Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh trĩ vốn đã khiến rất nhiều người đau đầu. Với các mẹ bầu lại càng là nỗi khiếp sợ. Vậy bị trĩ khi mang thai nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp chị em giải đáp các thắc mắc về những vấn đề xoay quanh bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai do đâu?

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau mà đặc biệt là phụ nữ mang thai. Đặc biệt trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao hơn. Lúc này tĩnh mạch ở trực tràng và khu vực hậu môn phải chịu áp lực khá lớn. Chính vì vậy mà dễ bị sưng, đau khi đi vệ sinh.

Mẹ bầu là đối tượng dễ bị bệnh trĩ
Mẹ bầu là đối tượng dễ bị bệnh trĩ

Trong quá trình mang thai chị em hay bị trĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia sẽ có một vài nguyên nhân thường gặp như sau:

  • Do áp lực từ trọng lượng của thai nhi

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối chiếm phần nhiều vì lúc này thai nhi khá nặng. Dưới áp lực cân nặng này mà các cơ quan nội tạng sẽ bị chèn ép. Việc lưu thông máu tới các tĩnh mạch trở nên khó khăn hơn. Cùng với đó các tĩnh mạch ở ruột và hậu môn cũng chịu tác động, dễ bị căng, phình lên dẫn đến bệnh trĩ.

Áp lực của thai nhi sẽ tăng nguy cơ bị trĩ khi mang thai
Áp lực của thai nhi sẽ tăng nguy cơ bị trĩ khi mang thai
  • Nội tiết tố thay đổi dẫn đến trĩ khi mang thai

Khi mang thai nội tiết tố của phụ nữ sẽ có sự thay đổi rất nhiều. Đặc biệt là nồng độ progesterone thường tăng lên. Kéo theo đó là các mô ở tĩnh mạch cũng trở nên lỏng lẻo hơn. Những tác động từ bên ngoài dễ khiến chúng bị tổn thương dẫn đến dấu hiệu bệnh trĩ.

  • Lưu lượng máu gia tăng

Theo các chuyên gia, lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể bà bầu thường sẽ cao hơn so với lúc bình thường. Đôi khi tăng đến tận 40%. Vì vậy mà lúc này các bộ phận ở mạch máu phải hoạt động mạnh hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chị em mang thai tăng nguy cơ bị trĩ.

  • Táo bón

Việc thai nhi lớn lên gây áp lực nhiều lên ruột. Thời gian dài ruột bị chèn ép sẽ dẫn đến táo bón. Theo một vài nghiên cứu thì có đến 38% phụ nữ mang thai bị táo bón. Và bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ.

Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

Chị em bị trĩ khi mang thai thường là dạng trĩ nội. Theo đó nếu có những dấu hiệu sau thì có thể bạn đang có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ:

  • Táo bón nhiều ngày: Táo bón là dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ. Nếu bạn thường bị táo bón kéo dài kèm theo đó là sự khó chịu, đau khi đi tiêu thì nên thăm khám để điều trị.
  • Khi trĩ xuất hiện một thời gian bạn có thể cảm nhận được búi trĩ lòi ra ở hậu môn. Thời gian càng lâu búi trĩ càng to và dài hơn.
  • Vùng hậu môn thường xuất hiện dịch ẩm ướt và ngứa ngáy.
  • Một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ đó là chảy máu khi đi vệ sinh. Người bị trĩ khi đi ngoài thường sẽ bị chảy máu. Chị em quan sát phân hoặc giấy lau để thấy triệu chứng này. Bên cạnh đó quan hệ trong giai đoạn mang thai nếu bị trĩ cũng sẽ gây cảm giác đau vùng hậu môn.

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Sinh thường được không?

Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Đặc biệt là sức khỏe thai nhi và việc sinh nở của mẹ bầu có bị ảnh hưởng gì không là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là một số tác động xấu từ bệnh trĩ với phụ nữ mang thai nếu không được xử lý sớm.

Bên cạnh cảm giác khó chịu và đau đớn, trĩ còn có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm.

  • Thiếu máu: Bệnh trĩ kéo dài lâu ngày sẽ làm cho các búi trĩ bị xuất huyết.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi có thể dẫn đến hoại tử.
  • Viêm nhiễm hậu môn: Vùng hậu môn của người bị trĩ lúc nào cũng ẩm ướt nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Cùng với đó là việc dùng lực khi đi tiêu khiến thành hậu môn dễ bị rách, chảy máu là điều kiện gây nhiễm trùng.
Bệnh trĩ khi mang thai khiến người bệnh mệt mỏi
Bệnh trĩ khi mang thai khiến người bệnh mệt mỏi

Bị trĩ khi mang thai sinh thường được không? Rất nhiều các mẹ bầu lo lắng việc mang thai có sinh thường được không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người bị trĩ nhẹ vẫn có thể sinh thường được.

Dù vậy dưới tác động của lực đẩy mạnh từ việc rặn đẻ thì có nguy cơ khiến cho các búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn. Sau khi sinh tình hình bệnh có thể trở nặng thêm. Chính vì vậy mẹ bầu cần cân nhắc giữa việc sinh thường và sinh mổ khi bị trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai

Hiện nay bệnh trĩ dù khó điều trị nhưng vẫn có nhiều cách khác nhau được áp dụng. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trĩ và chữa bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết.

Điều trị bằng tây y

Khi bị trĩ tốt nhất là hãy đến các bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị. Với những trường hợp bệnh nhẹ thường bệnh nhân sẽ được chỉ định các biện pháp như:

Thắt dây chun

Cách điều trị này được làm bằng cách dùng dây chun thắt đáy búi trĩ. Từ đó máu sẽ không thể lưu thông đến búi trĩ. Qua khoảng một tuần, trĩ do không có máu bị hoại tử sẽ teo lại là tự rụng.

Tiêm xơ

Một trong những biện pháp chữa trĩ được chỉ định khá nhiều đó là tiêm xơ. Theo đó thuốc thuốc xơ hóa và hoại tử trĩ sẽ được dùng để tiêm vào vùng dưới niêm mạc trĩ nội. Cách làm này không quá đau đớn đồng thời bệnh nhân chỉ cần tiêm một lần. Tuy nhiên với cách điều trị này thì bệnh sẽ dễ tái phát hơn.

Tiêm xơ chữa trĩ
Tiêm xơ chữa trĩ

Đốt lase búi trĩ

Có 3 cách đốt lase búi trĩ phổ biến hiện nay đó là:

  • Đốt bằng CO2: Dùng dòng điện mạch tạo ra từ khí CO2 để đốt các búi trĩ
  • Đốt bằng laser ND trực tiếp: Dùng laser trực tiếp tác động lên các búi trĩ ngay từ bên ngoài.
  • Đốt bằng laser ND gián tiếp: Dùng laser tác động vào bên trong phá vỡ những tế bào bị tổn thương.

Quang đông hồng ngoại

Nguyên tắc là ngăn máu lưu thông đến các búi trĩ dưới sức nóng của các tia hồng ngoại. Sau đó là tiến hành cố định búi trĩ vào ống hậu môn.

Với những trường hợp bệnh nặng có thể sẽ phải can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật. Với việc phát triển của y học hiện đại thì phẫu thuật chữa bệnh trĩ cũng đã an toàn hơn khá nhiều. Cách này giúp bệnh nhân điều trị bệnh nhanh chóng và cũng không phải chịu quá nhiều đau đớn. Tuy nhiên phẫu thuật chỉ áp dụng cho mẹ bầu ở những tháng đầu. Khi đến giữa và cuối thai kỳ thì cách này thường không được áp dụng.

Biện pháp dân gian trị bệnh trĩ khi mang thai

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc khác nhau để trị bệnh trĩ. Mẹ bầu có thể chọn cho mình cách trị phù hợp và an toàn nhất. Những biện pháp này thường sử dụng các nguyên liệu trong đời sống, dễ tìm và có thể thực hiện tại nhà.

Diếp cá chữa trị

Chắc ít người biết rằng, diếp cá, loại rau quen thuộc trong đời sống lại là một trong những bài thuốc chữa trĩ. Nhờ khả năng kháng viêm và làm lành vết thương nên nhiều người tin rằng diếp cá có thể chữa được bệnh trĩ.

Cách thực hiện:

  • Lá diếp cá rửa sạch hoặc có thể rửa cùng với nước muối.
  • Dùng khoảng 1,5 lít nước đun sôi nấu cùng 200gr lá diếp cá đã rửa sạch trước đó.
  • Sau khi nước sôi thì để hơi nguội một chút rồi dùng để xông hơi cho phần hậu môn.
  • Lưu ý là nên giữ khoảng cách vừa phải để tránh bị bỏng da.
Diếp cá là biện pháp chữa trĩ dân gian phổ biến
Diếp cá là biện pháp chữa trĩ dân gian phổ biến

Chữa trĩ bằng dầu dừa

Dầu dừa từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Bị trĩ khi mang thai chị em có thể áp dụng mẹo này nhờ đặc tính kháng viêm, dưỡng da mà dầu dừa sẽ giúp hậu môn và các búi trĩ bớt đau hơn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hậu môn và các búi trĩ sau đó lau khô.
  • Thấm một lượng dầu dừa vừa phải thoa lên vùng trĩ và để trong nửa tiếng.
  • Sau đó rửa sạch dầu dừa bằng nước ấm đồng thời lau khô hậu môn.

Quả sung chữa bệnh trĩ

Dân gian quan niệm rằng trong quả sung có chứa các chất giúp làm co lại các búi trĩ từ đó hạn chế các cơn đau do trĩ gây ra.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu bao gồm quả sung tươi, lá sung, lá lốt, lá cúc tần, nghệ, muối.
  • Sau đó nấu tất cả các nguyên liệu với nước cho đến khi sôi.
  • Để nước nguội bớt thì dùng xông hậu môn.
  • Xông khoảng 30 phút thì sửa sạch và lau khô hậu môn

Khi áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà phụ nữ mang thai nên lưu ý không được lạm dụng. Bên cạnh đó thường những cách này chỉ có hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ. Nên nếu sau thời gian ngắn dùng không hiệu quả thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Cách phòng bệnh trĩ khi mang thai

Để tránh những đau đớn do bệnh trĩ dẫn đến, ngay bây giờ các mẹ bầu nên thực hiện một vài các biện pháp phòng tránh sau:

  • Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ từ rau củ quả không chỉ tốt cho sức khỏe mà đặc biệt rất cần thiết để phòng bệnh trĩ. Việc bổ sung một lượng chất xơ cần thiết sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, phòng bệnh táo bón. Một vài loại trái cây chứa nhiều chất xơ mà các mẹ bầu nên ăn như bơ, lê, táo, súp lơ xanh, rau cải… Không chỉ tốt cho mẹ mà chất xơ còn rất tốt cho sức khỏe thai nhi.

  • Uống nhiều nước

Vì chiếm phần lớn cơ thể là nước nên việc bổ sung nước là rất cần thiết. Mỗi ngày mẹ bầu phải uống ít nhất 3  lít nước. Có thể thay thế bằng nước canh, nước ép, sinh tố đều có lợi cho sức khỏe bà bầu, ngừa bị trĩ.

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa nhiều bệnh
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa nhiều bệnh
  • Đi tiêu đúng giờ đúng cách

Nên đi tiêu khi có nhu cầu tránh nhịn lâu và kéo dài. Tốt nhất hãy tập thói quen đi vệ sinh theo những khung giờ nhất định. Bên cạnh đó đi tiêu cũng cần tư thế ngồi đúng cách. Theo đó bạn nên ngồi tạo thành một góc 35 độ như vậy sẽ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn mà còn không ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa.

  • Không ngồi hoặc đứng quá lâu

Việc đứng hay ngồi quá lâu sẽ gây áp lực cho vùng hậu môn. Chính vì vậy mẹ bầu nên vận động một cách hợp lý không nên chỉ ngồi một chỗ. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi lâu thì sau 30 phút bạn nên đứng dậy đi lại và thư giãn.

  • Duy trì cân nặng hợp lý

Việc tăng cân trong giai đoạn mang thai không có gì là lạ. Tuy nhiên nếu cân nặng tăng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhất là gây áp lực lên trực tràng và các bộ phận tiêu hóa khác. Hãy ăn uống một cách điều độ, kiềm chế những cơn thèm ăn. Có thể thực hiện các bài tập thể dục đơn giản và dành riêng cho mẹ bầu để giúp việc lưu thông máu tốt hơn, đồng thời đảm bảo việc tăng cân ở mức độ ổn định với phụ nữ mang thai.

Bị trĩ khi mang thai là làm sức khỏe mẹ bầu suy giảm và kèm theo đó là những lo lắng, bất an. Hi vọng với các thông tin trên bạn sẽ phần nào an tâm hơn về căn bệnh này. Nếu may mắn không bị bệnh thì hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh từ hôm nay.

Bài viết liên quan
kem-boi-tri-earth-mama
sau-khi-noi-soi-dai-trang-nen-an-gi
dau-hieu-mat-nuoc-tren-benh-nhan-tieu-chay
benh-co-that-tam-vi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam