Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bị ngứa nổi mẩn đỏ khiến bạn luôn khó chịu, thèm được gãi nhưng sợ trầy xước da để lại sẹo. Để có thể chấm dứt hiện tượng này cách duy nhất là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp phó mặc, để kéo dài có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho da. Hơn hết đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm hơn mà bạn chưa biết.

Da bị ngứa nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường thấy nhiều người
Da bị ngứa nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường thấy nhiều người

Bị ngứa nổi mẩn đỏ là hiện tượng gì?

Bị ngứa nổi mẩn đỏ là hiện tượng rất thường thấy ở nhiều lứa tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra ở một vùng da nhất định như mặt, chân, tay, mông… hoặc nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân.

Theo các chuyên gia da liễu Đôi khi ngứa và mẩn đỏ ở da không phải là bệnh mà chỉ là phản ứng nhất thời của cơ thể. Nhưng đa phần các trường hợp có biểu hiện này đều là dấu hiệu sớm của bệnh.

Bị ngứa nổi mẩn đỏ thông thường là do mắc bệnh lý ngoài da. Trong đó hầu hết đều là các bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát nhiều lần. Điều đáng nói là hiện nay cả y học cổ truyền và hiện đại đều chưa có thuốc trị hết hẳn bệnh lý này.

Cho nên khi mắc phải, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ngứa, nổi mẩn đỏ bất cứ lúc nào. Việc ngăn ngừa, giảm nguy cơ tái phát bệnh là những điều tốt nhất người bệnh luôn cần làm để bảo vệ bản thân.

Nguyên nhân ngứa nổi mẩn đỏ da

Bạn bị ngứa nổi đỏ ở da nhưng chưa biết là bệnh gì thì cần theo dõi, tìm hiểu thêm các triệu chứng khác. Các chuyên gia cho biết người ngứa nổi mẩn đỏ có rất nhiều lý do. Dựa vào các biểu hiện khác, có thể chỉ ra một số bệnh và yếu tố gây nên như sau:

1. Viêm da tiết bã

Có một loại vi nấm tên là Malassezia furfur. Khi xâm nhập vào da, kết hợp với một số yếu tố khác sẽ gây nên tình trạng viêm da tiết bã nhờn. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được toàn bộ các yếu tố cấu thành nên bệnh viêm da tiết bã. Tuy nhiên, một trong những biểu hiện sớm của bệnh này chắc chắn là gây ngứa và làm mẩn đỏ da.

2. Nấm da

Nấm da xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn ở mọi vị trí. Đây cũng là một trong những căn bệnh khiến người mắc phải rất ngứa ngáy, bực tức trong người. Bởi ngoài mẩn đỏ tại vùng da bị nấm, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng bong tróc vảy, hình thành da non, mất thẩm mĩ… Thói quen chơi đùa, ngồi bệt ở trẻ nhỏ hay việc dùng hóa mỹ phẩm, quan hệ tình dục thiếu kiểm soát ở người lớn là những nguyên nhân chính gây nên bệnh này.

3. Vảy nến

Một trong những bệnh viêm da mãn tính nữa gây ngứa nổi mẩn đỏ trên da chính là vảy nến. Bệnh hình thành khi những rối loạn trong hệ miễn dịch khiến cho cơ thể tự tiêu diệt tế bào, gây ùn ứ da chết.

Hình ảnh bệnh ngoài da gây ngứa nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
Hình ảnh bệnh ngoài da gây ngứa nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Có một số yếu tố tác động làm rối loạn hệ miễn dịch như:

  • Thực phẩm kích ứng.
  • Bị hóa chất độc hại ảnh hưởng lên da.
  • Vi khuẩn tấn công làm da bị tổn thương…

4. Nổi ban đỏ

Nổi ban đỏ có thể bị ngứa nổi mẩn đỏ hoặc chỉ phát ban. Hiện tượng này do một số vi khuẩn, côn trùng hay virus xâm hại da gây nên. Việc sử dụng kem chống nắng, khăn lau mất vệ sinh cũng là yếu tố gây nổi ban đỏ ở da.

5. Rôm sảy

Bị ngứa nổi đỏ trên da do rôm sảy thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh bùng phát vào mùa hè do nhiệt độ cao khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Thêm nữa ở trẻ nhỏ hay chạy nhảy, nghịch ngợm nên da trẻ bị bám rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Khi mồ hôi chảy ra, nó sẽ đẩy những tạp chất này vào lỗ chân lông. Từ đó làm bít da, tắc nang lông, giảm tiết mồ hôi và tạo thành rôm sảy.

Bị ngứa nổi mẩn đỏ thường kèm theo triệu chứng gì?

Ngứa da gãi nổi mẩn đỏ là dấu hiệu thường thấy ở nhiều bệnh da liễu. Nó thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác có liên quan. Dựa trên những biểu hiện đi kèm này, bác sĩ cùng bệnh nhân có thể tìm ra vấn đề chính và cách chữa hợp lý nhất.

Nhiều người bị nổi mẩn đỏ ngứa hết người
Nhiều người bị nổi mẩn đỏ ngứa hết người

Viêm da tiết bã:

  • Nó làm cho các phần da bị tấn công có hiện tượng viêm, tiết nhờn nhiều và liên tục.
  • Vùng da luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì độ nhờn, bóng.
  • Bề mặt da ẩm nhưng các tế bào da bị thiếu nước, người bệnh thường cảm thấy như bị châm chích trên da.
  • Sau một thời gian bị ngứa, nổi mẩn, trên phần da bệnh còn có mảng da trắng thường xuất hiện và bong đi.

Nấm da:

  • Ngoài biểu hiện ngứa và mẩn đỏ, trên da có còn biểu hiện khác như:
  • Bong tróc thường xuyên khiến bề mặt da luôn tạo các vảy nhỏ lấm tấm trắng.
  • Da thường khô, dễ nứt nẻ, tạo cảm giác châm chích, đặc biệt khi thời tiết lạnh.
  • Người bệnh có khả năng bị viêm loét ngoài da, nóng da, hôi chân, tay (vùng bị nấm)…

Vảy nến:

  • Người bị ngứa nổi mẩn đỏ do bệnh vảy nến thường có những hiện tượng khác quan sát thấy trên da như:
  • Bề mặt da bị khô khiến người bệnh có cảm giác rát.
  • Các vảy trắng thường xuyên hình thành và bong ra.
  • Quan sát mặt trong của quần áo sau khi mặc thường thấy dính vảy trắng.
  • Độ dày, mỏng của da thay đổi theo các giai đoạn của bệnh.
  • Nó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, sinh sôi trên phần da bệnh, gây hiện tượng viêm nhiễm.

Rôm sảy:

  • Trẻ nhỏ bị rôm sảy gây mẩn đỏ và ngứa do có nước ở trong.
  • Trên da có nhiều mụn nhỏ li ti mọc dày lên thành vùng.
  • Trẻ thường quấy khóc, khóc chịu, gãi ngứa làm da bị trầy xước, chảy máu.

Khi bị ngứa và nổi mẩn đỏ vì bất cứ lý do nào, bạn không nên chủ quan. Cần đến trung tâm da liễu để tìm hiểu kỹ nguyên nhân, tình trạng bệnh. Các kết luận của bác sĩ là cơ sở quan trọng để tìm ra hướng khắc phục tình trạng này tốt nhất.

Chẩn đoán ngứa nổi mẩn đỏ ở da

Để kết luận được chính xác bệnh gây ngứa nổi mẩn đỏ, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số vấn đề như:

Chẩn đoán bệnh ngoài da bác sĩ sẽ tìm hiểu cả về sinh hoạt thường ngày và chế độ ăn uống
Chẩn đoán bệnh ngoài da bác sĩ sẽ tìm hiểu cả về sinh hoạt thường ngày và chế độ ăn uống
  • Tiền sử bệnh án trước đây bạn đã từng bị hiện tượng gì tương tự.
  • Các triệu chứng hiện tại mà bạn thấy hoặc cảm nhận được.
  • Các loại thuốc bạn đang dùng hoặc thực phẩm đang ăn gần đây.
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn như thế nào, có tiếp xúc với bụi bẩn hay vác nặng không…

Bên canh đó, với một số biểu hiện bệnh dễ nhầm lẫn, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm phân biệt để xác định chính xác căn bệnh bạn mắc phải. Đó là tất cả cơ sở đủ để khẳng định tình trạng sức khỏe và định hướng cách chữa cho bạn.

Cách chữa trị khi ngứa nổi mẩn đỏ

Như đã nói ở trên, có rất nhiều bệnh khiến cơ thể chúng ta bị nổi mẩn đỏ ngứa rát. Mỗi bệnh lại do những nguyên nhân khác nhau, nó quy định cách chữa trị, làm giảm triệu chứng.

Mẹo dân gian trị ngứa nổi mẩn đỏ

Bị ngứa nổi mẩn đỏ ở các vị trí trên cơ thể, dân gian thường dựa vào tất cả các triệu chứng để chỉ ra mẹo chữa thích hợp. Dưới đây là một số cách chữa cụ thể thường dùng tại nhà.

Dùng lá sam trị rôm sảy gây ngứa mẩn đỏ

Rau sam là loại cây rất quen thuộc ở các vùng nông thôn. Người dân nhiều nơi từ lâu đã dùng loại rau này để chế biến các loại canh chua vào mùa hè để giải nhiệt.

Ngày nay, nghiên cứu về các phương thuốc dân gian và hiệu quả chữa bệnh, các nhà khoa học đã tìm ra chất nhầy trong lá sam có khả năng kháng viêm rất tốt. Bởi vì thành phần chính trong nó là các khoáng chất và Omega 3. Ngoài ra, các loại vitamin và flavonoid cùng nhiều hoạt chất khác có trong đó còn giúp da được phục hồi nhanh chóng sau khi hết rôm sảy.

Để hết ngứa, nổi mẩn đỏ do rôm sảy, bạn sử dụng lá sam như sau:

  • Đầu tiên, cần chuẩn bị một bó sam, nhặt sạch sẽ và đem rửa hết đất cát. Lại ngâm với nước muối để loại bỏ nốt các vi trùng, khuẩn hại.
  • Tráng lại bằng nước sạch rồi để ráo lá sam.
  • Khi đã khô nước thì bạn đem giã nát ra rồi lọc lấy nước.
  • Pha phần nước lá sam này với nước ấm để tắm hoặc ngâm rửa vùng bị rôm sảy.
  • Tiến hành bài thuốc bằng lá sam mỗi ngày cho đến khi hết hẳn rôm sảy, không còn mẩn ngứa.

Chữa viêm da tiết bã bằng lá khế

Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu kiểm tra tính chống viêm, kháng khuẩn của lá khế với làn da. Trong khi đó, tại các địa phương, mẹo hay chữa ngứa nổi mẩn đỏ này vẫn tiếp tục được áp dụng và cho hiệu quả tốt.

Lá khế có tác dụng kháng viêm trên da người bệnh
Lá khế có tác dụng kháng viêm trên da người bệnh

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chỉ cần dùng một nắm lá khế xanh tươi đem rửa sạch.
  • Ngâm nước muối 15 phút để loại bỏ sâu, khuẩn vì đây là loại cây rất hay có sâu ngứa.
  • Sau khi lá khế đã khô bớt, bạn cho vào nồi đun với nước cho sôi lên. Tiếp tục nấu nước lá khế ở lửa nhỏ thêm vài phút để nước chuyển màu rõ rệt.
  • Tắt bếp, đổ lấy phần nước ra hòa với nước máy để massage, tắm rửa nhẹ nhàng.
  • Sau khoảng 10 – 15 phút, bạn sẽ thấy da dịu đi, cơn ngứa giảm hẳn. Tuy nhiên, với mẹo chữa này, bạn phải tiến hành liên tục nhiều ngày thì cơn ngứa mới thực sự dừng tái phát. Các vết mẩn từ đó cũng lặn hẳn đi.

Chữa vảy nến gây ngứa đỏ da bằng giấm táo

Giấm táo được nhiều người Việt biết đến và sử dụng trong bữa ăn, để chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Trong đó, nguyên liệu này được đánh giá cao về tính hiệu nghiệm trong việc trị ngứa, mẩn đỏ và bong tróc da do vảy nến.

Các nghiên cứu cho biết khi giấm táo tác dụng lên da bệnh sẽ làm cân bằng lại độ pH, từ đó giảm triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ ở da.

Cách làm:

  • Bạn chỉ cần pha 2 thìa giấm táo với khoảng 1 chén con nước và 1 thừa mật ong.
  • Khuấy đều tất cả lên để giấm táo tương tác với mật ong, gia tăng công dụng.
  • Đun hỗn hợp này nóng lên rồi uống để trị viêm, ngứa.
  • Mỗi ngày bạn nên thưởng thức 2 cốc giấm táo mật ong vào mỗi buổi sáng và tối như vậy để trị bệnh.

Rửa lá trầu hết ngứa nổi mẩn

Nổi mẩn đỏ ngứa có nước hay vùng da bệnh hình tròn, người bệnh ngứa dữ dội về đêm… dân gian còn dùng lá trầu để chữa khỏi. Bằng cách giã nát hay đun nước tắm rửa là bạn có thể xử lý tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa sưng này.

Cách làm:

  • Đầu tiên bạn lấy một nắm lá trầu không tươi đem về rửa sạch và ngâm 10 phút dưới nước muối loãng.
  • Sau đó bạn tráng lại, để ráo nước rồi bỏ lá trầu vào nồi đun với 2 lít nước.
  • Để nước lá trầu đem lại dược tính cao, bạn nhớ đun sôi trong vài phút.
  • Khi nước trầu đã được bạn đổ ra chậu, hòa thêm nước để tắm.
  • Trong khi tắm, muốn tinh chất trầu không cho tác dụng tốt nhất, bạn nên massage nhẹ nhàng vùng da mẩn ngứa khoảng 15 phút.
  • Vệ sinh lại với nước sạch rồi lau khô nhẹ nhàng, mặc đồ thoáng mát sau đó.

Tiến hành đều đặn mỗi ngày để không còn bị ngứa, mẩn đỏ trên da. vết mẩn ngứa nhỏ, bạn chỉ cần giã nhuyễn rồi đắp lên là được.

Các lá thuốc trị ngứa nổi mẩn đỏ thường đem lại hiệu quả làm dịu ngứa khá nhanh chóng. Tuy nhiên sau khi dùng thuốc, triệu chứng này thường tái lại, người bệnh cần dùng nhiều lần thì mới hết. Vì vậy, cần kiên trì với các cách chữa trong nhiều ngày. Nếu thấy không hiệu quả thì có thể đổi thuốc sau đó.

Thuốc Đông y trị ngứa nổi mẩn đỏ

Thường xuyên bị nổi mẩn đỏ ngứa mà không biết phải làm sao, bạn nên tham khảo một số thuốc Đông y. Thuốc sắc Đông y trị ngứa đem lại tác dụng không quá nhanh nhưng có khả năng ngừa tái phát. Hơn nữa đây là loại thuốc đã được kiểm chứng, gia giảm nhiều lần, có tính an toàn cao. Một số bài thuốc trị ngứa mẩn đỏ là:

Bài thuốc 1

Bạn nên dùng kết hợp nhiều loại thuốc như sau để tăng khả năng trị ngứa, mẩn đỏ nhất:

Thuốc Đông y trị bệnh ngoài da có tốt không?
Thuốc Đông y trị bệnh ngoài da có tốt thế nào?
  • Dùng cây sài đất, diếp dại để chống viêm, mỗi loại dùng 12g.
  • Cho kim ngân hoa vào để cải thiện tình trạng khô da, cũng dùng 12g.
  • Để giải nhiệt gây mẩn ngứa, bạn thêm rau má và thương truật, cùng liều lượng như trên.
  • Kết hợp thêm khổ sâm 10g và các loại thảo dược khác như tần quy, khổ sâm cùng lượng.
  • Dùng thạch cao, thuyền thoái, cam thảo để tăng hiệu quả chung.
  • Sau khi có tất cả các thuốc này thì bạn rửa sạch rồi đun với nước để lấy 3 bát cô đặc.
  • Uống sau bữa ăn mỗi lần 1 bát ấm, mỗi thang chỉ dùng trong 1 ngày.
  • Tiến hành tương tự nhiều ngày để thuốc đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Bài thuốc 2

Với bài thuốc này bạn dùng để trị những bệnh do nhiệt gây ra như rôm sảy, viêm da dị ứng thời tiết…

  • Bạn dùng rau má 30g và 20g mạch đông cùng trúc diệp cùng lượng ấy.
  • Lại thêm sài đất, quả liên kiều mỗi loại 10g và lượng tương ứng đan sâm.
  • Cho tất cả số dược liệu này vào nước rửa đi và đun với 1.5 lít nước.
  • Đun nhỏ lửa để được 3 bát nước cô đặc, dùng uống nóng trong ngày sau các bữa ăn.

Bài thuốc 3

Cũng có tác dụng trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da gây ngứa, mẩn đỏ, bài thuốc này có công thức như sau:

  • 12g rau diếp dại và lượng tương đương sài đất.
  • Kết hợp với trôm lay 4g.
  • Lại thêm rau diếp dại 12g kết hợp cùng 10g ké đầu ngựa cùng lượng tương ứng hoa kim ngân.
  • Sau đó rửa sạch thuốc, cho vào ấm cùng 1.5 lít nước rồi đun lên.
  • Đun nhỏ lửa sao cho nước sau khi cô đặc còn 3 bát con.
  • Dùng số thuốc này sau các bữa ăn trong ngày, chỉ uống nóng.

Các thuốc Đông y trị ngứa nổi mẩn khi dùng để uống còn đem lại hiệu quả tăng đề kháng, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, đây là các dược liệu từ thiên nhiên nên cần được sắc kỹ lưỡng và dùng lâu dài.

Điều trị thuốc Tây

Tân dược là sự lựa chọn phù hợp cho những người bị ngứa ngáy dữ dội. Bởi nó sẽ làm dịu nhanh cảm giác khó chịu do mẩn ngứa, viêm nhiễm gây nên. Để trị mẩn ngứa bằng cách này, bạn nên đi khám và dùng thuốc theo đúng đơn bác sĩ kê. Có một số thuốc đem lại hiệu quả trị ngứa, viêm cao đó là:

  • Kem bôi hoặc thuốc uống kháng sinh: Có công dụng ức chế các vi khuẩn gây viêm ngứa, nổi mẩn. Đồng thời giúp da phục hồi các hư tổn do viêm nhiễm, trầy xước. Trong các thuốc dạng kem còn có thành phần dưỡng ẩm, giúp da mềm hơn và dịu ngứa. Tuy nhiên người bệnh không thể sử dụng quá nhiều, tránh bị teo da, mỏng da tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Thuốc kháng Histamin: Đây cũng là thuốc được bào chế theo cả dạng bôi và uống. Nó giúp bạn cản lại quá trình giải phóng histamin, từ đó ngăn da mẩn đỏ và ngứa.

Ngoài ra bạn còn cần dùng thuốc sát khuẩn, sát trùng cùng một số kem dưỡng, viên uống bổ sung để trị ngứa, viêm. Trong số các loại này, bạn nên chú ý tránh dùng sản phẩm chứa nhiều corticoid vì nó có thể gây “nghiện da”.

Bị ngứa nổi mẩn đỏ nên ăn gì?

Ngứa, nổi mẩn đỏ ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể đều là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Muốn giảm hiện tượng này, bạn cần điều chỉnh cả chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy khi bị ngứa nổi mẩn đỏ nên ăn gì?

Bạn nên dùng:

  • Nhiều hoa quả, rau củ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt như là củ đậu, nước nhân trần, lá diếp cá và một số sinh tố.
  • Dùng thêm các thực phẩm hỗ trợ kháng viêm như tỏi, việt quất, mật ong, hoa thiên lý…
  • Sử dụng dâu tây, nước chanh tươi và các loại hoa quả giàu vitamin C.
Một số loại rau nên ăn để giảm ngứa, mẩn đỏ
Một số loại rau nên ăn để giảm ngứa, mẩn đỏ

Không nên dùng:

  • Các loại hải sản và những thực phẩm dễ làm cơ thể giải phóng histamin khác.
  • Tránh tham gia các bữa tiệc rượu, hạn chế cho trẻ nhỏ dùng nước ngọt có ga.
  • Nên ăn uống thanh đạm, nhiều món luộc, tránh ăn nhiều muối, đường.
  • Hạn chế ăn các món muối dư axit làm khó tiêu và gây bốc hỏa trong cơ thể.

Nếu kết hợp tốt thức ăn tốt cho da vào bữa ăn và tránh dùng nhóm cần kiêng thì việc điều trị và phòng ngừa bệnh sẽ đạt hiệu quả cao.

Cách phòng ngừa và chăm sóc da bị ngứa nổi mẩn

Mẩn ngứa nổi mụn đỏ vì bất cứ lý do nào, bạn cũng cần phải điều chỉnh sinh hoạt để cải thiện triệu chứng. Nên:

  • Giữ vệ sinh da thật sạch bằng cách tắm rửa hàng ngày bằng các sản phẩm tự nhiên.
  • Tránh dùng hóa chất độc hại làm da bị tổn thương, bong tróc, ngứa ngáy.
  • Mặc trang phục rộng và thoáng, thấm mồ hôi những ngày hè, giữ ấm cổ, tay, chân… vào mùa đông.
  • Giặt quần áo thật sạch và phơi khô trước khi sử dụng, thay đồ sau khi bị ra nhiều mồ hôi hoặc đến nơi ẩm ướt.
  • Không gãi ngứa làm da bị tổn thương và dính bẩn lên vùng da bệnh.
  • Nếu bị ngứa nổi mẩn đỏ đồng thời viêm loét, sốt cao hoặc mưng mủ… cần đến cơ sở y tế ngay để khám chữa bệnh.

Bị ngứa nổi mẩn đỏ thường là biểu hiện cho thấy sức khỏe lan da bạn đang suy yếu. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống cũng như khám và điều trị từ sớm. Tránh chủ quan để vùng da bệnh bị biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống.


Top địa chỉ phòng khám Bị Ngứa Nổi Mẩn Đỏ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan