Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh á sừng da đầu an toàn, hiệu quả, giảm nhanh triệu chứng. Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn các cách trị á sừng da đầu phổ biến nhất. 

3 cách chữa bệnh á sừng da đầu hiệu quả, an toàn

Á sừng da đầu là tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da và tạo vảy sừng trên đầu. Đây là một dạng của bệnh viêm da cơ địa và có thể gặp ở bất kỳ ai. Á sừng da đầu rất dễ lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể như mặt, vai, gáy rồi đến toàn thân.

Hình ảnh bệnh á sừng da đầu
Hình ảnh bệnh á sừng da đầu

Việc điều trị dứt điểm bệnh á sừng da đầu rất khó khăn. Người bệnh có thể mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để điều trị khi bệnh diễn biến nặng. Dưới đây là 3 cách chữa bệnh á sừng da đầu mà bạn nên tham khảo:

Thuốc chữa bệnh á sừng da đầu bằng Tây y

Điều trị bằng thuốc Tây y là phương pháp phổ biến được áp dụng cho trường hợp bệnh từ mức độ nhẹ đến nặng. Với những trường hợp bệnh vừa và nặng, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc uống để hỗ trợ điều trị bệnh.

Hơn nữa, nếu người bệnh muốn rút ngắn thời gian điều trị thì có thể kết hợp sử dụng các loại dầu gội trị á sừng da đầu. 

Bị á sừng da đầu nên bôi thuốc gì?

Để giảm nhanh triệu chứng của bệnh á sừng da đầu, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, phạm vi ảnh hưởng, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc bôi dưới đây:

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Thuốc có chứa các hoạt chất chống viêm mạnh như Steroid, Betamethasone, Clobetasol… Các chất này có tác dụng làm mềm da, chống viêm, bong tróc vảy sừng và giảm ngứa. Nhóm thuốc Corticoid được sử dụng dưới dạng đơn chất hoặc dùng kết hợp với thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Corticoid trong một thời gian ngắn vì thuốc có thể gây teo da, mỏng da, giảm sắc tố trên da.
  • Thuốc mỡ Acid Salicylic 2, 3, 5%: Thuốc có tác dụng bạt vẩy, bong tróc vảy sừng, giảm ngứa ngáy và làm mềm da. Bên cạnh đó, thuốc còn ức chế quá trình tạo sừng của lớp da thượng bì, đồng thời có tác dụng sát trùng, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn… Bệnh nhân nên bôi thuốc mỗi ngày 2 lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc quá liều sẽ gây kích ứng cho da, rụng tóc…
  • Thuốc chống nấm: Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Một số loại thuốc kháng nấm được bác sĩ kê toa sử dụng như Nizoral, dẫn xuất Imidazol…
  • Thuốc kháng sinh và điều hòa miễn dịch: Các loại thuốc như Tacrolimus, Pimecrolimus có tác dụng giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định điều trị trong trường hợp tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nặng. 
  • Thuốc mỡ Vitamin A dạng axit (Differin, Isotrex, Erylik): Nhóm thuốc này giúp làm chậm quá trình sừng hóa, nuôi dưỡng tế bào da và tăng tốc độ phục hồi, làm lành vùng da đầu bị tổn thương. 

Đối với các loại thuốc Tây y, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống mà cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ da liễu. Vì các loại thuốc tân dược sẽ gây ra tác dụng phụ nếu như sử dụng sai liều lượng. 

Thuốc uống chữa á sừng da đầu

Các loại thuốc uống chữa á sừng da đầu được sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị các trường hợp ở mức độ vừa và nặng. Một số loại thuốc uống được bác sĩ da liễu kê toa cho bạn bao gồm:

  • Corticoid: Các loại thuốc Corticoid đường uống chữa á sừng da đầu thường được sử dụng trong thời gian ngắn từ 5 – 10 ngày với liều lượng vừa đủ. Một số loại thuốc Corticoid đường uống thường được sử dụng như Prednisolon, Hydrocortison, Dexamethason, Betamethason…
  • Thuốc uống chống dị ứng: Các loại thuốc như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa nhiều.
  • Các loại vitamin: Vitamin C, A, D… thường được chỉ định sử dụng nhằm tăng cường sức khỏe vùng da đầu, tóc đồng thời nuôi dưỡng nang tóc và thúc đẩy quá trình làm lành da. 

