Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa là bệnh lý liên quan đến tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, trẻ sẽ gặp phải nhiều biến chứng viêm tai giữa nguy hiểm. Vậy những biến chứng đó là gì và làm sao để chữa trị? Dưới đây là những thông tin chi tiết mà Tạp chí Đông y tổng hợp được.

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch kém và dễ bị tổn thương bởi những tác nhân xấu bên ngoài môi trường gây ra. Những tác nhân này có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có viêm tai giữa. Viêm tai giữa là một trong những bệnh khá phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Viêm tai giữa là gì?

Tai được chia thành 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong tai có một ống nối tai giữa và cổ họng, được gọi là vòi nhĩ. Chức năng của vòi nhĩ là thông hơi giúp giữ áp suất không khí ở tai luôn cân bằng với áp suất không khí bên ngoài. Ngoài ra, vòi nhĩ cũng giúp bảo vệ tai khỏi áp lực âm thanh, ngăn chặn dịch từ mũi, họng chảy vào và giúp tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh khá phổ biến
Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh khá phổ biến

Khi mủ hoặc chất lỏng tích tụ trong ống tai phía sau màng nhĩ sẽ gây đau đớn cho bé dẫn đến nguy cơ bị điếc nhẹ. Ngoài ra, khu vực tai giữa bị tác nhân xấu bên ngoài môi trường xâm nhập hoặc vi khuẩn trong tai sinh sôi, phát triển cũng khiến nó bị viêm và gây ra nhiều khó chịu cho bé.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở bé

Ở trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn, rộng và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Vậy nên chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn sẽ dễ dàng đi vào ống tai giữa để gây bệnh.

Ngoài ra, trẻ bị viêm đường hô hấp trên cũng khiến vòi nhĩ dễ bị tắc nghẽn, sưng viêm và khiến các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt bên trong. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Khi tình trạng nhiễm trùng tai xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ và khiến màng nhĩ bị phồng, thậm chí bị rách và gây viêm tai. Tai giữa bị viêm có thể khiến bé bị sốt do cơ thể đang cố gắng chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Hiện tượng rối loạn vòi nhĩ cũng khiến trẻ bị viêm tai giữa. Vòi nhĩ bị tắc khiến nó bị xẹp do quá mềm hoặc do cơ chế mở vòi không bình thường. Tắc vòi nhĩ ở trẻ làm cho việc mở vòi khó khăn, cơ căng màng hầu hoạt động kém hiệu quả.

Triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ phổ biến

Trẻ nhỏ bị viêm tai giữa sẽ có những dấu hiệu đặc trưng sau, cha mẹ cần lưu ý để có thể phát hiện và đưa bé đi khám sớm nhất.

  • Bé bị sốt trên 39 độ C.
  • Bé luôn bứt rứt, khó chịu, khóc quấy nhiều.
  • Tìm cách kéo tai hoặc cọ tai vào những người xung quanh.
  • Khó ngủ, trằn trọc.
  • Không có phản ứng với những âm thanh xung quanh.
  • Có dịch ở tai chảy ra.
  • Các mảng dịch bị khô và đóng vảy xung quanh tai.
  • Mất thăng bằng, đầu bị nghiêng.
  • Chán ăn, ăn không ngon, nôn ói, tiêu chảy.
  • Có thể bị đau tai, đau đầu.
Có nhiều nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm tai giữa
Có nhiều nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm tai giữa

Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cần lưu ý

Tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển sau này của bé.

Biến chứng ngoại sọ

Viêm mê nhĩ, liệt dây thần kinh mặt, viêm xương đá, viêm xương chũm là những biến chứng viêm tai giữa ngoại sọ phổ biến ở trẻ nhỏ.

  • Viêm mê nhĩ

Viêm mê nhĩ là bộ phận chính của tai trong và được cấu tạo bởi tiền đình, ốc tai, ống bán khuyên. Những hốc được đào trong xương thái dương là mê nhĩ xương, màng bao bọc mê nhĩ gọi là mê nhĩ màng. Nhờ khả năng di chuyển của lớp dịch trong mê nhĩ và khả năng tiếp nhận âm thành từ sợi mê nhĩ thần kinh, con người mới có thể nghe và giữ thăng bằng.

Khi tai giữa bị viêm nhiễm thì thông qua hai cửa sổ và dẫn đến viêm mê nhĩ, đặc biệt là với những trẻ bị viêm tai giữa mãn tính có thể ăn mòn xương thì càng có nguy cơ cao gặp biến chứng này.

Viêm mê nhĩ có thể gây viêm màng não hoặc ngược lại, điều này có thể khiến chức năng nghe bị ảnh hưởng, gây điếc một hoặc hai tai.

  • Liệt dây thần kinh mặt

Dây thần kinh mặt còn gọi là dây thần kinh số 7. Nó có đường đi khá phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ mặt.

Trong trường hợp nếu bị viêm tai giữa không được điều trị dứt điểm thì biến chứng này có thể xuất hiện. Vì tuyến mang tai có liên hệ mật thiết đến cơ mặt, khi chẩn đoán liệt dây thần kinh mặt, bé cũng sẽ được khám cửa tai, tình trạng chảy dịch ở tai, màng nhĩ để khẳng định chính xác bệnh.

  • Viêm xương tai chũm

Viêm xương chũm là tình trạng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào và tai giữa. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi bị viêm tai giữa, dịch mủ kéo dài thì trẻ có thể bị viêm xương tai chũm.

Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe màng não, viêm tắc tĩnh mạch sọ hay áp xe cổ, áp xe quanh họng,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại khoa cấp cứu tai mũi họng mà nguyên nhân được chẩn đoán nhiều nhất là viêm tai giữa.

  • Viêm xương đá

Xương đá nằm trong hộp sọ và nếu bị tổn thương thì đó là những tổn thương kín nhưng có thể thông với bên ngoài qua hòm nhĩ

Đây được coi là biến chứng viêm tai giữa ở trẻ không phổ biến nhưng không phải là không gặp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những ảnh tổn thương ở tai như chảy dịch, chảy máu, ù tai có thể là nguyên nhân khiến xương đá bị tổn thương.

Biến chứng nội sọ

Các biến chứng nội sọ khá nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

  • Viêm màng não

Trẻ bị viêm màng não sẽ gặp các triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, sốt, phản xạ bất thường. Một số trẻ bị rối loạn thần kinh như: Đau đầu hơn, sợ ánh sáng, đa đỏ, sợ tiếng động. Tinh thần trẻ cũng trở nên u uất và mê sảng hơn rất nhiều. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do vi trùng xâm nhập vào máu của trẻ.

Trong nghiên cứu về những trẻ chết vì viêm màng não do viêm tai giữa thì các bác sĩ thấy: Cửa sổ tròn, cống ốc tai bị viêm mãn tính. Điều này gợi ý rằng cấu trúc này là cửa ngõ của nhiễm trùng.

Trẻ bị viêm màng não sẽ gặp các triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, sốt
Trẻ bị viêm màng não sẽ gặp các triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, sốt

Khi trẻ được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như: Tăng bạch cầu đa nhân, có bạch cầu đa nhân thoái hóa, đường và natri giảm. Lúc này phương pháp điều trị là cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

  • Áp xe đại não

Áp xe đại não cũng chia ra nhiều hội chứng khác nhau.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu vùng thái dương, vùng chẩm, bé nôn nhiều, tinh thần sa sút, trì trệ, mạch chậm, huyết áp tăng, cương tụ võng mạc. Trong khi đó, hội chứng nhiễm trùng gây sốt cao, cân nặng giảm nhanh. Còn hội chứng thần kinh khu trú gây co giật tay chân, động kinh, bé bị điếc, mù, thậm chí bị liệt nửa người.

  • Áp xe tiểu não

Đây cũng là một biến chứng viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ. Bé sẽ gặp các triệu chứng như mất thăng bằng, mất liên động, đồng vận, trẻ có tinh thần chậm chạp và mạch đập không đều, đau nhức đầu.

  • Não úng thủy

Não úng thủy khiến đầu trẻ to dần và nhu mô não bị tổn thương nghiêm trọng. Sự dư thừa dịch não nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ và để lại nhiều di chứng về sau này nên cha mẹ cần hết sức lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bé.

Não úng thủy khiến đầu trẻ to dần và nhu mô não bị tổn thương nghiêm trọng
Não úng thủy khiến đầu trẻ to dần và nhu mô não bị tổn thương nghiêm trọng

Chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bác sĩ sẽ đánh giá được chính xác tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Triệu chứng lâm sàng

  • Trẻ sơ sinh thay đổi hành vi, khó chịu ở tai, bỏ bú, hay quấy khóc, nôn ói, tiêu chảy.
  • Trẻ từ 2 – 4 tuổi bị sốt, đau tai và nghe kém, tính cách thay đổi.
  • Trẻ lớn hơn 4 tuổi hay than đau tai và có những thay đổi rõ ràng về tính cách.
  • Khám lâm sàng thấy màng nhỉ đỏ, phồng, mất tam giác sáng. Soi tai bằng đèn thấy màng nhĩ kém, không di động.

Triệu chứng cận lâm sàng

Bác sĩ đo thính lực thấy trẻ nghe kém và thực hiện các kỹ thuật khác như nội soi tai, đo nhĩ lượng, chụp CT tai, não,…

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt viêm tai giữa với các bệnh như:

  • Viêm ống tai ngoài.
  • Áp xe răng.
  • Viêm màng nhĩ bóng nước.
  • Dị vật tai.
  • Viêm amidan.
  • Đau tai phản xạ.

Phương pháp điều trị tình trạng viêm tai giữa hiện nay

Với những trường hợp bệnh nhẹ thì điều trị nội khoa có thể xử lý được bệnh, nhưng nếu bệnh nặng thì cần can thiệp ngoại khoa cũng như một số kỹ thuật có liên quan. Nguyên tắc điều trị bệnh là:

  • Kiểm soát nhiễm trùng.
  • Loại bỏ dịch ứ đọng trong tai.
  • Phẫu thuật giúp phục hồi chức năng nghe của trẻ.

Điều trị nội khoa

Các thuốc được dùng để điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ gồm:

Phác đồ 1

  • Amoxicillin: Liều 20 – 40mg/kg/ngày, dùng 3 lần mỗi ngày trong 10 – 14 ngày. Có thể dùng liều cao hơn 60 – 90mg/kg mỗi ngày nếu cần thiết.
  • Amoxiclay: Liều 45mg/kg/ngày, dùng uống 2 lần mỗi ngày trong 10 – 14 ngày.
Amoxicillin được dùng để chữa bệnh
Amoxicillin được dùng để chữa bệnh

Phác đồ 2

  • Cefalosporin thế hệ 2.
  • Erythromyin, Sulfisoxazole.
  • Trimethoprim.

Những thuốc này dùng khi phác đồ 1 điều trị thất bại sau 1 – 2 tuần.

Nhỏ tai bằng dung dịch

Gồm Polymyxin, Chloromycetin, Gentamycin, Neomycin. Bác sĩ có thể kết hợp các thuốc này với Steroids và dùng nhỏ tai 2 – 4 lần mỗi ngày cho bé.

Điều trị ngoại khoa

Nếu việc dùng thuốc không có tác dụng từ 1 – 3 tháng thì bác sĩ sẽ chỉ định trích nhĩ nhằm hút dịch và đặt ống thông khí để cho phép thông khí tai giữa và cải thiện tình trạng tắc nghẽn vòi nhĩ. Ống thông khí có thể được đặt vào trường hợp nghe kém dẫn truyền dai dẳng hoặc ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

Trong một số trường hợp, tai giữa được tạm thời thông khí với nghiệm pháp Valsalva hoặc Politzer. Nghiệm pháp Valsalva được thực hiện bằng cách giữ miệng bệnh nhân đóng lại và thổi không khí qua tai khi bóp chặt cánh mũi. Với nghiệm pháp Politzer, bác sĩ thổi không khí với một ống tiêm đặc biệt vào một trong 2 lỗ mũi của trẻ và chặn bên còn lại trong khi bệnh nhân nuốt. Điều này giúp đẩy không khí vào ống Eustachian và tai giữa. Nếu bệnh nhân bị cảm lạnh và chảy nước mũi không nên thực hiện liệu pháp nào.

Viêm tai giữa ứ dịch liên tục có thể yêu cầu điều chỉnh tình trạng vòm mũi họng bên dưới. Lúc này trẻ cần được loại bỏ u xơ mạch vòm họng mũi bằng cách nạo VA. Nếu trẻ bị viêm tai giữa có dị tật thì bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để rạch cũng như lưu dịch ra bên ngoài.

Một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa
Một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa

Một số lưu ý khi chữa bệnh cho trẻ

Khi chữa bệnh cho trẻ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn cũng như liều lượng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Không tùy tiện cho bé dừng uống thuốc hay uống quá liều.
  • Chỉ trong trường hợp bác sĩ chỉ định thì mới can thiệp ngoại khoa để chữa bệnh.
  • Cần điều trị dứt điểm bệnh để không tái phát và tránh gây ra những biến chứng.
  • Trong trường hợp sau phẫu thuật bị đau, chảy máu thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra lại.

Hướng dẫn biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Cha mẹ có con bị bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây để việc điều trị đạt hiệu quả cũng như ngăn những biến chứng viêm tai giữa.

Vệ sinh tai mũi họng

Tai mũi họng có mối liên hệ mật thiết với nhau nên khi bị viêm tai giữa cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé cả ở 3 bộ phận này.

  • Vệ sinh tai: Làm sạch tai cho trẻ bằng cách dùng tăm bông lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu và dùng tăm nút kín tai.
  • Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé mỗi ngày.
  • Vệ sinh họng: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho bé.

Chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi kéo dài vậy nên cha mẹ có thể bổ sung cho bé những thức ăn giàu dinh dưỡng, đồ ăn dễ nuốt và mềm. Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để trẻ ăn nhiều hơn và không bị khó chịu.

Điều quan trọng là bổ sung cho bé nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên tăng lượng sữa, cho bé bú nhiều hơn.

Điều quan trọng là bổ sung cho bé nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả
Điều quan trọng là bổ sung cho bé nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả

Đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng nặng

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cần khá nhiều lưu ý, trong đó cha mẹ cần chú ý nếu những triệu chứng không giảm thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay, đặc biệt là trong những trường hợp:

  • Trẻ liên tục kêu đau, mức độ đau tăng dần.
  • Trẻ sốt cao, dùng thuốc nhưng không cải thiện.
  • Bé bỏ bú, quấy khóc, không ăn, mất ngủ.
  • Trẻ nôn và tiêu chảy.

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ cha mẹ nên chú ý thực hiện theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, liều lượng, bổ sung dưỡng chất cho bé. Điều này sẽ giúp trẻ mau khỏe và tránh được nhiều biến chứng viêm tai giữa nguy hiểm.

Viêm tai giữa là bệnh lý khá nguy hiểm và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, quá trình phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh cũng như những thông tin về biến chứng viêm tai giữa. Hy vọng qua đây các bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất, chính xác nhất về căn bệnh này.

Bài viết liên quan
dieu-tri-cap-cuu-suyen-tre-em
viem tuyen giap ban cap
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung