Bị mẩn ngứa ở cổ: Nhận biết dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Một trong những bệnh về da liễu thường thấy hiện nay đó là bị nổi mẩn ngứa ở cổ. Việc xuất hiện các nốt mẩn đỏ bất thường và gây ngứa ngáy ở vùng da cổ khiến người bệnh hoang mang và lo lắng không biết là bệnh gì? Sớm nhận biết dấu hiệu và tìm ra nguyên nhân sẽ giúp điều trị phòng ngừa hiệu quả.

Nhận biết các dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng có thể bị mẩn ngứa ở cổ. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Hoặc do tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng da. Triệu chứng cụ thể của tình trạng này thông thường sẽ là :

  • Quanh vùng cổ xuất hiện các nốt sần đỏ. Đầu tiên ít sau đó sẽ lan rộng thành cụm.
  • Cổ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu kèm theo châm chích.
  • Nặng hơn sẽ xuất hiện mụn nước to.
  • Da trở nên ửng đỏ và sưng nhẹ.
  • Phần da cổ bị bong tróc và đau rát.
Triệu chứng khi bị mẩn ngứa ở cổ
Triệu chứng khi bị mẩn ngứa ở cổ

Các triệu chứng này có thể tự hết sau vài giờ. Nhưng cũng có thể kéo dài hơn nếu không được xử lý đúng cách. Một biểu hiện đặc trưng nữa của bệnh là càng chà xát trên da càng thấy ngứa hơn. Để tránh tổn thương trên da mọi người cần tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Bị mẩn ngứa ở cổ là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Nổi mẩn đỏ ở cổ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là biểu hiện từ một căn bệnh nào đó hoặc do ảnh hưởng từ việc tiếp xúc với môi trường.

1. Viêm da cơ địa bị gây mẩn ngứa ở cổ

Viêm da cơ địa có nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ môi trường, một số người còn bị bệnh vì bị di truyền. Bệnh khiến da bị tổn thương, viêm nhiễm và có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể trong đó có vùng cổ. Bị viêm da cơ địa nếu gãi mạnh tay rất dễ làm rách da, gây chảy máu.

Một số biểu hiện của bệnh như phát ban đỏ dạng tròn sau đó lan rộng ra những nơi khác. Xuất hiện các mụn nước dễ vỡ và da có hiện tượng phù nề, sưng tấy. Về sau da trở nên sần sùi hơn và bong tróc vảy. Vào buổi đêm, viêm da cơ địa sẽ gây ngứa da nhiều hơn.

Bị mẩn ngứa ở cổ do viêm da cơ địa
Bị mẩn ngứa ở cổ do viêm da cơ địa

Bệnh chàm gây ngứa vùng da quanh cổ

Bị mẩn đỏ, ngứa ở cổ còn có thể do bệnh chàm gây ra. Đây là một trong các bệnh về da phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Nguyên nhân gây bệnh chàm chủ yếu là do ảnh hưởng từ các loại hóa chất gây hại lên da. Bên cạnh đó những người có sức đề kháng yếu và thường dùng nhiều thực phẩm chứa chất kích thích cũng dễ bị bệnh.

Bệnh chàm nếu xuất hiện đầu tiên ở cổ sẽ tạo các nốt mụn, nổi mẩn và gây ngứa. Thời gian sau sẽ khiến da bị sưng tấy, nứt nẻ và bong tróc.

Bị mẩn ngứa ở cổ cảnh báo bệnh mề đay

Mề đay mẩn ngứa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến như thời tiết thay đổi đột ngột, dị ứng phấn hoa, hóa chất, do tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh… Đặc biệt những người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, thường mặc quần áo ẩm mốc cũng rất dễ bị bệnh.

Bề mặt da của người bị bệnh mề đay sẽ bị ngứa ngáy thường xuyên. Các hạt đỏ nhỏ xuất hiện trên da và ngày càng lan rộng. Nguyên hiểm nhất là có thể gây ra tình trạng bội nhiễm.

Ngứa quanh cổ do bệnh rôm sảy

Thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến việc tiết mồ hôi của da. Lúc này mồ hôi dễ bị tắc dưới da gây nên bệnh rôm sảy. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là da sẽ nổi mụn nhỏ và ngứa. Các bộ phận thường hay xuất hiện nhất là đầu, cổ và vai. Bệnh này thường không nguy hiểm nhưng lại tạo sự khó chịu vì cảm giác ngứa, châm chích kéo dài.

Bệnh hắc lào gây nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

Ngứa ngoài da ở cổ còn có thể là biểu hiện của bệnh hắc lào. Việc các vi nấm trên da gặp điều kiện thuận lợi phát triển mạnh sẽ khiến da bị nổi mẩn, ngứa. Những người ở độ tuổi thiếu niên và trung niên thuộc nhóm cao đối tượng mắc bệnh này. Bên cạnh đó những người phải làm việc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, ẩm ướt cũng dễ bị  hắc lào.

Nếu bị mẩn ngứa ở cổ do hắc lào thì đầu tiên bạn sẽ thấy mẩn đỏ hình tròn cỡ đồng tiền xu xuất hiện và gây ngứa. Sau đó là các mụn nước hình thành, những cơn ngứa cũng nhiều hơn. Đặc biệt khi trời nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi thì lại càng khó chịu hơn.

Vết hắc lào trên da
Vết hắc lào trên da

Bệnh vảy nến khiến cổ bị nổi mẩn ngứa

Bệnh vảy nến xuất hiện nhiều ở vùng da đầu, sau gáy có thể lan xuống vùng cổ rồi toàn cơ thể. Về nguyên nguyên nhân gây bệnh chính xác thì khoa học vẫn chưa thể khẳng định được. Chủ yếu là do rối loạn tự miễn dịch của da mà dẫn đến. Bị bệnh vảy nến bạn sẽ thấy nhiều mảng đỏ xuất hiện. Sau đó những mảng này dần khô và bong tróc. Những lớp vảy này cứ thế lặp đi lặp lại.

Ngứa rát da cổ do bệnh ghẻ

Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ khiến cho vi trùng xâm nhập và tấn công da chính là nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ. Bên cạnh đó nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với bệnh nhân ghẻ cũng có thể bị lây. Bệnh này thường có những triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở kẽ tay, kẽ chân rồi sau đó lan rộng ra toàn thân trong đó có cả vùng da cổ. Người mắc bệnh ghẻ luôn trong tình trạng ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Đặc biệt ngứa vào buổi đêm lại càng nghiêm trọng hơn.

Bị mẩn ngứa ở cổ do chất xúc tác bên ngoài

Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác khiến người có làn da nhạy cảm, trẻ bị mẩn ngứa ở cổ như:

  • Do côn trùng cắn: Ngoài nọc độc thì các bộ phận của côn trùng cũng gây kích ứng. Nhất là khi da tiếp xúc với lông hay phấn của chúng. Bị mẩn ngứa ở cổ có thể do bạn đã tiếp xúc hoặc bị các loài muỗi, ong, sâu, bọ… cắn.
  • Do mỹ phẩm: Dùng sản phẩm không phù hợp cũng là nguyên nhân làm cho ngứa da mặt và cổ bị mẩn ngứa.
  • Nguồn nước bẩn: Tắm gội bằng nước không đảm bảo vệ sinh không chỉ gây mẩn ngứa cổ mà còn ngứa toàn thân.
  • Do thuốc tây y: Dùng thuốc bôi hay thuốc uống có thể gây ra các tác dụng phụ. Một trong số này là khiến da bị kích ứng gây nên tình trạng mẩn ngứa.
Côn trùng cắn gây ngứa trên các vùng da
Côn trùng cắn gây ngứa trên các vùng da

Bị mẩn ngứa ở cổ có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ da liễu, ngứa ở vùng cổ không nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù vậy bệnh lại ảnh hưởng rất nhiều cho đời sống người bệnh. Đầu tiên là khiến cho bệnh nhân thấy khó chịu vì luôn bị ngứa ngáy mà lại không được gãi hay tác động lên vùng da. Nhất là những cơn ngứa về buổi đêm dễ khiến người ta mất ngủ, tinh thần mệt mỏi từ đó làm cho sức khỏe sa sút.

Bị mẩn ngứa ở cổ không điều trị kịp thời làm mụn nổi nhiều và sau khi lành có thể để lại sẹo. Điều này gây mất thẩm mỹ, nhất là các chị em sẽ cảm thấy rất tự ti. Như vậy có thể thấy, việc điều trị ngứa vùng cổ nhanh chóng là điều rất cần thiết.

Bị mẩn ngứa khiến người bệnh khó chịu
Bị mẩn ngứa khiến người bệnh khó chịu

Chẩn đoán bệnh

Tại các bệnh viện và các phòng khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành các khám bệnh. Và không thể thiếu là khâu xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây khiến da cổ bị mẩn ngứa. Bệnh nhân sẽ được tiến hành khám và chẩn đoán bệnh như như sau:

  • Xem xét bề mặt da: Các bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường sơ qua tình trạng da bị bệnh của nạn nhân. Sau đó có thể xem kỹ hơn bằng kính hiển vi hoặc các phương tiện soi da.
  • Xét nghiệm máu: Để chẩn đoán những nguyên nhân sâu xa bên trong thì người bệnh sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm. Với trường hợp này bạn nên nhịn đói trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm để kết quả được chính xác nhất. Xét nghiệm máu cũng có thể chẩn đoán được các bệnh về gan, thận… có ảnh hưởng đến mẩn ngứa ở cổ hay không.
  • Xét nghiệm Protein niệu: Tiến hành bằng cách xét nghiệm nước tiểu. Phương pháp này dùng để kiểm tra các bệnh liên quan đến thận và nội khoa.
  • Ngoài ra còn có Chụp X Quang ngực, đo nồng độ đường trong máu…
Xét nghiệm máu để chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa
Xét nghiệm máu để chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa

Cách điều trị mẩn ngứa ở cổ

Bị mẩn ngứa ở cổ nếu bệnh nhẹ bạn có thể điều trị tại nhà. Còn trường hợp bệnh nặng hay muốn yên tâm hơn thì tốt nhất là đến các bệnh viện da liễu để điều trị.

Điều trị tại nhà

Có nhiều bài thuốc dùng tại nhà được nhiều người áp dụng để trị ngứa ngáy nói chung và mẩn ngứa ở cổ nói riêng. Tuy nhiên các biện pháp này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào cách dùng cũng như tình hình bệnh thực tế. Một vài biện pháp cải thiện mẩn ngứa ở cổ tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

Mẹo 1: Chườm đá

Cách làm này được dùng nhiều để giảm nhanh triệu chứng ngứa da. Đặc biệt với những người bị mất ngủ vì ngứa về đêm có thể áp dụng để dễ chịu và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên không áp dụng với người bị dị ứng lạnh.

Cách làm:

  • Dùng túi vải mỏng có kích thước vừa phải và cho vài viên đá viên vào.
  • Dùng túi đá chườm lên vùng da bị ngứa để yên trong 10 phút.
Chườm đá giúp giảm ngứa nhanh chóng
Chườm đá giúp giảm ngứa nhanh chóng

Mẹo 2: Sử dụng lá khế

Trong Đông Y từ lâu lá khế đã được dùng để chữa các bệnh về da nhất là bệnh vảy nến. Y học hiện đại cũng đã chứng minh trong lá khế chứa nhiều chất tốt cho việc chữa viêm da ngứa da như sắt, kẽm, phốt pho, magiê…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế sau đó rửa với nước nhiều lần. Có thể cho thêm ít muối để lá khế được sạch khuẩn.
  • Giã nát lá khế cùng với một ít nước, muối hạt.
  • Rửa sạch phần da cổ bị mẩn ngứa sau đó đắp lá khế đã giã nát lên.
  • Đắp trong khoảng 15 phút thì dừng và rửa cổ sạch lại với nước.
  • Mỗi tuần nên dùng lá khế đắp lên da khoảng 3 lần để trị ngứa.

Mẹo 3: Dùng nha đam giảm mẩn ngứa ở cổ

Nha đam hay lô hội chứa rất nhiều chất có lợi cho da giúp làm mềm da, mát da. Đặc biệt là làm dịu đi những cơn ngứa. Bạn có thể dùng gel nha đam tự nhiên để đắp lên vùng da cổ bị ngứa. Hoặc có thể kết hợp uống nước nha đam đường phèn.

Chữa mẩn ngứa đỏ ở cổ bằng thuốc Tây

Trường hợp bệnh nhẹ bạn có thể điều trị tại nhà nhưng với những trường hợp sau thì nên đến ngay bác sĩ để điều trị:

  • Sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng các cơn ngứa không thuyên giảm. Ngứa ngày càng nhiều ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, khiến người bệnh không thể ngủ được.
  • Sau hai tuần nhưng mẩn ngứa ở cổ vẫn không giảm bớt mà còn lan rộng hơn.
  • Mẩn ngứa xuất hiện do các loài côn trùng chứa độc cắn khiến người bệnh nóng sốt thậm chí là mê man.
  • Bệnh nhân nổi mẩn ngứa kèm theo khó thở, sụt cân và nóng sốt.
Trị ngứa ở cổ bằng thuốc tây
Trị ngứa ở cổ bằng thuốc tây

Đầu tiên các bác sĩ đã tiến hành các biện pháp chẩn đoán xác định được nguyên nhân bệnh. Tiếp theo là đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc tây uống kết hợp với thoa ngoài da.

  • Thuốc uống: Có 2 nhóm thuốc chính dùng để điều trị ngứa ở cổ là thuốc kháng sinh Histamin và nhóm thuốc miễn dịch. Các loại thuốc thông dụng là Chlopheniramin, Acrivastin, Promethazine hydrochloride, Promethazine, Claritin, Loratadine, pimecrolimus, Tacrolimus, Fexofenadine,.
  • Thuốc bôi: Thuốc bôi ngoài da có tác dụng làm dịu da, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó còn giúp chống viêm nhiễm. Một số thuốc thường được dùng bôi lên cổ trị ngứa như Crotamiton, thuốc mỡ, Prednisolon, Hydrocortison, Sihiron, Cetaphil, CeraVe, kem dưỡng ẩm Eucerin…

Lưu ý khi chữa mẩn ngứa cổ bằng thuốc tây:

  • Dùng thuốc đúng liều lượng theo lời dặn của bác sĩ. Không nên tự ý thêm bớt hoặc ngưng thuốc một cách đột ngột. Điều này sẽ khiến cơ thể kháng thuốc gây khó khăn cho quá trình điều trị sau.
  • Uống thuốc nếu gặp phải những tác dụng phụ bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Dùng thuốc bôi nên dùng thử ở phần da tay để đảm bảo an toàn và hợp với da.
  • Tái khám theo lời dặn của bác sĩ. Không nên thấy bệnh thuyên giảm thì ngưng khám và điều trị vì bệnh có thể tái phát trở lại.

XÓA SỔ mẩn ngứa ở cổ nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm – Mề đay Đỗ Minh

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa nổi mẩn ngứa theo cơ chế tác động từ trong ra ngoài, cho hiệu quả toàn diện đã và đang nhận được phản hồi, chia sẻ tích cực từ đông đảo bệnh nhân. Với hơn 1 thế kỷ lưu truyền, bài thuốc này đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh, nhiều lần được báo chí đưa tin.

Mề đay Đỗ Minh là một trong số ít phương thuốc Y học cổ truyền có thời gian tồn tại lâu đời trong điều trị mề đay, dị ứng, mẩn ngứa da. Thuốc được các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường nghiên cứu dựa trên công thức từ các bài thuốc quý cùng sự gia giảm, tìm tòi thảo dược có tác dụng trị mề đay, mẩn ngứa cao.

Nhờ nghiên cứu bài bản, tâm huyết, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã được điều chế thành công và ngày càng hoàn thiện. Từ bài thuốc nhở được biết đến trong vùng Hà Nam, đến nay bài thuốc đã nổi tiếng từ Bắc chí Nam nhờ những ưu điểm:

Bài thuốc lâu đời cho hiệu quả toàn diện

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được kết hợp hoàn chỉnh bởi 3 chế phẩm là thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa, thuốc bổ gan dưỡng huyết và thuốc bổ thận giải độc. Thuốc hoạt động theo phép biện chứng luận trị, tác động theo hướng Song tiêu – Đồng dưỡng, vừa loại bỏ căn nguyên – triệu chứng bệnh; vừa bồi bổ cơ thể – tăng sức đề kháng.

Hiện lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường là người kế thừa đời thứ 5, lương y đã có những cải tiến phù hợp hơn với cơ địa người Việt hiện đại. Thay vì giới hạn đối tượng như nhiều bài thuốc đông y khác, Mề đay Đỗ Minh phù hợp với mọi thể trạng, độ tuổi bao gồm cả trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh…

ĐỌC THÊM: Lương y Đỗ Minh Tuấn lý giải cơ chế điều trị của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh 

Thành phần chuẩn sạch, không tác dụng phụ

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ở thời điểm hiện tại được kết hợp bởi hơn 50 vị thuốc có tác dụng tốt trong điều trị mẩn ngứa và các vấn đề về da như: kim ngân hoa, hạ khô thảo, diệp hạ châu, kim ngân cành, cà gai, nhân trần, bồ công anh… Các vị thuốc được chia tỉ lệ, có định lượng riêng theo nguyên tắc QUÂN – THẦN – TÁ – SỨ.

Trên 90% dược liệu trong bài thuốc này có nguồn gốc từ hệ thống vườn thuốc nam chuẩn GACP-WHO do nhà thuốc Đỗ Minh Đường quy hoạch, phát triển. Số ít còn lại sẽ được thu mua trực tiếp từ những người đi rừng lâu năm tại vùng Tây Bắc.

Người dùng có thể an tâm vì bài thuốc: sạch, an toàn, không gây nghiện, không nhờn thuốc, không tích nước, không tác dụng phụ.

Phác đồ điều trị chuyên sâu, điều chỉnh linh hoạt

Nhờ chia nhỏ thành 3 bài thuốc nên các lương y có thể gia giảm điều chỉnh dễ dàng theo thể bệnh, sức khỏe mỗi người. Nhờ vậy, người bệnh có thể cảm nhận được tác dụng của bài thuốc qua từng giai đoạn.

ĐỪNG BỎ LỠ: Diễn viên Nguyệt Hằng dứt điểm mề đay, nổi mẩn đỏ sau 3 tháng với Mề đay Đỗ Minh

  • Giai đoạn 1: Tấn công vào căn nguyên, loại bỏ tà khí, giải độc, tiêu viêm, tăng cường bồi bổ ngũ tạng đặc biệt là gan, thận.
  • Giai đoạn 2: Giảm dần các triệu chứng nổi mẩn, ngứa, bứt rứt, phục hồi vùng da và các cơ quan bị tổn thương.
  • Giai đoạn 3: Tăng cường sức đề kháng, giúp da khỏe mạnh, dứt điểm hoàn toàn triệu chứng, ngừa bệnh tái phát.

Thời gian điều trị trung bình của người bị mẩn ngứa ở cổ là từ 2-4 tháng tùy mức độ mề đay cấp, mãn tính. Kết quả từ nghiên cứu thực tế cho thấy có trên 90% đã điều trị mẩn ngứa, mề đay thành công.

Video: Feedback của bạn trẻ 9x bị mẩn ngứa mề đay mãn tính tại Đỗ Minh Đường

Ngoài ra bài thuốc còn giúp nữ diễn viên Nguyệt Hằng và hàng ngàn trường hợp khác hết hẳn mề đay, tăng cường sức khỏe. Nhiều phản hồi đã được gửi về nhà thuốc:

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh hoặc cần tư vấn về bệnh hãy liên hệ với nhà thuốc Đỗ Minh Đường qua địa chỉ:

Phòng ngừa mẩn ngứa ở cổ như thế nào?

Để bảo vệ da cổ nói riêng và các vùng da trên cơ thể khỏi các tác nhân gây mẩn ngứa bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Che chắn và bảo vệ da trước môi trường nắng nóng và khói bụi. Khi di chuyển ở nơi rừng núi hay nơi nhiều cây cối rậm rạp nên mặc áo dài tay, che cổ tránh để côn trùng len lỏi vào.
  • Mặc quần áo thoải mái để giúp da thông thoáng không bị bí. Các bộ đồ bó sát không nên mặc thường xuyên.
  • Làm việc trong môi trường nhiều hóa chất nên chủ động thực hiện các biện pháp an toàn bảo vệ da.
  • Dọn vệ sinh phòng ở thường xuyên. Chú ý sắp xếp không gian thông thoáng tránh để vi khuẩn, vi trùng phát triển hay côn trùng ẩn nấp.
  • Dùng các sản phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể phù hợp với da để tránh kích ứng.
  • Ăn uống hợp lý, chú ý ăn nhiều rau quả để cung cấp vitamin cho cơ thể. Những người đang bị mẩn ngứa ở cổ thì nên hạn chế ăn hải sản, thịt bò và những thực phẩm dễ gây kích ứng.
  • Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích để tránh các bệnh về gan thận ảnh hưởng đến làn da.

Có thể thấy bị mẩn ngứa ở cổ tưởng đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều bệnh tiềm tàng bên trong. Chính vì vậy người bệnh không nên xem thường. Phải luôn bảo vệ vùng da cổ cũng như da trên cơ thể. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm được biện pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất.

XEM NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.