Dầu gội trị bệnh á sừng da đầu

Sử dụng dầu gội trị bệnh á sừng có thể rút ngắn thời gian điều trị bệnh và kéo dài hiệu quả phòng bệnh. Khi lựa chọn dầu gội, người bệnh cần đảm bảo chọn dầu gội an toàn và phù hợp với da đầu. Các sản phẩm dầu gội chứa Acid Salicylic, Coal Tar, Kẽm, Selenium Sulfide thường được ưu tiên sử dụng.

Người bệnh có thể sử dụng các loại dầu gội trị á sừng da đầu
Người bệnh có thể sử dụng các loại dầu gội trị á sừng da đầu

Cách điều trị á sừng da đầu bằng dầu gội là một phương pháp hỗ trợ điều trị tại chỗ tương tự như dùng thuốc bôi ngoài da. Thành phần trong dầu gội giúp cải thiện tình trạng bong tróc sừng, tạo vảy, giảm tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy và nuôi dưỡng nang tóc chắc khỏe. Một số loại dầu gội trị á sừng da đầu được sử dụng phổ biến như:

  • Dầu gội Snow Clear có chứa Ketoconazole 15mg và Clobetasol Propionate 0.25mg.
  • Dầu gội và dầu xả Equate có chứa kẽm Pyrithione.
  • Dầu gội Selsun Blue có chứa Selenium Sulfide.
  • Dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance có chứa Coal Tar. 

Chữa bệnh á sừng da đầu bằng bài thuốc Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh á sừng da đầu là do tình trạng rối loạn chức năng đào thải độc tố của can, thận cùng với sự rối loạn hoạt động miễn dịch của cơ thể. Để chữa dứt điểm bệnh á sừng da đầu, bài thuốc Đông y sẽ hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và nâng cao sức khỏe tổng thể. 

  • Bài thuốc uống: Bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, kim ngân hoa là các vị thuốc chính giúp đào thải độc tố bên trong, tăng cường chức năng gan thận và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Bài thuốc bôi: Mật ong, bí đao, thiên mã hồ… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa vùng da tổn thương lan rộng.
  • Thuốc gội đầu: Ích nhĩ tử, mò trắng, đơn đỏ, trầu không… có tác dụng làm mềm da, kháng viêm và hỗ trợ phòng ngừa bệnh. 
  • Bài thuốc Á sừng Quân dân 102: Bài thuốc gồm các loại thảo dược quý như: Ké đầu ngựa, sài đất, khổ sâm, nhân sâm, phòng phong, hoàng bá, hoàng liên, hoàng cầm, hạ khô thảo,… Không chỉ giúp điều trị các triệu chứng bệnh, thuốc còn tác động vào sâu bên trong cơ thể, điều trị dứt điểm bệnh và ngăn bệnh tái phát. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng thuốc bôi, thuốc ngâm giúp nhanh chóng tái tạo, làm mềm da và phục hồi vùng da bị tổn thương. Sự kết hợp giữa Đông và Tây y trong điều trị bệnh á sừng tại Bệnh viện Quân dân 102 vừa giúp mang lại hiệu quả toàn diện và tiết kiệm thời gian.

Tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh mà các bác sĩ Đông y sẽ gia giảm liều lượng cho phù hợp với mỗi người. Bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. 

Bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng da đầu tại nhà

Người bệnh có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, dầu dừa, bồ kết… để chữa bệnh á sừng da đầu ngay tại nhà. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh á sừng da đầu bạn có thể tham khảo bao gồm: 

Lá trầu không chữa bệnh á sừng da đầu

Lá trầu không là một loại dược liệu có chứa nhiều tinh dầu như betel – phenol, cadinen, chavicol… và một số hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm. Do đó, lá trầu không thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị ngoài da, trong đó có bệnh á sừng. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không vừa đủ và một ít muối hạt.
  • Rửa sạch lá trầu không với nước, vò nát rồi cho lá vào nồi đun cùng với 1 – 2 lít nước sạch.
  • Sau khi đun khoảng 15 – 20 phút, bạn cho vào nước một ít muối rồi khuấy đều.
  • Đợi đến khi nước nguội bớt, người bệnh sử dụng nước để gội đầu và massage nhẹ nhàng da đầu. 

Bồ kết và lá trà xanh chữa bệnh á sừng da đầu

Bồ kết là một loại thảo dược giúp tóc mềm mịn, kháng viêm, tẩy sạch gàu và diệt khuẩn hiệu quả. Lá trà xanh là một dược liệu có tính sát khuẩn cao và hỗ trợ điều trị bệnh á sừng hữu hiệu.

Bạn có thể sử dụng bồ kết để chữa bệnh á sừng da đầu
Bạn có thể sử dụng bồ kết để chữa bệnh á sừng da đầu

Để chữa bệnh bằng bài thuốc này, bạn thực hiện theo những bước sau:

  • Bạn chuẩn bị một ít lá trà xanh và vài quả bồ kết.
  • Trà xanh rửa sạch với nước, bồ kết nướng lên cho vàng và thơm là được. 
  • Cho cả hai nguyên liệu trên vào nồi đun với 2 lít nước trong khoảng 30 phút. 
  • Người bệnh sử dụng nước này để gội đầu khi nước còn ấm. Trong quá trình gội, bạn massage da đầu nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào da. 
  • Người bệnh áp dụng cách này từ 3 – 4 lần mỗi tuần để điều trị bệnh.

Chữa bệnh á sừng da đầu bằng dầu dừa

Dầu dừa là một trong những nguyên liệu mà bạn không nên bỏ qua khi chữa á sừng da đầu ngay tại nhà. Dầu dừa có tác dụng làm ẩm da đầu, loại bỏ tình trạng bong tróc và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. 

Bạn thực hiện cách này theo hướng dẫn dưới đây:

  • Người bệnh chuẩn bị một ít dầu dừa nguyên chất vừa đủ.
  • Làm ướt da đầu rồi dùng dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh cần điều trị.
  • Bạn có thể thêm một ít tinh dầu sả vào dầu dừa, trộn đều rồi bôi lên da đầu. 
  • Bạn giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi gội đầu lại bằng nước ấm. 

Chanh tươi chữa bệnh á sừng da đầu

Chanh tươi có chứa một lượng vitamin C và acid citric dồi dào. Nhờ đó, chanh tươi được xem như một chất sát khuẩn tự nhiên, chống viêm và loại bỏ nhanh chóng các lớp tế bào chết trên da đầu. 

Chanh có công dụng kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả
Chanh có công dụng kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả

Bạn thực hiện cách này như sau:

  • Bạn chuẩn bị 1 quả chanh tươi, rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt chanh.
  • Pha nước cốt chanh với nước sạch theo tỷ lệ là 1:1.
  • Bạn thoa một ít nước cốt chanh lên vùng da đầu bị á sừng rồi massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 4 phút. 
  • Bạn để da đầu thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi gội lại bằng nước sạch. 

Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng mẹo dân gian chỉ thích hợp áp dụng trong những trường hợp nhẹ và chưa có nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, bội nhiễm… 

Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh á sừng da đầu

Để điều trị dứt điểm bệnh á sừng và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc uống, thời gian uống, ngày tái khám…
  • Lựa chọn các loại dầu gội không chứa chất tẩy rửa mạnh, không chứa chất hóa học, chất bảo quản gây kích ứng cho da. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên tốt cho da đầu.
  • Không được sử dụng thuốc nhuộm, thuốc tẩy và các hóa chất khi điều trị bệnh á sừng.
  • Tuyệt đối không được cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị á sừng, đặc biệt khi gội đầu. 
  • Sau khi gội đầu, bạn nên để tóc khô tự nhiên, không nên sử dụng máy sấy có nhiệt độ quá cao làm khô da đầu.
  • Tốt nhất bạn nên sử dụng nước ấm để gội đầu vì dùng nước lạnh và nước quá nóng sẽ làm tình trạng bong tróc nặng hơn. 
  • Không nên đội nón, đội mũ bảo hiểm, bịt kín đầu trong thời gian điều trị bệnh, đặc biệt khi thời tiết nóng. 

Trên đây là những cách chữa bệnh á sừng da đầu hiệu quả hiện nay. Mỗi tình trạng bệnh sẽ có một liệu trình điều trị khác nhau. Vậy nên, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn cách chữa bệnh cho phù hợp. 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan