Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Có nhiều phương pháp điều trị á sừng, bao gồm sử dụng thuốc Tây y, Đông y và các mẹo dân gian. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những cách chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả và an toàn nhất. 

Á sừng ở chân là tình trạng da liễu phổ biến với triệu chứng bong tróc da, khô rát, bong sừng… Bệnh khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả nhất mà bạn nên tham khảo: 

Thuốc chữa bệnh á sừng ở chân bằng Tây y

Công dụng chính của thuốc Tây y trong chữa bệnh á sừng ở chân là kiểm soát các triệu chứng ngoài da, đồng thời bổ sung nước, vitamin thiết yếu để tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa các dị nguyên gây bệnh xâm nhập. 

Hình ảnh á sừng ở chân
Hình ảnh á sừng ở chân

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của mỗi người, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những loại thuốc phù hợp nhất.

Thuốc uống chữa bệnh á sừng ở chân

Các loại thuốc uống thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh trong trường hợp bệnh ở mức độ trung bình, nặng. Các loại thuốc uống thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Thuốc được chỉ định sử dụng bị bệnh á sừng do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm ngoài da.
  • Thuốc chống viêm: Corticoid là loại thuốc chống viêm thường được sử dụng. Bệnh nhân có thể uống thuốc từ 5 – 10 ngày với liều lượng trung bình để kiểm soát các phản ứng viêm và dị ứng ngoài da. 
  • Thuốc kháng histamin H2: Đây là nhóm thuốc có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát trên da. Một số loại thuốc kháng sinh histamin H2 thường được dùng như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin… Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn…
  • Vitamin: Bổ sung các vitamin thiết yếu như vitamin A, D, C, E… giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và cấp ẩm cho da. Đồng thời, vitamin sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng khô và bong tróc trên da. 

Hầu hết các loại thuốc tân dược đều gây ra những tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng sai liều lượng, lạm dụng thuốc. Do vậy, bệnh nhân lưu ý chỉ nên uống thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ. 

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng thuốc bôi ngoài da

Đa số các trường hợp mắc bệnh á sừng ở chân đều phải sử dụng thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc bôi sẽ giúp cải thiện triệu chứng tại chỗ nhanh chóng. Một số loại thuốc bôi phổ biến mà bạn có thể tham khảo như:

  • Thuốc Acid Salicylic: Thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình sừng hóa da, bong sừng, bạt vảy. Từ đó giúp làn da bị tổn thương dần phục hồi như ban đầu, mềm mịn hơn và hạn chế bị bong tróc. Đồng thời, thuốc Acid Salicylic còn có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, giảm nguy cơ bị bội nhiễm tại vùng da bị á sừng.
  • Thuốc mỡ chống nấm: Các loại thuốc mỡ như Nizoral, Griseofulvin, và các dẫn xuất Imidazol… được sử dụng trong trường hợp nhiễm nấm ngoài da. 
Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi trị á sừng ở chân
Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi trị á sừng ở chân
  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Nhóm thuốc này bao gồm các loại kem, mỡ bôi chứa hoạt chất Corticoid hoặc kết hợp với hoạt chất chống nấm như Acid Salicylic. Hầu hết các trường hợp bị á sừng ở chân mức độ trung bình, nặng đều được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, phù nề. 
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Các loại thuốc bôi điều hòa miễn dịch như Pimecrolimus, Tacrolimus… có thể làm giảm tình trạng quá mẫn của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Kem dưỡng ẩm da

Dưỡng ẩm cho da là một bước rất quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý ngoài da. Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da, ngứa ngáy, bong tróc. 

Người bệnh nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ tự nhiên, không chứa các thành phần gây hại cho da như cồn, chất bảo quản. Một số loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần như axit lactic, ure đều có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh á sừng ở chân. 

Hơn nữa, khi sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da, bạn cần chú ý đến liều lượng và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào. 

Thời gian thoa kem dưỡng ẩm cho da phù hợp nhất là 3 – 5 phút sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng mất nước ở da, gây khô ráp, ngứa ngáy. 

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng bài thuốc Đông y

Theo quan điểm y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh á sừng ở chân là do sự mất cân bằng khí huyết, suy giảm chức năng điều hòa và can thận không thải độc được. Cùng với đó, ngoại tà, phong hàn, phong nhiệt từ bên ngoài tấn công vào cơ thể và gây bệnh. 

Nguyên tắc chữa bệnh á sừng ở chân bằng Đông y là tiêu diệt căn nguyên gây bệnh, cải thiện triệu chứng bệnh và bồi bổ khí huyết bên trong cơ thể. Để chữa trị dứt điểm căn bệnh á sừng ở chân, người bệnh nên kết hợp thuốc bôi, thuốc uống và thuốc ngâm rửa để cải thiện triệu chứng bên ngoài. 

  • Bài thuốc uống: Bồ công anh, khổ sâm, kim ngân hoa, đơn đỏ, kinh giới, trinh nữ, thổ phục linh, hạ khô thảo, vỏ gạo, xích hồng, xác ve sầu mỗi vị thuốc 12g. Bạn cho tất cả dược liệu vào ấm sắc thuốc, sắc với 3 bát nước đến khi còn lại 1 bát là được. Người bệnh chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và tối. Phần bã thuốc bạn có thể cho thêm nước vào đun để lấy nước tắm.
  • Bài thuốc bôi: Dã cúc hoa 240g, khô phàn 120g, mang tiêu 500g, xuyên tiêu 120g. Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên, nấu đến khi thuốc cô đặc lại rồi đem bôi lên vùng da cần điều trị. 
  • Bài thuốc ngâm rửa: Phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa, hỏa tiêu mỗi vị thuốc một nắm nhỏ. Bạn cho các dược liệu vào nồi đun sôi với nước sạch. Pha thêm một ít nước lạnh vào thuốc để ngâm rửa chân. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì ngâm 1 lần/ngày, bệnh nặng thì ngâm 2 lần/ngày.

Chữa á sừng ở chân bằng bài thuốc Đông y là cách điều trị an toàn, lành tính và không gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh nên thăm khám kỹ càng tình trạng bệnh và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Mẹo dân gian trị bệnh á sừng ở chân

Dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay chữa á sừng ở chân từ các dược liệu vườn nhà lành tính, dễ tìm. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng hiệu quả và được áp dụng rộng rãi như:

  • Chữa bệnh á sừng bằng tỏi: Tỏi có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn tốt nên thường sử dụng để điều trị các bệnh lý da liễu. Bạn dùng vài nhánh tỏi tươi, bóc vỏ rồi giã nhuyễn, chắt lấy nước. Sử dụng tăm bông thấm tinh chất tỏi rồi bôi lên vùng da bị á sừng. Bạn giữ yên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch và lau khô. 
Bạn có thể dùng tỏi để chữa bệnh á sừng ở chân
Bạn có thể dùng tỏi để chữa bệnh á sừng ở chân
  • Là chè xanh chữa á sừng: Lá chè xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất giúp sát khuẩn, tái tạo làn da. Bạn đun sôi lá chè xanh với một ít muối hạt. Sử dụng nước này để ngâm rửa vùng da bị á sừng ở chân. Ngoài ra, bạn có thể hãm lá chè xanh để lấy nước uống hàng ngày nhằm giải độc và thanh lọc cơ thể. 
  • Chữa bệnh á sừng ở chân từ lá lốt: Lá lốt là một vị thuốc có tác dụng làm lành các tổn thương ngoài da. Để chữa bệnh á sừng ở chân, người ta chuẩn bị một nắm lá lốt vừa đủ, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi từ 10 – 15 phút. Bạn sử dụng nước này để xông hơi hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng. 
  • Lá trầu không chữa á sừng ở chân: Một số hoạt chất trong lá trầu không có đặc tính kháng viêm tự nhiên, diệt khuẩn, giảm tình trạng bong tróc da, ngứa ngáy. Bạn sử dụng nước lá trầu không đã đun sôi để xông hơi hoặc ngâm rửa chân. Cách thực hiện tương tự như bài thuốc lá lốt.
  • Lá lốt chữa bệnh á sừng: Trong lá lốt có chứa chất piperidin, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng phát ban, mề đay, dị ứng, á sừng hiệu quả. Bạn dùng lá lốt tươi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát, sau đó đắp lên vùng da bị mắc á sừng trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước. Hoặc có thể dùng khoảng 50g lá lốt tươi rửa sạch, đem đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 5 phút để ngâm rửa vùng da bị bệnh cũng rất tốt.

Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hiệu quả khi điều trị bệnh á sừng ở mức độ nhẹ. Khi bệnh đã có những triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị kịp thời. 

Một số lưu ý khi chữa bệnh á sừng ở chân

  • Giữ ẩm cho da: Giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm phù hợp. Nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm và trước khi đi ngủ vào đầu ngón chân, gót chân.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi ra ngoài.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất dị ứng: Tránh sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh. Không nên ngâm chân với nước muối vì có thể khiến da khô, dễ nứt nẻ hơn.
  • Không gãi hoặc chà xát vết thương: Không được chọc các mụn nước, chà xát, lột da vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
  • Chế độ ăn uống: nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin A, E và C, omega 3 có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi như cam, quýt, đu đủ, các loại cá béo…Đồng thời kiêng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Điều trị: Nên dùng các loại thuốc bôi bạt sừng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đi lại: Nên hạn chế đi bộ trong khoảng thời gian điều bị bệnh á sừng ở chân. Đồng thời, nên nên thay vớ thường xuyên để giữ chân luôn sạch sẽ, thông thoáng. 

Á sừng là một bệnh da liễu mãn tính, do đó cần kiên trì điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau một thời gian điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị thêm.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan