Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chữa phù chân bằng Đông y là giải pháp nhận được sự quan tâm của rất nhiều người bệnh. Vậy tại sao nên sử dụng thuốc này để điều trị, hiện có những cách nào, thực hiện ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Tại sao nên chữa phù chân bằng Đông y?

Theo quan niệm trong Đông y, bệnh phù chân do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập gây nhập gọi là dương thủy. Nếu xuất phát từ các yếu tố nội tại gọi là âm thủy. Đây là khái niệm gọi chung cho các bệnh khiến cơ thể tích trữ lượng lớn nước bên trong và không thể đào thải ra ngoài. 

Từ các nguyên nhân đó, Đông y sẽ chia thành hai phương hướng điều trị khác nhau để đảm bảo hiệu quả hơn. Nếu phù chân do dương thủy thì phát hãn còn nếu bởi nguyên do bên trong cơ thể nên tập trung lợi tiểu. Việc điều trị phù chân bằng Đông y đang ngày càng được nhiều người bệnh tin chọn nhờ những ưu điểm vượt trội như:

  • Giảm nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ như khi điều trị bằng các biện pháp từ tây y.
  • Phát huy dược tính cao hơn so với phương pháp chữa phù chân bằng mẹo dân gian.
  • Thành phần dược liệu được định lượng phù hợp với từng cơ địa, nên cho hiệu quả tối ưu nhất.
  • Không chỉ tập trung vào việc điều trị mà còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh lọc cơ thể.
  • Thảo dược sử dụng được kiểm chứng và độ lành tính cao.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Các bài thuốc chữa phù chân bằng Đông y hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bài thuốc Đông y được dùng để chữa phù chân, nhưng không phải tất cả đều mang lại hiệu quả như nhau. Sau đây là một số cách chữa hiệu quả nhất được tin chọn bởi nhiều người bệnh.

Bài thuốc thứ nhất

Nguyên liệu:

  • Tang bạch bì: 12g
  • Trần bì: 12g
  • Sinh khương: 12g
  • Địa cốt bì: 12g
  • Đại phúc bì: 12g
  • Phục linh bì: 12g

Cách thực hiện

  • Đem rửa sạch các nguyên liệu, phơi khô hoặc đem sấy trong lò.
  • Tán mịn các dược liệu thành dạng bột. Mỗi lần dùng để uống với nước sôi hoặc cho thêm mật ong để tạo thành dạng viên hoàn tán.
  • Sử dụng 8 – 10g/lần, nên uống với nước ấm để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Công dụng:

Khu phong tán thấp, thanh nhiệt giải độc, đạo trệ thông tiện, giúp hạ thủy, đào thải nhanh phần nước tồn đọng trong các cơ quan. Ngoài ra bài thuốc chữa phù chân bằng đông y này còn giúp người bệnh bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng của thận, kiện tỳ. 

Nếu người bệnh cảm thấy bụng chướng có thể gia giảm thêm la bạc tử, mạch nha để tiêu khí trệ. Nếu âm thịnh thì bổ sung nhục quế, can khương để bổ dương khí khu hàn. Trong trường hợp phù chân do mang thai nên thêm kiện tỳ để an thai.

cach-chua-phu-chan-bang-dong-y
Người bệnh có thể đun sắc bằng nồi chuyên biệt hoặc dùng dụng cụ sẵn có

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu:

  • Liên kiều: 12g
  • Xa tiền thảo: 30g
  • Cát cánh: 12g
  • Kinh giới: 12g
  • Đạm đậu xị: 12g
  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Kim ngân hoa: 12g
  • Bạc hà: 12g
  • Cam thảo đất: 4g
  • Xa tiền tử: 12g

Cách thực hiện:

  • Tiến hành làm sạch và phơi sấy dược liệu. Đem đun sắc với 500ml nước trong vòng 45 – 60 phút. 
  • Sau khi nước cạn chỉ còn ½ thì đổ ra bát uống. Ngày sử dụng 2 đến 3 lần. Mỗi ngày một thang.
  • Mỗi liệu trình có tác dụng khi sử dụng từ 5 – 7 thang.

Công dụng:

Bài thuốc phù hợp với người mắc bệnh phù chân do viêm cầu thận. Người bệnh đi kèm các triệu chứng như phát sốt, đau mỏi chân tay, đau họng, viêm họng hoặc viêm đường hô hấp. Tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình thoát nước, hóa ứ, giảm phù chân rõ rệt. Ngoài ra bài thuốc còn tốt cho tim mạch, huyết áp và tăng cường sức đề kháng.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu:

  • Bông mã đề: 30g
  • Râu ngô: 20g
  • Rễ tranh: 30g
  • Tỳ giải: 20g
  • Ngưu tất: 20g
  • Trần bì: 15g
  • Kim ngân: 12g

Các thực hiện: 

  • Đem các nguyên liệu đun sắc trong khoảng 3 bát nước trên lửa nhỏ.
  • Đun cho tới khi nước thuốc cạn lại chỉ còn khoảng 1 bát và uống dần trong nhiều buổi.
  • Sử dụng mỗi ngày 1 thang, không nên để qua đêm.

Công dụng:

Bài thuốc sử dụng nhiều các thảo dược lợi tiểu, giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố và nước ra ngoài cơ thể. Từ đó giúp giảm tình trạng phù chân, phù hợp điều trị bệnh do nguyên nhân dương thủy.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu:

  • Mã đề thảo: 16g
  • Hương nhu: 16g
  • Râu ngô: 16g
  • Khởi tử: 12g
  • Khiếm thực: 12g
  • Đinh lăng: 16g
  • Vỏ quế: 10g
  • Ngũ gia bì: 16g

Cách thực hiện:

  • Tiến hành đun sắc thuốc với 400 – 500ml nước cho tới khi nước thuốc cạn chỉ còn một nửa. 
  • Dùng thuốc uống ngày 3 lần, ngày sử dụng 1 thang.

Công dụng:

Bài thuốc chủ trị chứng phù chân do viêm thận, tiểu bí hoặc tiểu dắt. Dùng trong trường hợp bệnh nhân viêm thận cấp hoặc suy giảm chức năng đào thải, bệnh nhân kèm theo các dấu hiệu đau mỏi lưng, sốt nhẹ, mệt mỏi, hoặc xuất hiện các biểu hiện phù ở mặt.

cach-chua-phu-chan-bang-dong-y
Phù chân khi mang thai nên điều trị bằng Đông y để tránh tác dụng phụ

Bài thuốc số 5

Nguyên liệu:

  • Trư linh: 10g
  • Xa tiền: 10g
  • Ngải diệp: 15g
  • Cẩn tích: 12g
  • Tục đoạn: 10g
  • Biển đậu: 12g
  • Hoài sơn: 16g
  • Trần bì: 10g
  • Vỏ quế: 10g
  • Thiên niên kiện: 10g

Cách thực hiện:

  • Sắc nước thuốc từ các nguyên liệu cho sẵn, tiến hành đun cho tới khi nước cạn vừa đủ 1 bát.
  • Sử dụng ngày 3 lần, nên hâm nóng hoặc ấm trước khi sử dụng, tránh để qua đêm.

Công dụng:

Kiên trì áp dụng bài thuốc có thể giúp giải quyết các triệu chứng chân tay lạnh, đi tiểu dắt hoặc khó tiêu, huyết áp thấp, đau mỏi người do hoạt động thận kém, hóa ứ khí, bổ thận.

Bài thuốc số 6

Nguyên liệu:

  • Hoài sơn: 16g
  • Liên nhục: 15g
  • Thương truật: 12g
  • Sơn tra: 10g
  • Hậu phác: 12g
  • Sinh khương: 8g
  • Ngải diệp: 16g
  • Đinh lăng: 16g
  • Tang diệp: 16g
  • Hương nhu: 15g
  • Lá tre: 15g
  • Vỏ quế: 10g
  • Chích thảo: 12g

Cách tiến hành:

  • Đối với một số nguyên liệu tươi nên phơi hoặc sao khô. Liên nhục (hạt sen) có thể bỏ đi tâm sen. 
  • Dùng các thảo dược trên đun sắc với 500ml nước, đun cho tới khi nước cạn còn 1 bát thuốc.
  • Sử dụng mỗi ngày 1 thang, chia đều uống 3 lần trong ngày.

Công dụng: 

Bài thuốc chữa phù chân bằng Đông y tác dụng vào cơ thể người bệnh theo thuyết âm dương ngũ hành, do thổ khắc thủy nên muốn thảo thải phần nước tồn đọng ra ngoài cần bổ sung yếu tố thổ. Công dụng chính của bài thuốc tập trung bổ tỳ, chống ứ thủy, điều tiết hoạt động lợi tiểu, thông tiểu.

cach-chua-phu-chan-bang-dong-y
Chữa phù chân bằng Đông y giúp giảm nguy cơ kích ứng

Lời khuyên giúp chữa phù chân bằng Đông y hiệu quả

Để điều trị chứng phù chân bằng Đông y đem lại kết quả toàn diện nhất, bạn nên lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:

  • Các liệu trình trị bệnh bằng Đông y thường có chỉ phát huy tác dụng trong thời gian dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn của người bệnh trong việc theo đuổi liệu trình. Tránh tâm lý nóng vội, bỏ dở phác đồ.
  • Tác dụng của thuốc phụ thuộc nhiều vào cơ địa và đặc điểm của bệnh.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể lực nâng cao đề kháng.
  • Người bệnh phù chân do mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều trị.
  • Nếu trong quá trình điều trị phát sinh các biểu hiện nghiêm trọng, bạn nên tới các phòng khám y học cổ truyền hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc có thể được trang bị thêm những kiến thức bổ ích về các cách chữa phù chân bằng đông y. Dù lựa chọn điều trị bằng phương pháp nào, bạn cũng nên ưu tiên các bài thuốc phù hợp với thể trạng và thể bệnh của mình để mang lại hiệu quả cao nhất.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan