được sử dụng trong cả Đông y lẫn Tây y. Loại thực vật này có chứa nhiều hoạt chất dược lý mạnh như menthol, menthyl acetat tác dụng kháng khuẩn, thông mũi, mát họng. Đồng thời chúng còn giúp làm giảm đau, khó chịu với những người đang bị viêm mũi dị ứng hoành hành.

Cách xông hơi giúp điều trị viêm mũi dị ứng an toàn
Cách xông hơi giúp điều trị viêm mũi dị ứng an toàn

Thông thường ta sẽ sử dụng bạc hà cùng các loại dược liệu khác để xông hơi. Phương pháp này giúp dịch nhầy trong khoang mũi loãng hơn, dễ dàng vệ sinh đồng thời kháng khuẩn hiệu quả.

  • Cách thực hiện: 30g bạc hà, 4 nhánh sả, 2 quả chanh cắt lát sau đó đem đun cùng 500ml nước tới khi sôi. Dùng một chiếc khăn tắm lớn chùm qua đầu và xông hơi trong 10 phút. Vệ sinh lại bằng tăm bông hoặc giấy ăn. Người bệnh thực hiện cách này trong vòng 10 ngày sẽ thấy ngay được hiệu quả.

Ngoài ra, bạc hà còn phát huy tác dụng khi được hãm như trà. Uống thay nước hàng ngày tuy nhiên khi sử dụng tránh bỏ thêm đá để công dụng của thảo dược phát huy được hoàn toàn.

2. Bệnh viêm mũi dị ứng và cách chữa trị bằng cây cà gai

Mọc rải rác ở khắp nơi đặc biệt là khu vực đất bỏ hoang, cây cà gai lại có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Đông y sử dụng lá cây của cà gai để làm thuốc chữa bệnh liên quan tới viêm mũi dị ứng, kích ứng da, giảm đau….

Cà gai có nhiều tác dụng điều trị sức khoẻ trong y học cổ truyền
Cà gai có nhiều tác dụng điều trị sức khoẻ trong y học cổ truyền
  • Bước 1: Lá cà gai được rửa sạch và để ráo.
  • Bước 2: Phơi cho tới khi chúng săn lại (từ 3 – 5 ngày)
  • Bước 3: Khi người bệnh phát hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi hoặc đau rát bên trong niêm mạc có thể dùng lá khô đốt lấy khói.
  • Bước 4: Lặp lại cách này 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần sẽ khỏi bệnh.

Khi đốt lá cà gai để không gây khó chịu, người bệnh nên hít bằng mũi và thở ra bằng miệng động tác kéo dài 5 – 10 phút.

3. Bệnh viêm mũi dị ứng cách chữa bằng bột nghệ

Ngoài tác dụng làm lành vết thương, bột nghệ còn chứa một chất chống oxy hoá curcumin. Chất này giúp chống viêm đồng thời tăng khả năng miễn dịch, làm dịu cảm giác khó chịu, ngứa ngáy bên trong khoang mũi.

Để làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ta có thể áp dụng theo hai cách dưới đây:

Tác dụng lành tính của bột nghệ giúp triệu chứng viêm mũi dị ứng được thuyên giảm
Tác dụng lành tính của bột nghệ giúp triệu chứng viêm mũi dị ứng được thuyên giảm
  • Cách 1: Giã nghệ tươi lọc lấy nước sau đó đem nhỏ trực tiếp vào lỗ mũi từ 2 – 3 giọt. Thực hiện phương pháp này 3 lần/ngày thì các triệu chứng sẽ giảm hẳn.
  • Cách 2: Bột nghệ và mật ong thường được kết hợp với nhau để điều trị nhiều bệnh do vi khuẩn gây nên. Người bị viêm mũi dị ứng dùng khoảng 10g tinh bột nghệ cùng 2 thìa mật ong ngậm và nuốt sau khoảng 15 phút. Sau 7 ngày sử dụng cách này sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực của cơ thể.

4. Cách chữa trị viêm mũi dị ứng hiệu quả từ gừng tươi

Có thể nói gừng là thực phẩm chứa nhiều công dụng cho sức khoẻ nhất. Với những hoạt chất như beta-carotene,zingerone, axit pantothenic…cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Gừng có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, lưu thông hệ hô hấp đồng thời phục hồi niêm mạc bị tổn thương nhanh chóng hơn.

Cách pha trà gừng

  • Bước 1: Cho gừng vào ấm đun sôi từ 10 – 15 phút cho nước chuyển vàng.
  • Bước 2: Uống 2 lần/ngày và nên uống khi trà còn ấm.

Gừng có tính ấm nên thường được dùng để giữ nhiệt cho cơ thể vào mùa đông lạnh. Tuy nhiên Đông y có câu “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng” nên người bị bệnh viêm mũi dị ứng không uống quá nhiều trà gừng vào mùa nóng.

Tính cay, nóng của quế, gừng giúp triệu chứng viêm mũi dịu đi
Tính cay, nóng của quế, gừng giúp triệu chứng viêm mũi dịu đi

Cách pha trà quế gừng 

  • Bước 1: Gừng băm nhỏ cho vào ấm đun cùng 1 thanh quế.
  • Bước 2: Khi nước sôi, để nguội từ 15 – 25 phút là có thể sử dụng.
  • Bước 3: Để tăng hương vị người bệnh có thể uống kèm với mật ong hoặc nước chanh.
  • Bước 4: Uống thường xuyên 2 lần/ ngày và liên tục trong vòng 7 ngày sẽ khỏi bệnh.

Xông hơi với gừng

Nếu bạn sợ mùi gừng quá nồng thì có thể dùng gừng để làm nước xông.

  • Bước 1: Gừng, hành khô giã nát sau đó đun chín hỗn hợp này
  • Bước 2: Khi nguội đổ thêm giấm vào xông cho tới khi dịch nhờn trong mũi được hoá lỏng.
  • Bước 3: Xì mạnh để tạp chất trôi ra bên ngoài sau đó lau sạch lại với tăm bông.

Áp dụng cách trên 3 lần/tuần đến khi người bệnh có thể hô hấp thông thoáng.

Lưu ý: Người bị bệnh huyết áp thấp, bị đói, hoặc tiểu đường không nên áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng như trên. Ngoài tác dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh, trà quế gừng còn giúp giấc ngủ sâu hơn, an thần và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

5. Chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm bằng tinh dầu

Nếu trường hợp viêm mũi dị ứng không quá nặng, người bệnh có thể xông tinh dầu để làm sạch khoang mũi. Liệu pháp này có thể áp dụng ở bất kỳ đâu, đồng thời việc xông tinh dầu còn giúp làm sạch không khí, giúp không gian sống của bạn thêm trong lành.

Các loại tinh dầu được làm từ tự nhiên 100% đem đới sự thư giãn, thoải mái, thông thoáng đồng thời cũng là cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Tinh dầu chiết xuất tự nhiên đem lại nhiều công dụng chữa viêm mũi dị ứng
Tinh dầu chiết xuất tự nhiên đem lại nhiều công dụng chữa viêm mũi dị ứng

Chuẩn bị: Nước sạch, nồi đun, khăn tắm lớn, tinh dầu.

Cách thực hiện:

Tinh dầu chiết xuất tự nhiên đem lại nhiều công dụng chữa viêm mũi dị ứng

  • Bước 1: Đun nước cho tới khi sôi rồi nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu vào nồi, tắt bếp.
  • Bước 2: Dùng khăn cùng qua đầu sau đó đưa mặt tới gần nồi tinh dầu.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế để hơi nước bốc lên làm thông thoáng khoang mũi.
  • Bước 4: Sau khi xông có thể vệ sinh hai lỗ mũi bằng tăm bông.

Thực hiện cách trên 2 lần/tuần, nên giữ khoảng cách tránh làm bỏng cơ thể.

Các loại tinh dầu có thể sử dụng rất đa dạng, nhưng nên lựa chọn tinh dầu làm từ các loại cây có tính thảo dược cao như sả, chanh, bạc hà, quế, hoa bưởi…

6. Lá ngải cứu chữa viêm mũi an toàn

Các cụ ngày xưa hay sử dụng ngải cứu để chữa cảm cúm, đau nhức đầu, khớp xương hoặc các bệnh viêm xoang, viêm mũi. Thành phần trong lá ngải cứu bao gồm dehydro matricaria, tricosanol, tetradecatrilin, cineol, este… ngăn chặn các triệu chứng như chảy nước mũi, viêm xoang, nghẹt mũi hoặc hắt hơi liên tục. Xông mũi bằng lá ngải cứu được thực hiện như sau:

  • Bước 1: 20g lá ngải cứu được rửa sạch sau đó ngâm với muối trong 15 phút.
  • Bước 2: Đem phơi khô qua đêm cho tới lá khô lại (có thể bọc lại để tránh bụi bẩn hoặc côn trùng tiếp xúc)
  • Bước 3: Nghiền nguyên liệu sau đó cuộn lại như điếu thuốc.
  • Bước 4: Đốt và xông hơi qua đường mũi.
  • Bước 5: Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày trong vòng 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

7. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây tầm ma

Tầm ma là loại thực vật mọc rải rác ở các vùng nông thôn phía Bắc nước ta. Cây có tác dụng kháng histamin, chống viêm và làm dịu cơn ngứa ngáy ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Cách dùng tầm ma để chữa viêm mũi dị ứng như sau:

Tác dụng kháng histamin giúp riệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi dịu bớt
Tác dụng kháng histamin giúp riệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi dịu bớt
  • Chuẩn bị: Lá tầm ma khô, 200ml nước sôi, mật ong.
  • Cách làm: Mỗi lần một thìa tầm ma khô, hãm thành trà sau đó uống 2 – 3 tách/ngày.

8. Hoa ngũ sắc và tác dụng của nó với chứng viêm mũi dị ứng

Ở nông thôn, hoa ngũ sắc còn hay được gọi là hoa cứt lợn. Mọc nhiều ở những khu đất trống, loại thực vật này được dùng nhiều trong y dược bởi công dụng của chúng. Viện nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền cho biết: “Hoa ngũ sắc có chữa 0.16% tinh dầu đặc. Thành phần chữa geratocromen, cadinen, cùng nhiều hoạt chất chống phù nề.”

Bệnh viêm mũi dị ứng và cách trị bằng hoa ngũ sắc có thể thực hiện theo bước sau:

  • Bước 1: Đem 100g hoa ngũ sắc tươi rửa sạch và giã nát.
  • Bước 2: Vệ sinh mũi bằng cách lấy tăm bông thấm hỗn hợp.
  • Bước 3: Giữ nguyên từ 15 – 20 phút sau đó xì mũi để loại bỏ tạp chất.

Cách này có thể thực hiện thường xuyên để làm khoang mũi thông thoáng, tạo lớp màn bảo vệ chống vi khuẩn.

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng tây y

Đối với những trường hợp điều trị viêm mũi dị ứng bằng Tây y, người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Sử dụng thuốc tân dược thường đi kèm một số tác dụng phụ như buồn nôn, hạ huyết áp, chóng mặt… Trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Vậy viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?

Thuốc tây y có tác dụng làm dịu nhanh chóng triệu chứng của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh
Thuốc tây y có tác dụng làm dịu nhanh chóng triệu chứng của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh
  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của histamin vào da và niêm mạc mũi. Cải thiện các triệu chứng hô hấp, ngứa ngáy do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Một số loại thuốc được sử dụng hiện nay là Fexofenadin, Acrivastine, Loratadin,…
  • Nhóm Corticoid: Tác dụng ức chế hệ miễn dịch, kháng viêm, chống dị ứng. Chính vì vậy mà chúng có thể làm dịu các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, khó thở kéo dài.
  • Kháng sinh chữa viêm mũi bội nhiễm: Với những trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh. Các loại penicillin, kháng sinh chứa sulfur như Sulfamethoxazole, Trimethoprim. Do quá trình bội nhiễm khiến người bệnh phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, nếu ngưng thuốc bệnh sẽ tái phát.
  • Thuốc hạ sốt: Trong trường hợp người mắc viêm mũi dị ứng xuất hiện kèm triệu chứng sốt. Việc sử dụng kèm paracetamol sẽ điều trị trường hợp sốt, đau đầu nhẹ, loại thuốc này hoàn toàn an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo bác sĩ trước khi bạn muốn sử dụng thuốc.

Phẫu thuật chữa viêm mũi dị ứng

Phương pháp điều trị ngoại khoa đối với trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính. Bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy bỏ các niêm mạc hư trong khoang mũi. Tái tạo sự dẫn lưu các xoang, hốc mũi thông qua nội soi hoặc CT.

Trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính thì cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật để điều trị dứt điểm
Trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính thì cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật để điều trị dứt điểm

Việc phẫu thuật điều trị triệt để hoàn toàn nguyên nhân gây ra xoang, tuy nhiên việc chăm sóc sau mổ cũng cần được quan tâm. Nếu trường hợp nguyên nhân gây ra bệnh do nấm thì cần thường xuyên vệ sinh xoang mũi để loại bỏ tạp chất thường xuyên bám vào niêm mạc mũi.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y

Theo Y học cổ truyền thì chứng viêm mũi dị ứng xảy ra do tỵ trất, tỵ cừu, tỵ uyên. Nguyên nhân do tạng phủ bị rối loạn, phóng hàn hay tà khí xâm nhập. Để chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm thì ta cần tán nhiệt, tiêu viêm giải độc từ tận căn nguyên của bệnh. Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng đem lại hiệu quả cao bằng cả tây y và đông y.

  • Bài thuốc 1 – Điều trị thể Phế, Tỳ khí hư

Người có triệu chứng chạy nước mũi, nước mắt liên tục, nước mũi có màu trong, ngứa mũi, hắt hơi đặc biệt là khi tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa… Cơ thể suy nhược, hơi thở ngắn hay ngưng thở về đêm cần điều trị sớm bằng cách sử dụng bài thuốc dưới đây:

Chuẩn bị:  Quế chi 6g, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 10g, bạch chỉ 8g, bèo cái 10g,mã đề 10g, đại táo 3 quả.

Cách thực hiện: Dùng ấm sắc thuốc để đun các vị thảo dược trên, tới khi chỉ còn một nửa. Uống 2 lần/ngày trước khi ăn.

  • Bài thuốc 2 – Điều trị bệnh do thể phong hàn phạm phế
Các loại thảo dược quý hiểm điều trị và bồi bổ cơ thể
Các loại thảo dược quý hiểm điều trị và bồi bổ cơ thể

Biểu hiện rõ nhất là nghẹt mũi, khó thở khi trời chuyển lạnh, hắt xì hơi liên tục, đầu óc choáng váng, các triệu chứng viêm mũi dị ứng do phong hàn sẽ được khắc phục bằng bài thuốc này.

Chuẩn bị: Bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 12g, kim ngân hoa 12 – 16g, kinh giới, mã đề, lá dâu tằm, cam thảo nam và cúc tần mỗi thứ 8 – 10g, rau diếp cá 10 – 12g, bạc hà 6 – 8g.

Cách thực hiện: Sắc vị thuốc trên trong vòng 30 – 45 phút. Uống ngày 2 lần khi còn ấm. Sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày.

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể điều trị tại nhà, nhưng để đem lại hiệu quả mong muốn, người bệnh cần nắm vững những lưu ý sau:

  • Phải kiên trì thực hiện đều đặn các bước trên trong thời gian dài thì mới đem lại hiệu quả mong muốn.
  • Tuỳ cơ địa mà tác dục của cách chữa viêm mũi dị ứng sẽ khác biệt.
  • Không uống rượu bia hay hút thuốc lá trong thời gian chữa bệnh.
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường để bảo vệ hệ hô hấp khỏi khói bụi, bụi min…
  • Vệ sinh không gian sống và làm việc thường xuyên. Có thể sử dụng máy lọc không khí để tối đa được hiệu quả chữa bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra thường xuyên khi mà môi trường ngày càng ô nhiễm. Áp dụng các cách chữa viêm mũi dị ứng chỉ có tác dụng hiệu quả với người ở giai đoạn khởi phát. Nếu thấy các triệu chứng không được cải thiện người bệnh nên tới gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

ĐỌC THÊM:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan