Bị Nứt Gót Chân Do Đâu? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Vào mùa đông, không chỉ da mặt, làn da toàn thân của chúng ta cần được chăm sóc kỹ càng hơn bao giờ hết, bao gồm cả vùng gót chân. Bị nứt gót chân là điều mà không ai mong muốn, vừa mất đi tính thẩm mỹ lại để lại các cơn đau dai dẳng. Bài viết sẽ giúp bạn đi sâu tìm hiểu nguyên nhân cũng như các cách trị gót chân nứt nẻ hiệu quả nhất.

Bị nứt gót chân do đâu?

Vì sao gót chân nứt nẻ? Có nhiều nguyên nhân khiến gót chân bị khô cứng, nứt nẻ. Có tất cả 3 nhóm nguyên nhân dưới đây. 

Da khô mất nước

Gót chân bị nứt nẻ vào mùa đông đa phần là do da bị mất nước. Các tế bào biểu bì ngoài cùng chết đi với tốc độ quá nhanh chóng gây ra tình trạng bong tróc.

Do đây không phải là chu trình thay da tự nhiên nên các tế bào này không bong ra hoàn toàn mà có xu hướng liên kết với lớp cấu trúc phía dưới, co kéo tạo nên các vết nứt nẻ do mất đi tính đàn hồi.

Thời tiết hanh khô, cộng với thói quen ngâm chân bằng nước ấm và lạm dụng các sản phẩm vệ sinh với tính chất tẩy rửa quá mạnh làm da mất đi lớp dầu tự nhiên, tăng khả năng mất nước, khiến bạn bị nứt gót chân.

Bị nứt gót chân phải làm sao?
Bị nứt gót chân phải làm sao?

Thiếu dưỡng chất

Một số yếu tố vi lượng tham gia vào việc quyết định sự toàn vẹn của cấu trúc da như Zn, vitamin A, E, C,… Chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể sẽ gây ra các rối loạn trên da. Thiếu dưỡng chất làm tăng nguy cơ bị nẻ chân.

Bên cạnh đó, thiếu dưỡng chất cũng có thể xuất phát từ hiện tượng chèn ép, giảm lưu thông máu, làm các tế bào bị “chết đói” mặc dù vẫn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Béo phì, đứng hoặc ngồi quá lâu, đi lại quá nhiều, mang giày chật,… là nguyên nhân khiến các mạch máu bị chèn ép, áp lực dồn lên gót chân làm căng kéo các tế bào. Khi lực này vượt quá khả năng đàn hồi của da sẽ làm gót chân bị nứt.

Sự phát triển của nấm, vi khuẩn

Nấm và vi khuẩn cũng là nguyên nhân quan trọng làm bạn bị nứt gót chân. Các sinh vật nhỏ bé tưởng chừng vô hình này xâm nhập vào da, phá hoại và ăn sâu vào các lớp cấu trúc khiến da bị khô nứt nẻ.

Tiếp xúc trực tiếp với vùng phơi nhiễm (như đi chân trần lội ruộng) cộng với vệ sinh không đảm bảo là những điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn bám vào, sinh sôi và gây hại cho da.

Lưu ý, khi nứt da chân, các chất cặn bẩn rất dễ bám vào và mắc kẹt trong các lớp tế bào bong tróc. Nếu vệ sinh không cẩn thận có thể thấy hiện tượng gót chân bị nứt đen.

Nấm và vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây nứt nẻ
Nấm và vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây nứt nẻ

Cách điều trị đem lại hiệu quả cao

Có rất nhiều cách điều trị bệnh nứt gót chân đem lại hiệu quả cao. Theo đó bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông Y, bài thuốc chữa bệnh tại nhà hay các loại mỹ phẩm.

Các loại kem điều trị nẻ chân

Dưới đây là một số loại kem có tác dụng điều trị tình trạng bị nứt nẻ chân:

  • Urea Cream (Shiseido – Nhật Bản): Có tác dụng dưỡng ẩm sâu, tăng cường lưu thông máu, giúp da luôn mềm mại, mịn màng, không bị mất nước hay bong tróc dù trong mùa đông hanh khô. Kem chứa các thành phần cấp ẩm như: vitamin E, Hyaluronic Acid và Squalene làm dịu đi cảm giác đau nhức trên da do vết nứt nẻ để lại.
  • Feet Up Advanced (Oriflame – Ba Lan): Urê, Bơ Cacao, Panthenol và Hợp Chất Mineral 4E có trong công thức của Feet Up Advanced Cracked Heel Repair & Smooth Foot Cream phục hồi và bảo vệ vùng da bị khô ráp, nứt nẻ với hiệu quả rõ rệt chỉ sau vài ngày.
  • Muhi FT (Nhật Bản): Với công thức giàu dưỡng chất, kem trị nứt gót Muhi FT không chỉ bổ sung đầy đủ lượng ẩm bị thiếu mà vitamin A còn  giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, cải thiện hiệu quả tình trạng bị nứt gót chân.
  • Cracked Heel Repair Cream: Chứa các chất chống oxy hóa và acid salicylic giúp loại bỏ vi khuẩn có hại một cách nhanh chóng. Kem còn có sự kết hợp vitamin E, B, Keratin,.. làm dịu và phục hồi da  bị tổn thương, rất khô và nứt gót.
  • Kpem Apteka (Nga): Kpem Apteka là sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho người bị nứt gót chân. Kem có tác dụng dưỡng ẩm, tăng tính đàn hồi và làm da trở nên mềm mại.
  • Secalia A.H.A (Isis Pharma – Pháp): Tẩy lớp tế bào da chết một cách nhẹ nhàng, không làm tổn thương các cấu trúc tế bào da khỏe mạnh phía bên trong, giảm tình trạng co kéo gây nứt nẻ. Sản phẩm còn kích thích sự tái sinh tế bào da, giảm hình thành lớp sừng, được công nhận là một trong những sản phẩm hàng đầu làm mềm, dưỡng ẩm và tái tạo da.
  • Scholl (Đức): Với khả năng dưỡng ẩm sâu, giảm ngứa rát, loại bỏ chai sần và tái tạo da tương đối nhanh, Scholl giúp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát tình trạng da chân nứt nẻ..

Ngoài các sản phẩm của nước ngoài, các loại kem trị nứt gót sản xuất trong nước cũng là những lựa chọn đáng tham khảo giúp ngăn ngừa gót chân bị nứt nẻ vào mùa đông. Điển hình phải kể đến như là: Gót sen của Sao Thái Dương, kem trị nẻ của Thorakao, Cao lá Thuần Mộc…

Xem thêm

Gót chân bị nứt phải làm sao? Giải pháp với thuốc Đông Y

Có thể bạn chưa biết, các bài thuốc Y học cổ truyền cũng giúp điều trị rất tốt cho người bị nứt gót chân. Một số bài thuốc tiêu biểu dành cho gót chân bị khô cứng nứt nẻ:

Bài thuốc 1

  • Thành phần: tế tân (6g), băng phiến (1g), thấu cốt thảo (12g).
  • Cách thực hiện: Tán vụn tất cả nguyên liệu đã được làm khô và bôi vào chân hoặc rắc vào miếng lót giày đi hàng ngày.

Bài thuốc 2

  • Thành phần: xuyên khung (15g), đương quy (20g), một dược (15g), nhũ hương (15g), chi tử (15g).
  • Cách dùng: Sấy/ phơi khô tất cả dược liệu rồi đem xay/ tán thành bột, bôi vào chân mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Có thể rắc vào miếng lót giày đi hàng ngày để tăng hiệu quả của bài thuốc.

Mẹo dân gian trị nứt gót chân

Kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong xu hướng điều trị bệnh. Dưới đây là một số mẹo dân gian bạn cần phải biết khi điều trị gót chân khô nứt nẻ.

Phương pháp y học cổ truyển đem lại hiệu quả tốt
Phương pháp y học cổ truyển đem lại hiệu quả tốt
  • Rễ cây cà pháo hoặc cà tím: Rửa sạch rồi đem sắc lấy nước, (để đến khi còn ấm) ngâm chân hằng ngày trong khoảng 30 phút. Sau khi ngâm xong, lấy khăn mềm thấm nhẹ cho khô rồi xoa vài giọt dầu oliu hoặc nhựa cây nha đam/ lô hội vào vùng gót chân bị khô nẻ. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt..
  • Đậu phụ: Luộc 2 bìa đậu rồi để đến khi chân có thể chạm vào được, chườm trực tiếp lên miếng đậu. Kiên trì thực hiện hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế tình trạng nứt nẻ do hiện tượng chèn ép. Lưu ý rửa sạch chân trước khi chườm và dưỡng ẩm sau khi chườm.
  • Xương rồng gai: Lấy 1 đoạn xương rồng gai chừng 4-6 cm, bỏ hết gai đi và chẻ đôi thành 2 mảnh theo chiều dọc. Trước khi đi ngủ,  rửa sạch chân rồi đắp các nửa xương rồng đã chuẩn bị sẵn lên vết nứt gót chân, dùng băng gạc quấn lại để cố định.
Mẹo dân gian chữa khô nứt gót chân
Mẹo dân gian là lựa chọn đáng tham khảo

Lưu ý cần biết để phòng tránh bị nứt gót chân

Nứt nẻ gót chân phải làm sao đã được chúng tôi cung cấp giải pháp hiệu quả ở trên. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bệnh, bạn nên bỏ túi một vài lưu ý hữu ích dưới đây:

  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sử dụng rau xanh và các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, E, C…
  • Cung cấp nước cho da dầu, da khô, da hỗn hợp bằng cách uống đủ nước, bổ sung các thành phần dưỡng ẩm từ kem hay các nguyên liệu sẵn có tại nhà.
  • Hạn chế đi chân trần trên đất để tránh bị nấm và vi khuẩn xâm nhập.
  • Vệ sinh chân sạch sẽ. Lựa chọn các chế phẩm dịu nhẹ, tránh gây kích ứng với làn da.
  • Tránh sử dụng nước quá nóng để rửa chân. Tốt nhất là dùng nước ấm và dưỡng ẩm ngay sau khi chân đã khô bớt nước.
  • Chọn giày với kích thước phù hợp, không đi giày quá chật.
  • Người đã bị nứt gót cần hạn chế tối đa sự chèn ép lên gót chân như đi lại quá nhiều, đứng/ ngồi lâu. Các bạn nữ nên giảm tần suất dùng giày cao gót để hạn chế gây ra các tổn thương.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu khi tình trạng da chân khô nứt nẻ vượt tầm kiểm soát của bạn.

Bị nứt gót chân gây đau đơn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức có giá trị cho bạn trong phòng ngừa và điều trị gót chân nứt nẻ. Chúc bạn có một mùa đông tuyệt vời, không còn phải lo sợ về căn bệnh này nữa.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.