Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Các loại viêm xoang được đặt tên theo vị trí của hệ thống xương xoang và bao gồm 6 dạng: viêm xoang sàng, viêm xoang hàm, viêm xoang bướm, viêm xoang mũi, viêm xoang trán, viêm đa xoang. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các dạng viêm xoang cũng như biết cách điều trị bệnh đúng đắn.

Các loại viêm xoang thường gặp và triệu chứng điển hình

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng tại các hốc xoang, cơ quan có vai trò dẫn lưu các dịch tiết xuống mũi và đào thải ra ngoài. Tùy vào vị trí, khu vực xoang bị viêm sẽ chia thành 2 nhóm chính với các dạng bệnh khác nhau như:

  • Nhóm xoang trước: Bao gồm xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán đổ dịch tiết về mũi. Nhóm xoang trước thường bị viêm cấp tính có mủ, thông với mũi trước nên chảy dịch nhiều qua mũi. Người bệnh thường phải xì mũi nhiều.
  • Nhóm xoang sau: Bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm đổ dịch tiết ra ngách mũi hoặc hố mũi trên nên thường chảy xuống họng. Nhóm xoang sau thường gây viêm mãn tính, khó điều trị. Người bệnh ít có biểu hiện đau nhức mặt mà thường đau ở gáy sau đến đầu, khụt khịt mũi nhiều chứ không xì dịch mũi.

Đặc trưng về triệu chứng, vị trí và tình trạng viêm nhiễm của các loại viêm xoang sẽ có điểm khác nhau. Để phân biệt và nhận biết từng loại viêm xoang cụ thể, người bệnh căn cứ vào các đặc điểm riêng biệt sau:

Viêm mũi xoang là một trong các loại viêm xoang dễ gặp nhất

Viêm mũi xoang là dạng bệnh dễ gặp nhất và hầu hết dạng viêm xoang nào cũng đều khiến xoang mũi bị nhiễm trùng theo. Bởi dịch tiết của các xoang cuối cùng cũng đổ về phía mũi.

Ngoài ra, mũi là cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp các vi khuẩn, virus từ môi trường theo đường không khí đi vào cơ thể. Người bị viêm xoang mũi thường có biểu hiện sưng nhức ở vùng mũi, tắc nghẹt, chảy dịch mũi, mũi ngửi kém hoặc mất ngửi tạm thời.

Người bị viêm xoang mũi thường có biểu hiện sưng nhức ở vùng mũi, tắc nghẹt, chảy dịch mũi,
Người bị viêm xoang mũi thường có biểu hiện sưng nhức ở vùng mũi, tắc nghẹt, chảy dịch mũi

Viêm xoang sàng

Xoang sàng bao gồm xoang sàng trước và xoang sàng sau. Về mặt cấu trúc, xoang sàng bao gồm 4 hốc rỗng nối thông với nhau, nằm ở trên hốc mũi và gần về phía 2 mắt. Khi bị viêm xoang sàng, người bệnh dễ gặp các triệu chứng như:

  • Viêm xoang sàng trước: Đau nhức từ hai hốc mắt lên đến đầu, tắc nghẹt, chảy dịch xuống mũi.
  • Viêm xoang sàng sau: Đau nhức từ gáy lên đến đầu, tắc nghẹt mũi, chảy dịch nhiều xuống họng, có thêm các triệu chứng viêm họng (ho, sốt, đau họng).
Người bị viêm xoang sàng thường bị đau nhức từ đầu đến gáy
Người bị viêm xoang sàng thường bị đau nhức từ đầu đến gáy

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm xoang sàng cao nhất là trẻ nhỏ và đây cũng là đối tượng dễ mắc phải các biến chứng nguy hiểm tại mắt và não. Chẳng hạn như viêm dây thần kinh thị giác, áp xe não, viêm màng não…

Viêm xoang bướm

Xoang bướm nằm phía sâu ở dưới nền sọ, gắn liền với tuyến yên, các xoang tĩnh mạch hang, dây thần kinh thị giác. Xoang bướm cũng là vùng xoang kín, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nhưng khi bị viêm nhiễm thường diễn tiến nhanh đến giai đoạn mãn tính. Do nằm ở hệ thống xoang sau nên người bệnh thường bị phù nề niêm mạc xoang, đau từ đầu ra sau gáy. Dịch mũi thường bị chảy xuống họng, khụt khịt chứ không xì ra dịch mũi.

Người bệnh thường bị phù nề niêm mạc xoang, đau từ đầu ra sau gáy
Người bệnh thường bị phù nề niêm mạc xoang, đau từ đầu ra sau gáy

Viêm xoang trán

Xoang trán nằm vây quanh hốc mắt và chỉ ngăn với sọ não chỉ bằng một vách ngăn. Xoang trán bắt đầu phát triển sau 4-7 tuổi nên bệnh thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên trở đi. Đồng thời xoang trán cũng thông với mũi qua ống trán mũi nên thường bị viêm kèm theo xoang sàng trước. Người bị viêm xoang trán dễ bị đau nhức, buốt cả đầu, hốc mắt, dịch mũi chảy nhiều và triệu chứng tăng dần từ sáng đến trưa.

Viêm xoang trán đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, buốt cả đầu, hốc mắt
Viêm xoang trán đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, buốt cả đầu, hốc mắt

Viêm xoang hàm

Xoang hàm là một hốc xương lớn ở cạnh xoang mũi và gần với vùng má, răng hàm. Cho nên vùng xoang này dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh về răng miệng. Người có tiền sử bị nhiễm trùng răng miệng dễ bị viêm xoang hàm và ngược lại. Khi bị viêm xoang hàm, bạn sẽ có các triệu chứng như đau nhức dữ dội tại má, sốt cao do nhiễm khuẩn, có thể chảy mủ ở mũi và hôi miệng với tình trạng nhiễm trùng nặng.

Người bệnh thường bị đau nhức dữ dội tại má, sốt cao do nhiễm khuẩn, có thể chảy mủ ở mũi và hôi miệng
Người bệnh thường bị đau nhức dữ dội tại má, sốt cao, có thể chảy mủ ở mũi và hôi miệng

Viêm đa xoang

Viêm đa xoang là thuật ngữ để chỉ tình trạng nhiều xoang bị viêm nhiễm cùng lúc. Nếu người bệnh gặp tổ hợp các triệu chứng đau nhức, phù nề khắp mặt, kéo dài từ gáy, mũi, hốc mắt cho đến trán… Đồng thời dịch mũi chảy nhiều, có thể chảy xuống họng, dịch có mùi hôi, có màu xanh hoặc vàng, cảm giác mắt mờ thì đó là biểu hiện của viêm đa xoang.

Viêm đa xoang là tình trạng nhiễm trùng ở nhiều xoang
Viêm đa xoang là tình trạng nhiễm trùng ở nhiều xoang

Viêm đa xoang rất nguy hiểm vì sự ảnh hưởng của bệnh không không chỉ tai – mũi – họng mà còn liên quan đến mắt, não… Do đó, cần sớm phát hiện để điều trị và ngăn ngừa kịp thời các triệu chứng bất thường của bệnh.

Các phương pháp điều trị viêm xoang hiệu quả, an toàn

Để điều trị viêm xoang hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để có được hướng điều trị đúng đắn. Hiện nay, viêm xoang được điều trị bằng hai biện pháp chính là tây y và đông y. Nguyên tắc điều trị của viêm xoang bao gồm ngăn ngừa/triệt tiêu các dị nguyên gây bệnh, đẩy lùi triệu chứng và phòng chống tái phát.

Phác đồ điều trị viêm xoang theo tây y

Đối với viêm xoang, tây y điều trị nội khoa là chủ yếu. Người bệnh chỉ thực hiện phẫu thuật dẫn lưu xoang nếu điều trị bằng thuốc thất bại. Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc:

Thuốc Tây y trị bệnh được tin dùng nhiều nhất hiện nay
Thuốc Tây y trị bệnh được tin dùng nhiều nhất hiện nay
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng diệt khuẩn, điều trị trong khoảng 7-10 ngày. Với tình trạng nặng thì cần điều trị từ 10-14 ngày. Loại kháng sinh được lựa chọn ban đầu là phổ rộng. Sau khoảng 72 giờ điều trị, nếu vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc thì bác sĩ sẽ đánh giá lại phác đồ, thực hiện nuôi cấy vi khuẩn để xác định loại kháng sinh phù hợp nhất.
  • Thuốc xịt mũi: Chứa Corticoid hoặc Oxymetazoline hydrochloride để giảm sưng viêm, giảm tiết dịch nhầy gây tình trạng tắc nghẽn mũi. Thuốc thường chỉ định dùng trong khoảng 3 ngày, tối đa là 7 ngày. Liều dùng mỗi ngày xịt 2-3 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 8 tiếng. Không dùng thuốc trong thời gian dài dễ gây phản tác dụng và biến chứng.

Tất cả các loại thuốc dùng để điều trị viêm xoang đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Người bệnh không sử dụng thuốc nếu không được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn. Việc dùng kháng sinh sai cách không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc mà còn khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, gan, thận, dạ dày suy giảm chức năng.

Các loại thuốc xịt mũi có thể khiến người bệnh bị khô mũi, buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt… Đặc biệt các loại thuốc dẫn xuất Corticoid có thể tăng khả năng nhiễm trùng, đục thủy tinh thể…nếu dùng quá liều.

Đông y điều trị viêm xoang

Theo quan điểm của đông y, viêm xoang có ba căn nguyên chính là Can hỏa, Phế nhiệt, Thận âm hư. Bởi đây là các tạng chủ khí, huyết và có mối liên hệ mật thiết với Tỳ. Khi suy yếu thường dẫn đến Tỳ bị hư tổn, chất dịch không vận hóa được khiến mũi bị tắc nghẽn.

Để điều trị bệnh thì cần chú trọng giải quyết bệnh từ gốc thông qua việc phục hồi chức năng của các tạng Thận, Phế, Can, Tỳ. Đồng thời loại bỏ viêm nhiễm tại chỗ bằng cách tiêu viêm, trục ứ, thông khiếu. Người bệnh có thể tjam khảo một số bài thuốc đông y sau:

Thuốc đông y tác động sâu vào căn nguyên của bệnh nên cho hiệu quả bền lâu
Thuốc đông y tác động sâu vào căn nguyên của bệnh nên cho hiệu quả bền lâu

Tân di thanh phế ẩm:

Tân di thanh phế ẩm là bài thuốc có tác dụng thanh phế, thông khiếu, dùng để điều trị viêm xoang do phong nhiệt uất trở ở kinh phế.

Thành phần: Tân di, bách hợp, thăng ma, tri mẫu, hoàng cầm, mạch môn, tỳ bà diệp… Người bệnh bị viêm mũi xoang có polyp, dịch mũi chảy nhiều thì nên dùng tân di thanh phế ẩm.

Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh lý viêm xoang

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chú trọng điều dưỡng, nâng cao sức khỏe từ bên trong. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp người bệnh đẩy lùi viêm xoang hiệu quả và phục hồi nhanh chóng hơn. Trong chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý:

  • Nên ăn: Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi, ổi…), vitamin E (bơ, hạt dẻ, đu đủ, rau cải xanh, khoai môn), các khoáng chất như kẽm (nấm, lúa mì, lựu, rau chân vịt…).
  • Kiêng ăn: Các thực phẩm chua cay, dễ gây dị ứng (sữa, trứng, hải sản…), thức uống có cồn, có chứa caffeine, đồ ăn quá ngọt… Bởi các thực phẩm này có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và tích tụ nhiệt độc trong cơ thể dẫn đến bệnh viêm xoang.
Những thực phẩm người bệnh cần bổ sung trong quá trình điều trị
Những thực phẩm người bệnh cần bổ sung trong quá trình điều trị

Nguyên nhân gây viêm xoang chủ yếu là do vi khuẩn, virus nên người bệnh có thể hoàn toàn phòng tránh nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, tăng cường diệt khuẩn tại mũi.
  • Luôn sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, đến nơi đông người hoặc làm việc trong các môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất…
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia để tránh làm hệ miễn dịch suy yếu.
  • Nếu có cơ địa dị ứng thì cần hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng mũi như phấn hoa, lông động vật, hóa chất, mỹ phẩm…
  • Tăng cường tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, phòng chống hiệu quả các dị nguyên gây bệnh từ môi trường.

Trên đây là các loại viêm xoang thường gặp và hướng điều trị hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo. Việc nhận biết được triệu chứng từ sớm cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Nếu nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn đọc hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM:

Bài viết liên quan
bai-thuoc-tri-viem-xoang
tieu-xoang-linh-duoc-thang-chua-viem-xoang
viem xoang ham cap
cach-chua-viem-xoang-cho-tre-em
hinh-anh-dv-thanh-thu-chia-se-ve-viem-xoang-do-minh-1
thuoc-dieu-tri-viem-mui-di-ung