Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bị vảy nến có tắm biển được không? Là câu hỏi gây sự tò mò, quan tâm của nhiều người hiện nay. Bởi, tắm biển không chỉ là cách nâng cao sức khỏe cho cơ thể mà còn là giải pháp hữu hiệu nhằm giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống thường ngày. Vậy, với những người mắc các bệnh lý về da nói chung cũng như bệnh vảy nến nói riêng có thể tắm biển không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Bị vảy nến có tắm biển được không? Thông tin cần biết

Theo bác sĩ Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết, nước biển có chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe, điển hình là iốt, canxi, natri, kali, magie, lưu huỳnh, canxi, natri, kali, magie, bromid… Những hợp chất này không chỉ có tác dụng diệt khuẩn mà còn làm chậm tiến trình lão hóa da, cải thiện các triệu chứng sưng, ngứa giúp làn da khỏe khoắn, mềm mại hơn.

Khi bị vảy nến người bệnh có thể đi tắm biển tuy nhiên cần phải tuân thủ một số nguyên tắc để bảo vệ da
Khi bị vảy nến người bệnh có thể đi tắm biển tuy nhiên cần phải tuân thủ một số nguyên tắc để bảo vệ da

Điểm đáng chú ý là trong nước biển có chứa rất nhiều chất kẽm và hợp chất bromua. Cả hai hợp chất này đều được giới khoa học chứng minh là có khả năng chống viêm, lưu thông máu đến các tế bào da. Đặc biệt, cung cấp cho da độ ẩm phù hợp và được kiểm chứng mang lại giấc ngủ ngon. Qua đó, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý như viêm da cơ địa, lang ben, vẩy nến, loãng xương, các bệnh lý về hô hấp,…

Với những thông tin nói trên có thể giải đáp “bị vảy nến có tắm biển được không?”, Việc cơ thể tắm biển khi bị vảy nến không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí, đây còn được coi là phương pháp khả thi mà người bệnh vảy nến có thể áp dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm da nói chung cũng như da liễu nói riêng.

Người bị vảy nến tắm biển như thế nào để không ảnh hưởng đến bệnh?

Vai trò của việc tắm biển trong quá trình điều trị bệnh vảy nến là rất lớn. Tuy nhiên, nếu bạn tắm sai cách cũng có thể dẫn đến tác dụng ngược khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn nhất là những người bệnh bị lở loét, chảy máu. Do vậy, bạn nên chủ động trang bị các kiến thức sau để phát huy tối đa công dụng của việc tắm biển, tránh những biến chứng không đáng có.

Bên cạnh đó bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ thêm, qua khảo sát trên 30 đối tượng người mắc các bệnh lý về da cho thấy, đến 90% làn da bị bệnh được cải thiện, giảm thiểu viêm đỏ, ngứa ngáy sau 2- 3 tháng ngâm  rửa trong nước muối hoặc nước biển. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ ngâm mình trong khoảng 10 – 15 phút là tốt nhất. 

  • Không tắm biển dưới nền nhiệt cao, tiếp xúc liên tục với ánh mặt trời

Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím, UV gây ra những tác động xấu cho da nhất là với người bệnh viêm da, vảy nến,… Theo đó, bạn nên lựa chọn tắm biển vào buổi sáng sớm để kiểm soát sự tiếp xúc của ánh sáng lên bề mặt da. Đồng thời đây cũng là thời điểm tốt nhất để da hấp thụ các dưỡng chất.

Khi bị vảy nến người bệnh không nên tắm biển khi nhiệt độ tăng cao nhất là buổi trưa nắng
Khi bị vảy nến người bệnh không nên tắm biển khi nhiệt độ tăng cao nhất là buổi trưa nắng

Tốt nhất bạn nên sử dụng thêm các loại kem chống nắng lành tính để làn da được bảo vệ. Bởi, nếu như làn da bị bắt nắng sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh càng thêm nghiêm trọng hơn.

  • Hạn chế tình trạng đổ mồ hôi hoặc khô da

Thông thường với người bệnh bị vảy nến da thường bị bong tróc, khô ráp kèm theo nứt nẻ. Chính vì vậy, trước và sau khi tắm biển bạn cần chú ý giữ cho làn da luôn được thoát mát, nếu da đổ mồ hôi quá nhiều sẽ gây ra triệu chứng ngứa ngáy thậm chí khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn. 

Một số điều người bị vảy nến cần lưu ý khi đi tắm biển

Ngoài những thông tin cần lưu ý nói trên, người bệnh bị vảy nến khi đi tắm biển cần phải nắm rõ thêm một số  vấn đề dưới đây:

Một số lưu ý ngừa bệnh vảy nến cần nắm rõ khi đi tắm biển
Một số lưu ý ngừa bệnh vảy nến cần nắm rõ khi đi tắm biển
  • Hằng ngày không nên tắm quá lâu, tối đa là 15 phút/lần tắm. Đặc biệt, nên lựa chọn những loại sữa tắm thiên nhiên, không chứa chất tẩy,…
  • Tắm biển có định kỳ rõ ràng, mỗi tháng chỉ nên tắm 5 – 7 lần, tốt nhất là một tuần tắm 1 – 2 lần.
  • Chăm sóc da bằng các loại kem dưỡng, loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu,… giúp tái tạo làn da đồng thời hỗ trợ thêm quá trị điều trị bệnh viêm da.
  • Trước khi đi tắm biển bạn nên bôi kem chống nắng trước 10 – 20 phút. Nên sử dụng các loại kem có chỉ số SPF cao để bảo vệ làn da.
  • Sau khi tắm xong cần tắm lại bằng nước sạch và lau khô cơ thể sau đó sử dụng kèm kem dưỡng ẩm.

Với những thông tin bài viết nói trên chắc chắn bạn đọc đã tìm được câu trả lời chuẩn xác cho câu hỏi “Bị vảy nến có tắm biển được không?”. Đồng thời hiểu biết thêm các tips cần thực hiện trước và sau khi tắm biển để có một làn da khỏe mạnh.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...
Là bệnh viêm da mãn tính, vảy nến ở mũi rất dễ hình thành ở nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Tình trạng này xuất hiện ở ngay mũi có nguy hiểm không, làm sao để chữa trị vừa hiệu quả lại an toàn? Bài viết dưới đây, tapchidongy.org sẽ chỉ rõ cho bạn những...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Vảy nến khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy luôn tìm cách chữa cho dứt điểm. Vậy trị vảy nến cho mẹ bầu bằng cách nào? Dùng mẹo dân gian, thuốc tây y hay đông y mới tốt? Điều trị vảy nến...
Chữa vảy nến ở đâu tốt, uy tín là một vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những địa chỉ uy tín điều trị vảy nến và các căn...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan