Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Biến chứng viêm amidan tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và dẫn đến một số bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng viêm amidan, điều trị dứt điểm để ngăn ngừa các biến chứng, diễn tiến của bệnh là rất quan trọng.

Biến chứng viêm amidan tương đối nguy hiểm
Biến chứng viêm amidan tương đối nguy hiểm

Biến chứng viêm amidan thường gặp có nguy hiểm không?

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt ở trẻ nhỏ trong độ tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây viêm amidan rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường hô hấp. 

Viêm amidan cấp tính thường khởi phát và chữa trị dứt điểm nhanh chóng sau 4-5 ngày (có thể không cần dùng thuốc). Tuy nhiên, việc điều trị không đúng cách hoặc nhầm lẫn với bệnh lý khác có thể khiến bệnh diễn tiến sang dạng mãn tính.

Ở giai đoạn này, bệnh khó điều trị hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng viêm amidan nguy hiểm khác. Không chỉ tác động khu trú, tác nhân gây bệnh có thể lây lan sang các cơ quan xung quanh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cụ thể, người bệnh cần lưu ý một số biến chứng nguy hiểm sau đây để có biện pháp xử lý kịp thời:

Áp xe quanh amidan

Đây là biến chứng viêm amidan thường gặp nhất, xảy ra do tình trạng viêm nhiễm kéo dài dai dẳng lâu ngày, không được điều trị dứt điểm. Khi bị áp xe quanh amidan, ở xung quanh amidan và hai bên thành họng hình thành các hốc mủ. Biến chứng này thường gặp nhất với bệnh viêm amidan hốc mủ

Áp xe quanh amidan là biến chứng thường gặp nhất
Áp xe quanh amidan là biến chứng thường gặp nhất

Các triệu chứng cấp tính dễ nhận thấy của biến chứng này đó là: Sốt cao, bí tiểu, đau họng và nóng rát dữ dội, hơi thở có mùi hôi,… Người bệnh cần có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh để tình trạng này lây lan sang khu vực xung quanh.

Khó khăn khi giao tiếp và ăn uống

Viêm amidan điển hình với tình trạng sưng to hai bên amidan ở hầu họng. Tình trạng này gây bít tắc ở cổ họng, chặn họng khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. 

Biểu hiện rõ ràng nhất là người bệnh khó phát âm, khó nói hoặc hay bị sặc, nghẹn họng khi nói. Đồng thời, việc ăn uống cũng hạn chế do người bệnh khó nuốt. Hầu như người bệnh chỉ ăn được dạng thức ăn lỏng, mềm và uống nước,….

Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chung của người bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ – đối tượng đang phát triển về ngôn ngữ và sức khỏe. Biến chứng viêm amidan này có thể gây tình trạng chậm nói ở trẻ nếu không điều trị đúng cách.

Hội chứng ngưng thở – biến chứng viêm amidan đáng chú ý

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là biến chứng viêm amidan có thể xuất hiện trong giấc ngủ. Đây là tình trạng rối loạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi

Hội chứng ngưng thở khi ngủ tương đối nghiêm trọng
Hội chứng ngưng thở khi ngủ tương đối nghiêm trọng

Người bệnh có thể ngừng thở liên tục khi ngủ (có khi lên đến hàng trăm lần mỗi đêm). Điều này khiến não không nhận đủ oxy và gây khó chịu cho người bệnh. Biểu hiện đặc trưng như: giật mình tỉnh dậy với cảm giác nghẹn họng, khó thở; ngáy to; mất ngủ thường xuyên;…

Hội chứng ngưng thở khi ngủ do viêm amidan thuộc dạng ngưng thở do tắc nghẽn (OSA) – tình trạng do các mô mềm ở cổ họng chèn ép xuống khi ngủ (ở đây là amidan)

Viêm thanh khí quản

Biến chứng này là do tác nhân gây viêm amidan đã lây lan sang khu vực lân cận và gây bệnh. Tác nhân chính ở đây là các virus, vi khuẩn lan sang dây thanh quản, gây viêm nhiễm và khiến người bệnh khó chịu.

Triệu chứng điển hình của tình trạng này là sưng đau cổ họng, khó thở, thay đổi giọng nói, thở khò khè. Biến chứng này kéo dài lâu ngày có thể khiến người bệnh biến đổi hoàn toàn giọng nói thậm chí mất tiếng. Tuy nhiên, nếu tích cực điều trị thì biến chứng này có thể khỏi hoàn toàn sau 7-10 ngày

Viêm tai giữa

Tai mũi họng là những cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, viêm amidan rất dễ dẫn đến tình trạng viêm tai giữa. Thông thường, viêm tai giữa cần phải điều trị bằng kháng sinh (đặc biệt trong trường hợp tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn). 

Người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tránh việc tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy các biểu hiện thuyên giảm. Viêm tai giữa gây nhiều khó chịu cho người bệnh ở vùng tai, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ

Các biểu hiện đặc trưng như: đau tai, nhức nhói trong tai, khó nằm nghiêng, sưng mủ trong tai,….Cần lưu ý trong trường hợp tạo mủ trong tai, không chạm vào trai tránh tình trạng vỡ mủ, lây lan sâu rộng hơn

Sốt thấp khớp

Các bệnh lý về đường hô hấp nói chung nếu kéo dài dai dẳng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh, trong đó gây sốt thấp khớp. Đây là một biến chứng viêm amidan nghiêm trọng, tổn hại đến các van tim và gây suy tim. 

Sốt thấp khớp tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm
Sốt thấp khớp tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm

Một trong những tác động rõ ràng nhất là sốt dai dẳng kéo dài kèm theo các cơn đau khớp, sưng khớp và nóng đỏ các khớp. Người bệnh còn hay mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở,…diễn tiến lâu ngày gây các bệnh lý về tim mạch

Viêm cầu thận

Biến chứng viêm amidan có thể kể đến một số bệnh lý về thận, trong đó có viêm cầu thận. Người bệnh có các biểu hiện đau tức ngực, sốt, buồn nôn, bí tiểu, màu nước tiểu vàng sẫm. 

Các bệnh lý về thận cần được điều trị càng sớm càng tốt để không gây các bệnh lý liên quan khác. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn về phương hướng điều trị kịp thời.

Cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng viêm amidan?

Viêm amidan là bệnh lý hô hấp phổ biến, có thể trị dứt điểm nếu phát hiện sớm ở giai đoạn cấp tính – mới khởi phát. Nếu để bệnh diễn tiến kéo dài sang giai đoạn mãn tính, người bệnh cần coi chừng các biến chứng viêm amidan nguy hiểm có thể xuất hiện.

Để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần lưu ý:

  • Đi khám từ khi có các biểu hiện của viêm amidan, không tự ý mua thuốc về điều trị mà chưa có chỉ định của bác sĩ có chuyên môn
  • Đặc biệt lưu ý với đối tượng trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh – lứa tuổi rất dễ mắc các bệnh lý hô hấp và dễ lây lan gây biến chứng
Đi thăm khám y tế càng sớm càng tốt, đặc biệt lưu ý với trẻ nhỏ
Đi thăm khám y tế càng sớm càng tốt, đặc biệt lưu ý với trẻ nhỏ
  • Dùng thuốc đúng theo liều lượng đã kê trong phác đồ, không tự ý ngưng dùng thuốc do các triệu chứng bệnh thuyên giảm dù chưa hết đợt điều trị
  • Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày, nên dùng nước muối sinh lý đảm bảo độ vô trùng và sát khuẩn nhẹ (làm sạch “môi trường” phát triển của tác nhân gây bệnh)
  • Trong trường hợp amidan bị viêm nhiễm quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ để điều trị dứt điểm. Người bệnh nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện
  • Chủ động quan sát các biểu hiện sức khỏe của bản thân, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đi khám ngay để xử lý kịp thời
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, áp lực tâm lý trong thời gian này ảnh hưởng đến tiến trình điều trị
  • Nên ăn những đồ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng như cháo, canh hầm, súp,…
  • Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị mặn hoặc các đồ ăn chế biến sẵn

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc thông tin về một số biến chứng viêm amidan điển hình và nguy hiểm. Bản thân người bệnh nên chủ động đi thăm khám và tiến hành điều trị y tế càng sớm càng tốt, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, người bệnh chủ động dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống dinh dưỡng để bệnh nhanh khỏi.

Có thể bạn cần biết:

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap