Nhắc đến cà gai leo, người ta nghĩ ngay đến một loại cây thuốc dân gian quý nhờ công dụng chữa viêm gan virus, xơ gan, hỗ trợ điều trị ung thư gan. Không chỉ thế, dược liệu này còn có nhiều tác dụng khác trong phòng và chữa bệnh cho con người. Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về cây cà gai leo, đặc điểm, công dụng và những bài thuốc quý, lưu ý khi dùng cũng như giá bán mới nhất hiện nay. 

Tổng quan về cây cà gai leo

Cà gai leo là thảo dược mọc hoang ở nhiều nơi, mỗi một vùng miền lại có tên gọi và biến thể khác nhau.

  • Tên dược liệu: Cà gai leo
  • Các tên gọi khác: Cà dây leo, cà gai dây, cà Hải Nam, cà quýnh, cà quạnh, cà quánh, cà vạnh, cây gai cườm, cà cườm, cò bò, cà lù
  • Danh pháp khoa học: Solanum Procumbens
  • Thuộc họ Cà – Solanaceae

Đặc điểm và hình ảnh dược liệu trong thiên nhiên

Cây cà gai leo là một loại cây dại nên nhiều người không biết hoặc nhầm tưởng với các loại cây khác.

Hình ảnh cây cà gai leo với những quả màu đỏ nổi bật
Hình ảnh cây cà gai leo với những quả màu đỏ nổi bật

Dưới đây là cách nhận biết cây cà gai leo bằng những đặc điểm thực vật đặc trưng:

  • Cây sống lâu năm, bò trên mặt đất hoặc leo lên thân cây khác, dài trung bình 1m, cây leo có thể dài tới 6m. Thân cây nhẵn, phân thành nhiều cành, hình trụ màu xanh nhạt, vàng nâu hoặc nâu xám, nhiều cây sống lâu năm thân hóa gỗ. Các cành non toả rộng, được phủ lông tơ màu trắng hình sao, có nhiều gai cong uốn ngược màu vàng, dài 2 – 4mm.
  • Lá cây mọc so le, có hình trứng thuôn dài hoặc bầu dục, phía gốc hơi tròn tù. Phiến lá nông, không đều, mép lá nguyên hoặc hơi lượn. Mặt trên màu xanh sẫm còn mặt dưới màu xanh nhạt hơn, có lớp lông tơ màu trắng bao phủ. Cả 2 mặt lá và cuống lá đều có gai nhưng số lượng gai mặt trên nhiều hơn, lá có gân chính và nhiều gân nhỏ.
  • Hoa nở vào tháng 4 đến tháng 6, bông hoa nhỏ mọc thành xim, mỗi xim gồm 2 – 5 bông mọc từ nách lá. Bông hoa có màu tím nhạt hoặc màu trắng, nhị vàng.
  • Quả mọng, hình cầu nhẵn, đường kính từ 7 – 9mm, cuống rất dài khoảng 2cm. Lúc non có màu vàng và khi chín chuyển sang màu đỏ tươi bóng, hạt hình thận, oval hoặc elip khoảng 2mm, có màu vàng nhạt. Mùa ra quả vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Cây cà gai leo thường mọc ở đâu trong thiên nhiên?

Là một loại cây mọc hoang nên chúng có thể thích nghi với đa dạng môi trường sống khác nhau, mọc ở rất nhiều nơi trong tự nhiên.

Loại cây này ưa sống ở nơi có nhiều ánh sáng, ưa ẩm, có khả năng chịu hạn tốt nhưng chịu ngập úng kém, có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau gồm đất phù sa, đất ba gian hay đất pha cát.

Cà gai leo thường được tìm thấy nhiều ở vùng trung du, đồng bằng, nơi có độ cao dưới 300m, ít khi mọc ở miền núi, thường tập trung thành đám, mọc lẫn trong các bụi thưa. Cây có thể tái sinh bằng hạt từ quả, từ thân và gốc cây còn lại sau khi bị chặt.

Theo khảo sát thì cây sinh trưởng ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia,… Tại Việt Nam, cây phân bổ tương đối rộng, từ vùng Trung du đến Bắc Bộ và một số tỉnh thành ở phía Nam.

Một số tỉnh thành ở nước ta nổi tiếng với dược liệu này gồm Nghệ An, Hà Nam, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định.

Cà gai leo có mấy loại và cách phân biệt

Thực tế thì trong thiên nhiên có tới 2 loại cây cà gai leo, cùng họ với nhau nhưng một loại được sử dụng làm thuốc còn một loại ít dùng.

  • Cà gai leo hoa trắng: Dùng làm thuốc, thân leo nhỏ và có hoa màu trắng nhạt.
  • Cà gai leo hoa tím: Hay còn gọi cà gai lớn, thân dây lớn hơn, có bông hoa màu tím rất đẹp, nên được dùng để làm hàng rào, ít khi dùng làm thuốc.
Loại hoa tím không có giá trị làm dược liệu
Loại hoa tím không có giá trị làm dược liệu

Ngoài ra, cây cà gai leo ở miền Trung cũng có một số đặc điểm khác biệt so với loại cây mọc ở miền Bắc và miền Nam.

  • Giống cây miền Trung: Thân cây cằn cỗi, cứng cáp và có màu nâu.
  • Giống cây miền Bắc và Nam: Thân cây màu xanh, mập mạp và dễ trồng, dễ chăm sóc hơn.

Thu hoạch, bào chế và các sản phẩm

Cây cà gai leo tươi tốt quanh năm, phát triển mạnh nhất vào tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Để sử dụng, người dân có thể thu hoạch bất cứ thời điểm nào trong năm.

Bộ phận được sử dụng gồm rễ cây, thân cành, lá và quả, có thể dùng làm thuốc, làm các sản phẩm khác hoặc để chế biến các món ăn đều được.

  • Dùng tươi: Sau khi thu hoạch đem về rửa sạch sẽ nhiều lần, để ráo nước và sử dụng ngay.
  • Dùng khô: Thu hoạch rễ, cành lá và quả, rửa sạch sẽ, để ráo nước, sau đó thái nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô, nhiều nơi còn sao vàng để bảo quản dược liệu được lâu hơn.
  • Làm cao cà gai leo: Sau khi thu hoạch, rửa sạch sẽ và phơi khô, tiếp đến tiến hành nấu cao. Tuỳ thuộc nấu cao khô hay cao nước mà có công thức riêng biệt.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có một số sản phẩm bào chế từ cây cà gai leo rất được ưa chuộng như trà, cao, viên nang hoặc cốm vị thuốc,…

Những tác dụng của cà gai leo với sức khỏe con người

Dược liệu cà gai leo được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh. Không chỉ thế Đông y mà Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu khoa học đưa ra nhận định cà gai leo có rất nhiều tác dụng với con người trong phòng ngừa và điều trị bệnh tật.

Công dụng của cà gai leo trong Đông Y

Trong các bài thuốc Đông y, rễ cây cà gai leo có tên gọi là thích gia căn còn phần dây, tức thân cành thì có tên là thích gia đằng.

Các tài liệu ghi chép rằng, dược liệu này có vị hơi the, đắng, có tính ấm và hơi có độc.

Tác dụng: Phát tán, giải độc rượu, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, tán phong thấp, giảm đau, cầm máu, chữa rắn cắn.

Các bài thuốc Đông y thường sử dụng dược liệu để chữa trị các chứng:

  • Chữa ho, ho gà, ho khan, ho có đờm, hen suyễn
  • Giải rượu, giải độc, chữa say rượu, hạn chế các triệu chứng của rượu
  • Chữa bệnh phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân, tê bì tay chân
  • Cầm máu, chữa chảy máu chân răng, viêm nhiễm ở miệng, chữa vết thương ngoài da, làm mờ vết bầm tím trên da
  • Trị rắn cắn, giải độc, làm lành vết thương nhanh chóng
  • Đặc biệt, tác dụng nổi bật nhất của dược liệu là giải độc tố gan, chữa viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan, bảo vệ tế bào gan, vàng da chướng bụng, ăn uống không tiêu, người mệt mỏi, nổi mẩn ngứa, dị ứng, ngứa ngáy do gan yếu.

Các nghiên cứu về cà gai leo theo Y học hiện đại

Cà gai leo được khoa học nghiên cứu từ những năm 1980 và cho đến hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dược liệu quý này.

Theo đó, trong rễ, thân dây và lá cây có chứa thành phần chính gồm: nhóm Glycoalkaloid, Flavonoid, Saponin, Acid amin, Sterol, tinh bột, Solasodinon, Cholesterol,…

Thành phần Glycoalkaloid cao nhất trong quả, tiếp đến là lá, rễ cây và thân cây. Nhờ đó, trong y học, dược liệu có những công dụng sau:

  • Giải độc gan, hạ men gan và bảo vệ gan: Các nghiên cứu chứng minh rằng, dược liệu có tác dụng thanh lọc, giải độc gan rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng. Ngoài ra, dịch chiết cây thuốc có tác dụng bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại, hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT, hạn chế hủy hoại tế bào gan.
  • Hỗ trợ chữa viêm gan B: Vào năm 1999, bệnh viện Quân Y 103 ứng dụng dược liệu trong điều trị viêm gan B. Kết quả sau 2 tháng, bệnh nhân hết triệu chứng chán ăn, vàng da, người mệt mỏi. Đặc biệt, nồng độ virus trong máu giảm dần, thậm chí có bệnh nhân có kết quả âm tính.
  • Hỗ trợ điều trị xơ gan: Viện dược liệu Trung Ương công bố, cà gai leo có tác dụng ngăn ngừa, điều trị xơ gan rất tốt. Hoạt chất Glycoalkaloid có hiệu quả ức chế sinh tiết tổng hợp sợi collagen trong các tế bào gan, ức chế tổ chức xơ gan, làm chậm tiến triển xơ gan.
  • Giải độc rượu, chữa say rượu, đồng thời tăng cường chức năng gan.
  • Chống viêm: Nghiên cứu thực nghiệm với chiết xuất toàn phần dược liệu trong 5 ngày có hiệu quả ức chế tạo u hạt, kết luận có tác dụng chống viêm mạn tính.
  • Chống oxy hoá và ức chế tế bào ung thư: Dịch chiết toàn phần có hoạt tính chống oxy hóa invitro mạnh. Đồng thời ngăn chặn và ức chế sự phát triển của một số loại ung thư do virus như ung thư gan, ung thư cổ tử cung,…
  • Chữa đau nhức, tê mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối
  • Giải độc rắn cắn, đào thải độc tố, ngăn chặn độc tố xâm nhập cơ thể người.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Kích thích tăng sinh tế bào lympho T, tạo hàng rào bảo vệ cơ thể tránh vi khuẩn, virus. Nhờ đó giúp tăng sức đề kháng, chữa cảm cúm, dị ứng, diệt khuẩn Haemophilus Pertussis gây ho gà.
  • Ngoài ra cà gai leo còn có tác dụng chữa vàng da, vàng mắt, chữa mẩn ngứa, mụn nhọt,… hiệu quả.

Cà gai leo chữa bệnh gì hiệu quả và những bài thuốc hay nhất

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc sử dụng cây cà gai leo, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với nhiều loại dược liệu khác đều hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp những bài thuốc ứng dụng công dụng của dược liệu hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo.

Cách sử dụng cây cà gai leo chữa bệnh gan tốt nhất

Có thể nói, với người bệnh gan thì dược liệu cà gai leo như một “thần dược”, một vị thuốc rẻ tiền mà vô cùng quý. Cây cà gai leo có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh về gan khác nhau.

Bài thuốc 1 – Chữa viêm gan virus, xơ gan, hỗ trợ điều trị ung thư gan

Trong dân gian, bài thuốc chữa bệnh gan hiệu quả nhất là kết hợp cùng các loại thảo dược nổi tiếng tốt cho gan khác như dừa cạn, diệp hạ châu.

Công thức bài thuốc như sau:

  • Sử dụng 30g cà gai leo (lấy toàn bộ rễ, thân cành và lá), 10g dừa cạn và 10g diệp hạ châu (hay còn gọi là chó đẻ răng cưa).
  • Các vị thuốc rửa sạch sẽ, để ráo nước sau đó cắt thành đoạn, đem sao vàng trên chảo nóng cho đến khi có mùi thơm dược liệu tỏa ra.
  • Sắc tất cả vị thuốc cùng 1 lít nước trong khoảng 20 phút cho đến khi cô cạn còn khoảng 300ml thì chia thành 2 – 3 phần, uống hết trong ngày.

Mỗi ngày cho người bệnh uống 1 thang thuốc, dùng đều đặn liên tiếp trong 2 – 3 tháng để bài thuốc phát huy hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc 2 – Giải độc gan, hạ men gan cao, phòng ngừa bệnh gan

Nước cà gai leo không chỉ là một thức uống mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mỗi ngày uống cà gai leo có tác dụng gì? Với người thường xuyên uống nhiều rượu bia khiến gan bị tổn hại, người có men gan cao thì nước cà gai leo cực kỳ tốt.

Các nghiên cứu cho thấy, uống nước từ dược liệu này mỗi ngày sẽ giúp hạ men gan, đào thải độc tố tích tụ trong gan. Ngoài ra, người đang có dấu hiệu bị bệnh gan cũng nên uống để tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan, phòng ngừa bệnh gan tốt nhất.

Nước trà cà gai leo rất tốt cho người mắc bệnh gan
Nước trà cà gai leo rất tốt cho người mắc bệnh gan

Cách nấu nước cây cà gai leo đơn giản như sau:

  • Dùng 30g cà dược liệu (lấy toàn bộ cây) nấu cùng 1 lít nước trên lửa vừa.
  • Đến khi sôi đun thì đun tiếp trong khoảng 15 phút cho đến khi chỉ còn lại khoảng 300ml thì chắt lọc lấy nước.

Chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau uống vào 3 buổi trong tuần. Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày để tốt cho gan.

Cà gai leo có tác dụng gì với người say rượu?

Dân gian có một mẹo rất hay để giải rượu một cách nhanh chóng mà không gây hại từ cây cà gai. Không chỉ thế, tác dụng giải rượu của dược liệu còn được ghi chép trong sách biệt dược của GS Đỗ Tất Lợi, rất an toàn và hiệu quả.

Bài thuốc 3 – Chữa say rượu, giải độc rượu

Một điều thú vị là bạn có thể dùng dược liệu này để hạn chế say rượu trong khi uống hoặc dùng để giải rượu khi đã say đều được.

  • Dùng trực tiếp: Lấy rễ cây rửa sạch, để ráo nước rồi xát trực tiếp vào răng sẽ hạn chế say rượu, dùng trước hoặc trong lúc uống rượu.
  • Dùng nước thuốc giải rượu: Hãm 50g cà gai leo khô với nước sôi tương tự cách hãm nước chè, uống thay nước cho đến khi tỉnh. Hoặc sắc 100g dược liệu khô với 400ml nước, đun cạn còn 150ml thì uống khi còn ấm nóng.

Cách này vừa giúp nhanh tỉnh rượu, vừa đào thải độc tố và bảo vệ gan, ngăn ngừa rượu làm tổn thương gan.

Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa

Đại đa số các trường hợp nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng trên da là do chức năng gan suy yếu. Dược liệu có tác dụng đào thải độc tố cho gan nên vì thế cũng có tác dụng chữa mụn nhọt và mẩn ngứa hiệu quả.

Bài thuốc 4 – Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng trong

  • Chuẩn bị 30g cà bò (rễ, thân và lá) và 40g xạ đen (thân hoặc lá), rửa sạch, sau đó đem sắc cùng 1,5 lít nước cho đến khi chỉ còn lại khoảng 1 lít là được.
  • Chia nước thuốc uống nhiều lần trong ngày cho đến hết.

Cần kiên trì nhiều ngày và dùng liên tục để có tác dụng tốt nhất.

Cách chữa rắn cắn hiệu quả

Đây là một trong những mẹo dân gian được sử dụng lâu đời, trong trường hợp cấp bách, chưa thể đưa bệnh nhân vào viện kịp thời bạn có thể sử dụng.

Bài thuốc 5 – Chữa rắn cắn

Cách này phải thực hiện ngay khi vừa bị rắn cắn khi các vết thương bắt đầu sưng tấy và đau nhức.

  • Lấy khoảng 30 – 50g cây thuốc, rửa sạch sẽ sau đó dùng chày giã thật nát.
  • Thêm 200ml nước đun sôi để nguội vào khuấy đều, chắt lấy nước thuốc cho bệnh nhân uống ngay lập tức, mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Đến ngày hôm sau, tiếp tục cho bệnh nhân dùng cà gai leo bằng cách sau:

  • Dùng 10 – 30g rễ cà gai leo khô, chặt thành đoạn nhỏ, đem sao cho vàng trên bếp lửa, có mùi thơm toả ra.
  • Sắc nước thuốc cùng 600ml nước, đun còn lại ⅓ thì uống.

Mỗi ngày uống 2 lần, uống trong 3 – 5 ngày sẽ khỏi. Nếu bị rắn độc cắn, sau khi sơ cứu phải ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để có hướng xử lý kịp thời, sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng bài thuốc trên.

Cây thuốc cà gai leo chữa bệnh gì hiệu quả? Ho, viêm họng, hen suyễn

Trong dân gian có rất nhiều cây thuốc, thảo dược chữa trị các bệnh ho, hen suyễn cùng các triệu chứng. Trong đó không thể không nhắc đến cây cà dây leo với công dụng tuyệt vời trong chữa trị các chứng bệnh này.

Rễ dược liệu được sử dụng để chữa ho và hen suyễn
Rễ dược liệu được sử dụng để chữa ho và hen suyễn

Bài thuốc 6 – Chữa ho gà, viêm họng

Chỉ với 2 vị thuốc đơn giản, bạn hoàn toàn có thể chữa chứng ho gà, đau viêm họng, ho có đờm rất hiệu quả ngay tại nhà.

Bài thuốc này như sau:

  • Sắc nước thuốc từ 30g lá chanh và 10g rễ cây cà dây leo.
  • Sau khi đun sắc khoảng 20 phút thì chia nước thuốc thu được thành 2 phần và uống vào 2 buổi sáng chiều trong ngày.

Với cách làm này nên kiên trì dùng đều đặn trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm ho, hết đau họng, hết đờm trong cổ rõ rệt.

Bài thuốc 7 – Chữa ho và chứng hen suyễn

Trong trường hợp người bệnh ho quá nhiều, có dấu hiệu của bệnh hen suyễn gây khó thở thì có thể dùng cách này:

  • Sử dụng 10g mỗi loại gồm các vị thuốc cà gai leo, mạch môn và thiên môn.
  • Sắc các vị thuốc trên thành nước thuốc và chia ra mỗi ngày uống 3 lần.

Dùng đều đặn trong khoảng 5 – 7 ngày để bài thuốc phát huy hiệu quả giảm ho, ngăn ngừa cơn hen suyễn tái phát.

Chữa chảy máu chân răng, sưng viêm

Không chỉ rễ, thân cành và lá mới được dùng chữa bệnh mà hạt của quả cũng có tác dụng rất tốt trong cầm máu, chữa viêm sưng răng lợi.

Bài thuốc 8

Cách làm như sau:

  • Hái quả cà gai leo, tách phần thịt chỉ lấy phần hạt bên trong quả.
  • Lấy 4g hạt, tán cho nhỏ rồi cho vào chén đồng, thêm một ít sáp ong rừng.
  • Đốt trực tiếp chén thuốc cho khói thuốc tỏa ra, xông khói vào chân răng bị đau nhức trong khoảng 5 phút.

Mỗi ngày tiến hành xông thuốc một lần, duy trì trong 1 tuần liên tục thì sẽ khỏi nhanh chóng.

Bài thuốc chữa các bệnh xương khớp từ cà gai leo

Nếu bạn thắc mắc không biết cây cà gai leo trị bệnh gì hay thì các bệnh xương khớp chính là câu trả lời. Từ xa xưa, dược liệu đã nổi tiếng với bài thuốc chữa đau lưng, phong thấp, tê nhức, đau buốt đầu xương và được tin dùng cho đến hiện nay.

Dược liệu nổi tiếng với tác dụng chữa bệnh xương khớp
Dược liệu nổi tiếng với tác dụng chữa bệnh xương khớp

Bài thuốc 9 – Cao đặc chữa đau lưng, tê thấp

Để chữa bệnh, bài thuốc kết hợp nhiều loại thảo dược khác nhau, nổi tiếng với công dụng chữa đau nhức xương khớp hiệu quả.

  • Các vị thuốc cần chuẩn bị gồm có: 500g mỗi loại rễ cà dây leo, dây gắm, dây chiều, rễ xích đồng nam, rễ thổ phục linh, dây đau xương, cành hoặc lá cây vông nem; 1kg mỗi loại gồm vỏ thân ngũ gia bì, dây mặt quỷ, dây tơ xanh.
  • Các thảo dược rửa sạch, chặt thành đoạn nhỏ, đem nấu với nước nhiều lần để thu được 1 lít cao lỏng.
  • Thêm 500g đường kính vào, cô đặc lại còn khoảng 700ml cao đặc, để nguội tiếp đó đổ thêm 300ml rượu trắng 30 độ.
  • Hỗn hợp cao thu được bảo quản ở lọ kín, để nơi thoáng mát.

Mỗi lần sử dụng lấy 30ml cao pha thêm một chút nước sôi để nguội và uống, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 10 – Chữa chứng phong thấp

  • Chuẩn bị 20g mỗi loại gồm cà gai leo, rễ cây đau xương, vỏ chân chim, rễ tầm xuân, dây mấu, rễ cỏ xước.
  • Sắc nước thuốc tất cả thảo dược và uống hết mỗi ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Ngoài ra, để chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tê bì tay chân, trong dân gian có rất nhiều bài thuốc như sau:

  • Bài thuốc 11: Sắc nước thuốc từ 16g mỗi loại gồm rễ cà dây leo, rễ cỏ xước, rễ cây xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ tranh, kê huyết đằng và uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 12: Dùng 20g mỗi loại rễ cà dây leo, rễ tầm xuân, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, vỏ chân chim để sắc thành nước thuốc uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 13: Mỗi loại rễ cà dây leo, quýt rừng, cốt khí củ, rễ lá lốt, rễ gạc, rễ xuyên tiêu lấy 20 – 30g, đem sắc thành thuốc uống.
  • Bài thuốc 14: Lấy mỗi loại 10g gồm cà gai leo, thổ phục linh, lá lốt, kê huyết đằng, dây gắm sắc thành nước thuốc uống mỗi ngày trong 1 tháng liên tục.

Tất cả những bài thuốc trên đều phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học để có hiệu quả tốt nhất.

Dùng cà gai leo nhiều có tốt không và những lưu ý cần biết

Cà gai leo là một dược liệu tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bệnh nhân mắc bệnh gan và xương khớp. Tuy nhiên, khi sử dụng để đảm bảo bài thuốc hiệu quả và an toàn nhất, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Không nên quá lạm dụng, sử dụng đúng liều lượng cho phép trong bài thuốc, không tự ý thêm thắt, điều chỉnh thành phần của bài thuốc.
  • Hiện nay chưa ghi nhận trường hợp nào về độc tính của dược liệu nhưng các chuyên gia cảnh báo chỉ nên dùng không quá 20g dược liệu để sắc thuốc mỗi ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên sử dụng, cơ thể trẻ con chưa phát triển hoàn thiện có thể dẫn đến tình trạng không thích nghi được với dược chất trong cây thuốc, ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng và sự phát triển sau này.
  • Không dùng cho phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ có thể sử dụng nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Bài thuốc từ cà gai leo có thể tương tác với một số loại thuốc Tây đang dùng, do đó nếu có ý định sử dụng hãy kê khai toàn bộ thuốc Tây và hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị.
  • Người có cơ địa nhạy cảm, người dị ứng với bất cứ thành phần nào trong cây thuốc hay có tiền sử dị ứng thảo dược cần thử nghiệm trước với liều nhỏ. Nếu có tình trạng dị ứng, phản ứng cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
  • Khi sử dụng cao cà gai leo cần chú ý không ngâm với rượu, chỉ nên pha bằng nước đun sôi để nguội, tuân thủ nghiêm chỉnh về liều lượng cho phép mỗi ngày.
  • Trong tự nhiên có nhiều loại cây họ Cà có đặc điểm thực vật khá giống với cà gai leo, rất dễ nhầm lẫn như cà dại, cà tàu, cà độc dược,… Do đó phải hết sức cẩn thận khi thu hoạch dược liệu để làm thuốc chữa bệnh.
  • Trong quá trình sử dụng, cần chú ý đảm bảo vệ sinh, ngâm rửa sạch sẽ cây thuốc vừa thu hái bằng nước muối pha loãng để loại bỏ đất cát, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…
  • Kiên trì sử dụng các bài thuốc kết hợp với xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất, rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Dược liệu cà gai leo giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Hiện nay, dược liệu cà gai leo đang được rất nhiều người tìm mua và sử dụng để chữa bệnh và uống mỗi ngày. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở nhiều cửa hàng thuốc Đông Y hoặc đại lý dược liệu.

Giá thành dược liệu dao động trong khoảng 120.000 – 160.000 VNĐ/kg khô, nhiều nơi bán rễ dược liệu với giá đắt hơn, khoảng 250.000 VNĐ/kg.

Tuy nhiên, với thực trạng “rác dược liệu” hiện nay, không ít đại lý lợi dụng khách hàng không có kiến thức chuyên sâu về dược liệu đã trà trộn các loại cây cỏ khác vào hoặc bán dược liệu kém chất lượng để trục lợi. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ khiến bài thuốc trở nên mất tác dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng.

Vậy nên mua dược liệu ở đâu để đảm bảo an toàn và chất lượng nhất?

Hiện nay, trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm đang phân phối dược liệu cà gai leo khô đạt chuẩn GACP chất lượng nhất hiện nay.

Dược liệu cà gai leo Vietfarm đạt chuẩn GACP-WHO
Dược liệu cà gai leo Vietfarm đạt chuẩn GACP-WHO

Ưu điểm lớn nhất của Vietfarm chính là dược liệu sạch, được nghiên cứu trồng ngay tại vùng dược liệu tại Thái Bình, được kiểm định chặt chẽ về yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu, đảm bảo không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Đến vụ mùa thu hoạch, các kỹ sư lựa chọn những cá thể đạt chuẩn, chất lượng cao, đưa vào khâu bào chế dược liệu theo mô hình khép kín hiện đại, ứng dụng công nghệ sấy khô mới nhất.

Sản phẩm được đóng túi 1kg và 0.5kg, sang trọng, hiện đại, được cam kết chất lượng trên từng sản phẩm.

Giá sản phẩm cà gai leo Vietfarm đang được niêm yết 70.000 VNĐ/0.5kg khô, đặc biệt, nếu khách hàng có hoá đơn mua hàng trên 500.000 VNĐ sẽ được miễn phí vận chuyển toàn quốc.

Có thể nói, cà gai leo là một trong những vị thuốc quý của dân tộc, có rất nhiều tác dụng trong phòng và chữa bệnh cho con người. Tuy nhiên, dẫu sao thì các bài thuốc chỉ được lưu truyền trong dân gian, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng để đảm bảo hiệu quả, an toàn và phù hợp nhất với cơ địa của mình.


Nhóm bệnh

Bài viết liên quan