Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với độ an toàn cao, chi phí thấp ngày càng thu sự quan tâm của nhiều người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ đưa tới độc giả danh sách 13 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất và những lưu ý quan trọng trong khi áp dụng.

Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người bệnh
Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người bệnh

13 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà 

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi 30 – 50. Tuy nhiên, độ tuổi này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, trở thành hồi chuông báo động thói quen sinh hoạt và luyện tập thiếu khoa học của nhiều người. 

Đây là hiện tượng các khối nhầy bên trong lớp đĩa đệm phá vỡ lớp màng xơ bảo vệ, chui ra ngoài. Từ đó tạo áp lực lên các dây thần kinh và tủy sống khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. 

Có tới 90% trường hợp bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm lưng ( các đốt L4-L5, hoặc L5-S1), số còn lại là thoát vị địa đệm đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm đa tầng… Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí bại liệt và teo cơ vĩnh viễn. Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân trong giai đoạn 1, 2.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Công dụng

Ngải cứu là loại cây có tính ấm, tác dụng khu phong, tán hàn, giúp khí huyết lưu thông từ đó giảm tình trạng đau nhức xương khớp. Ngoài ra, nhờ hàm lượng tinh dầu chữa các chất chống oxy hóa, ngải cứu còn có tác dụng tiêu viêm, giảm áp lực tạm thời tại các dây thần kinh bị chèn ép.

Ngải cứu có tác dụng giảm đau kháng viêm hiệu quả
Ngải cứu có tác dụng giảm đau kháng viêm hiệu quả

Cách thực hiện

  • Cách thứ nhất: Nhặt lá ngải cứu, loại bỏ phần sâu, úa. Sau đó làm sạch với nước muối loãng. Đem thái nhỏ và sao khô trên chảo nóng. Khi lá đã ngả vàng thì cho 3 thìa muối biển hoặc 2 thìa giấm gạo. Tiếp tục đun thêm 5 phút nữa thì bắc ra. Bọc hỗn hợp trong miếng vải hoặc băng gạc, cố định tại vùng bị đau. Đợi cho đến khi thuốc đã nguội mới bỏ ra. 
  • Cách thứ hai: Sử dụng ngải cứu xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Sau đó cho 1 – 2 thìa mật ong để trung hòa tính đắng. Khuấy đều để hỗn hợp đồng nhất, có thể cho 1 chén nước ấm để mật ong dễ tan hơn. Sử dụng uống ngày 1 – 2 lần.

Hướng dẫn bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu:

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ

Công dụng

Đu đủ có tính bình, vị ngọt. Trong thành phần chứa rất nhiều chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, bảo vệ màng tế bào và cấu trúc cơ thể. Bên cạnh đó, sử dụng lá có thể hỗ trợ điều trị bệnh xẹp đĩa đệm hoặc lồi đĩa đệm.

Tinh chất trong đu đủ có thể hỗ trợ làm xẹp đĩa đệm sưng phồng
Tinh chất trong đu đủ có thể hỗ trợ làm xẹp đĩa đệm sưng phồng

Cách thực hiện

  • Cách thứ nhất: Chọn một quả đu đủ chín vừa, rửa sạch nhựa và bụi bẩn. Sau đó cắt bỏ phần cuống. Tiến hành giã nát gừng, bỏ vào rượu trắng và đổ vào bên trong trái đu đủ. Đậy phần nắp đã cắt lại, cố định bằng tăm, sau đó đem nước trên bếp cho chín mềm. Bắc quả đu đủ xuống, bọc trong khăn và đập nát. Cố định hỗn hợp tại vùng bị đau bằng băng gạc, chờ đến khi nguội thì bỏ xuống.
  • Cách thứ hai: Sử dụng phần lá đu đủ tươi, hơ qua với lửa cho nóng vừa. Sử dụng lá để bọc muối đã rang. Sau đó đắp vào vùng thoát vị và buộc lại bằng khăn hoặc gạc y tế. Thực hiện ngày 1 lần trước khi đi ngủ.

Cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ đu đủ:

Gừng chữa thoát vị đĩa đệm

Công dụng

Gừng không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp mà còn đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh không ngờ. Với tính ấm, vị cay và hàm lượng lớn các chất có lợi như Cineole, Ginger oil…gừng có khả năng làm ấm cơ thể, giảm đau, ức chế tác hại của mỡ động vật, giảm nguy cơ thoát vị ở người thừa cân, kích thích lưu thông khí huyết đến các chi.

Cách thực hiện

  • Cách thứ nhất: Chuẩn bị 3 – 4 củ gừng tươi, làm sạch bùn đất, cạo sạch vỏ sau đó đem giã nát và ngâm với 1 lít rượu. Để hỗn hợp trong khoảng 30 – 60 ngày. Sau đó lấy ra để xoa bóp vào chỗ đau nhức.
  • Cách thứ hai: Sử dụng gừng đã được cạo vỏ, giã nhỏ, đun nóng cùng 2 thìa muối và 3 thìa giấm. Tiếp tục đổ 2 thìa mật ong, khuấy đều hỗn hợp và bắc ra. Khi thuốc còn ấm nóng, nhanh chóng bôi hỗn hợp lên chỗ đau nhức để tăng cường lưu thông khí huyết giảm đau tại chỗ.

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm

Công dụng

Điều trị bệnh cứng khớp, tổn thương đĩa đệm cột sống, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, sử dụng loại cây này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe và thanh nhiệt giải độc.

Cách thực hiện

  • Cách thứ nhất: Lá cây mần ri đem thái nhỏ, phơi khô. Mỗi lần sử dụng một lượng vừa phải, hãm với nước nóng và uống thay trà.
  • Cách thứ hai: Thái nhỏ cây mần ri, rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sao khô trên chảo nóng. Khi lá đã chuyển vàng thì cho thêm 2 – 3 thìa muối, đảo liên tục để lá không bị cháy và đảm bảo muối nóng đều. Dùng khăn mùi xoa để đựng thuốc và đắp lên chỗ bị thoát vị sẽ giúp giảm căng cơ, áp lực lên dây thần kinh.

Trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Công dụng

Sử dụng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà giúp giữ ấm xương khớp, giải phong hàn, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau, kháng viêm.

Lá lốt có thể ứng dụng chữa bệnh đau thấp khớp
Lá lốt có thể ứng dụng chữa bệnh đau thấp khớp

Cách thực hiện

  • Cách thứ nhất: Lá lốt đem rửa sạch, chờ cho ráo nước thì thái nhỏ, sao khô với muối. Bọc hỗn hợp trong khăn mùi khoa, chườm lên vùng đau nhức xương khớp cho tới khi nguội thì thôi. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để ngăn chặn các cơn đau tái phát.
  • Cách thứ hai: Giã nát hoặc xay nhuyễn 30g lá lốt xay nhuyễn. Sau khi lọc lấy nước cốt thì cho thêm 100ml nước và đun sôi. Nên uống khi còn ấm. Sử dụng ngày 2 lần.

Tham khảo thêm một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt khác:

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cây trinh nữ

Công dụng

Trinh nữ hoàng cung (còn gọi là cây xấu hổ) có chức năng giúp an thần, giãn gân và dây thần kinh, chống suy nhược thần kinh, hỗ trợ làm tan khối u, tốt cho xương khớp.

Các thực hiện

Lấy phần rễ trinh nữ hoàng cung thái nhỏ, đem sao khô cùng với rượu cho đến khi hỗn hợp khô lại. Sử dụng phần rễ thu được đem đun sắc cùng 400ml nước. Cho đến khi thuốc cạn chỉ còn ½ thì đổ ra bát và dùng dần. Sử dụng kiên trì ngày 2 lần.

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng lá mật gấu

Công dụng

Lá mật gấu có khả năng giảm đau, ức chế sự phát triển của gốc tự do và góp phần ngăn chặn ung thư, làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn, đồng thời giảm đau, kháng viêm.

Cách thực hiện

Lá mật gấu giúp ngăn ngừa nguy cơ lão hóa xương
Lá mật gấu giúp ngăn ngừa nguy cơ lão hóa xương

Dùng 10 – 12g lá mật gấu tươi, rửa sạch sau đó đem đun sắc cùng 3 bát nước trong khoảng 20 phút. Vớt bỏ phần lá, giữ lại phần nước dùng trong ngày. Chia đều uống 2 – 3 lần trong ngày, trước ăn ít nhất 30 phút.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với đinh lăng

Công dụng

Được ví như “nhân sâm của người nghèo”, đinh lăng ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, còn giúp tăng sức đề kháng, giảm đau, gây tê tạm thời.

Cách thực hiện

  • Cách thứ nhất: Giã nát phần lá đinh lăng, sau đó đem sao nóng với lửa nhỏ. Bọc nguyên liệu lại trong khăn mùi xoa và đắp lên chỗ bị đau nhức xương khớp. Bạn có thể tiến hành sao lại nhiều lần cho đến khi cơn đau được đẩy lùi.
  • Cách thứ hai: Sử dụng phần thân và rễ của đinh lăng thái nhỏ thành từng miếng mỏng, phơi khô ngoài trời nắng. Sau đó mỗi ngày sử dụng một lượng vừa đủ đem sắc với 500ml nước. Sau 30 phút thì tắt bếp và sử dụng uống hằng ngày.

Trị thoát vị đĩa đệm tại nhà nhờ cây xương rồng

Công dụng

Xương rồng tuy có tính độc, nhưng nếu biết cách ứng dụng hoàn toàn có thể đem lại những hiệu quả không ngờ trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên lưu ý sử dụng đúng loại xương rồng tai thỏ để giúp giải nhiệt, giảm đau nhức, thư giãn gân cốt.

Cách thực hiện

Sử dụng 3 – 5 bẹ xương rồng, loại bỏ phần gai và bụi bẩn. Sau đó tiến hành sao khô trên chảo nóng. Chú ý đảo đều để nhiệt phân bổ khắp các mặt của cây. Sử dụng lúc xương rồng còn ấm, đắp lên vùng bị đau.

Hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà với xương rồng:

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với cây chìa vôi

Công dụng

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cây chìa vôi giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay, giúp giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết, chống oxy hóa sụn khớp, bảo vệ lớp mô quanh đốt sống.

Cách thực hiện

Dùng 1 nắm lá chìa vôi, rửa sạch với nước muối và để cho ráo nước. Thực hiện thái nhỏ hoặc vò nát phần lá, sau đó đem sao cùng với muối. Khi hỗn hợp vừa đủ nóng và hòa quyện đều vào nhau thì đem bọc trong khăn mùi xoa và chườm lên vị trí thoát vị. Đắp cho đến khi thuốc nguội.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc dân gian chườm nóng

Công dụng

Tác dụng nhiệt độ cao vào vị trí thoát vị sẽ giúp giảm lực tác động lên các dây thần kinh, lưu thông kinh mạch. Từ đó giảm cảm giác đau nhức tạm thời.

Chườm nóng là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà giúp giảm đau nhanh nhất
Chườm nóng là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà giúp giảm đau nhanh nhất

Cách thực hiện

Chuẩn bị một chai thủy tinh hoặc túi chườm. Sau khi đun nước sôi khoảng 70 độ thì đem đổ vào dụng cụ. Người bệnh nằm ở tư thế úp bụng xuống, nên sử dụng thêm gối lót phía dưới để giảm áp lực. Tiến hành chườm khoảng 10 – 20 phút. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm đau. 

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng bấm huyệt

Công dụng

Sử dụng lực đạo của ngón tay, tác động vào huyệt đạo liên quan đến bệnh sẽ có tác dụng giải phóng áp lực lên dây thần kinh, điều hòa khí huyết, thư giãn gân cốt.

Các thực hiện

Sử dụng mu bàn tay và khớp tay, dùng lực nhẹ nhàng, mát xa theo hình tròn bắt đầu từ hai bên thắt lưng D7 và xuống tới mông. Thực hiện động tác trên ít nhất 3 – 5 lần.

Bài thuốc giảm đau xương khớp từ cây cỏ xước

Công dụng

Trong thành phần của cỏ xước chứa lượng lớn vitamin C, glucid, saponin giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp, phục hồi các mô tổn thương, nâng cao sức khỏe.

Cách thực hiện

Chuẩn bị rễ cỏ xước, đem đun sắc cùng với ý dĩ, đỗ trọng và lá lốt. Đổ 4 bát nước lớn và đun trên lửa nhỏ, chờ cho thuốc cạn chỉ còn ½ so với ban đầu. Uống mỗi ngày 2 lần, trước ăn ít nhất 30 phút. 

Ưu, nhược điểm của các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Trước khi quyết định tiến hành điều trị tại nhà, người bệnh nên xem xét tới các yếu tố phù hợp của bài thuốc với cơ địa và thể bệnh của mình. Không phải bất cứ phương pháp nào cũng đều cho ra hiệu quả như nhau. Chính vì vậy, độc giả có thể cân nhắc tới một số ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, dễ dàng thực hiện tại nhà thay vì đến các cơ sở y tế.
  • Tận dụng nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo tính an toàn cao.
  • Không gây tác dụng phụ hay lạm dụng thuốc.
  • Một số bài thuốc có thể áp dụng cho phụ nữ mang thai, sau sinh, người già.

Nhược điểm

  • Không có hiệu quả rõ rệt trong điều trị, chỉ đóng vai trò hỗ trợ do dược tính không cao.
  • Không phù hợp với bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn 3, 4 (đau nhức dữ dội do nhân nhầy tràn ra ngoài. Đa số được chỉ định phẫu thuật hoặc giải ép bằng các tia cao tần)
  • Công thức và liều lượng còn mang tính truyền miệng, thiếu căn cứ khoa học.
  • Tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu không đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu sử dụng.
  • Không thể thay thế thuốc đặc trị.

Lưu ý quan trọng giúp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà đạt hiệu quả cao

Trong quá trình áp dụng, để các bài thuốc phát huy dược tính cao nhất, cải thiện các hạn chế, người bệnh cần chú ý tới một số điều quan trọng như sau:

Trong quá trình áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà nên kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng
Trong quá trình áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà nên kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng
  • Đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu, làm sạch kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
  • Nếu áp dụng trong thời gian dài mà không nhận thấy hiệu quả, cần xem xét thay đổi phương pháp điều trị.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Tránh kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp.
  • Trong quá trình áp dụng nếu nhận thấy các diễn biến khác thường của bệnh, nên lập tức dừng điều trị và nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp bệnh nặng hoặc sử dụng cách chữa tại nhà không hiệu quả, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp đặc trị. Hiện nay, y học cổ truyền được đánh giá cao và tối ưu hơn cả. Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt để chữa bệnh, nhờ đó có thể điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp mãn tính mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm:


Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan