Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

“Bị gai cột sống nên làm gì thì tốt cho quá trình bình phục là nỗi băn khoăn chung của tất cả bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những việc nên làm và không nên làm khi không may mắc gai cột sống.

Bị gai cột sống nên làm gì?

Đa số trường hợp, gai cột sống thường tiến triển âm thầm cùng với quá trình thoái hóa cột sống hoặc do các chấn thương gây ra. Ban đầu, bệnh chỉ đau nhẹ vùng cổ hoặc thắt lưng, đa phần người bệnh thường chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu này.

Gai cột sống gây đau vùng cổ và thắt lưng
Gai cột sống gây đau vùng cổ và thắt lưng

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện, điều trị sớm, gai xương sẽ ngày càng phát triển, gây ra tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Vậy người bệnh không may bị gai cột sống nên làm gì?

Đến cơ sở y tế thăm khám đúng lịch

Tùy cơ địa từng người, hiệu quả điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa phù hợp. Vì vậy, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám thường xuyên, liên tục theo dõi tiến triển bệnh để điều chỉnh thuốc chữa gai cột sống, phương pháp điều trị kịp thời.

Uống thuốc đúng giờ, uống đủ liều lượng

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa gai cột sống phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Một số loại thuốc phổ biến trong điều trị gai cột sống gồm: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, Eperisone…

Để đảm bảo thuốc phát huy công dụng tối đa và giảm thiểu nguy cơ gây hại tới sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ:

Uống thuốc đúng giờ

Mỗi loại thuốc có dược lực học và đặc tính hấp thu, đào thải khác nhau, vì vậy bạn nên uống thuốc đúng giờ.

  • Mỗi liều paracetamol cần dùng cách nhau 4-6 giờ.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Meloxicam, Indomethacin, Piroxicam…) cần uống sau khi ăn no.
  • Thuốc Eperisone nên được dùng chung với thức ăn vào ngay sau bữa ăn.

Uống đúng liều lượng

Liều dùng tối đa của paracetamol cho người lớn là 4g (4000mg) mỗi ngày, quá liều paracetamol có thể gây tăng men gan, suy giảm chức năng gan, hoại tử gan…

Paracetamol được dùng phổ biến cho người bệnh gai cột sống
Paracetamol được dùng phổ biến cho người bệnh gai cột sống

Liều dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid trong điều trị gai cột sống là 1-2 viên, uống 1-2 lần/ngày. Nếu dùng không đúng liều, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như: ù tai, điếc, say thuốc, rối loạn máu, suy giảm chức năng gan, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Với thuốc Eperisone nếu dùng sai liều lượng có thể khiến cơ thể bị sốc, gây nhiều phản ứng nguy hiểm: đau ngực, chóng mặt, mất phương hướng, ảo giác, động kinh…

Nghỉ ngơi hợp lý

Triệu chứng phổ biến nhất của gai cột sống là đau, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, stress. Nghỉ ngơi hợp lý chính là cách tốt nhất giúp cột sống được thư giãn, làm dịu cơn đau.

Bạn nên nằm trên đệm có độ nhún vừa phải hoặc ngồi trên ghế có tựa mềm sau 30 phút đến 1 giờ làm việc. Bạn cũng nên dành ít nhất 10 phút mỗi ngày để ngồi thiền, giúp tĩnh tâm, giảm căng thẳng.

Vận động nhẹ nhàng

Mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta đều gây ảnh hưởng nhất định đến cột sống. Những động tác mạnh như: Xoay người đột ngột với biên độ lớn, bê vác đồ nặng… có thể khiến tốc độ thoái hóa, tích tụ canxi ở xương nhanh hơn, khiến trình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Luyện các bài tập trị gai cột sống

Bên cạnh dùng thuốc, luyện các bài tập gai cột sống như:

  • Chân ép sát ngực
  • Đạp xe không trọng lượng
  • Ưỡn người lên cao
  • Gập người
  • Xoay hông
  • Xoay cổ
  • Xoa bóp vai gáy
Luyện tập giúp kiểm soát gai cột sống tốt hơn
Luyện tập giúp kiểm soát gai cột sống tốt hơn

Chính là phương pháp vật lý trị liệu được bác sĩ chỉ định cho hầu hết trường hợp. Những bài tập này nếu kiên trì thực hiện thường xuyên, khoa học có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát tình trạng gai cột sống tốt hơn. Bởi vậy, bị gai cột sống nên kiêng gì, ăn gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

Thực phẩm không tốt cho người gai cột sống

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Xúc xích, gà rán, lẩu chua cay… khiến hàm lượng cholesterol tăng cao, làm gai xương phát triển nhanh hơn.

  • Đồ uống chứa cồn

Bệnh nhân gai cột sống cần kiêng hoàn toàn các thức uống có cồn như rượu, bia. Chúng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe xương khớp mà còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các loại thuốc điều trị.

Người bệnh nên kiêng đồ uống có cồn
Người bệnh nên kiêng đồ uống có cồn

Như đã nói ở trên, liều dùng paracetamol tối đa của người trưởng thành là 4000mg/ngày. Tuy nhiên, với người đã dùng đồ uống có cồn, liều dùng tối đa chỉ là 2000mg/ngày.

  • Thực phẩm giàu chất đạm

Thịt bò, tôm, sữa, phô mai… có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành gai xương diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, khiến các cơn đau xảy ra thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn.

  • Đồ ăn nhiều đường, muối

Ăn quá mặn hoặc quá ngọt sẽ khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi, làm xương yếu đi, dễ bị tổn thương bởi các gai xương hơn.

Thức ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt chính là những thủ phạm hàng đầu gây béo phì. Trọng lượng cơ thể quá lớn tạo áp lực lên xương sống, khiến gai xương chèn ép dây chằng và các phần mềm. Từ đó gây viêm, dẫn đến nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn.

Vì vậy, người bệnh gai cột sống nên ăn thực phẩm chế biến thanh đạm, ít gia vị.

Thực phẩm người bệnh gai cột sống  nên bổ sung

  • Rau xanh: Rau cải xoăn, rau bina, rau ngót, bông cải xanh… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, giàu chất xơ, canxi giúp chống viêm, bảo vệ xương hiệu quả.
  • Trái cây giàu vitamin C: Cam, chanh, đu đủ… giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tỏi, nghệ chứa kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm mạnh, ngăn tình trạng viêm vùng xung quanh gai diễn ra.

Dùng các bài thuốc nam chữa gai cột sống

Trong tự nhiên có rất nhiều loại dược liệu quen thuộc cho hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh  xương khớp rất tốt. Người bệnh gai cột sống có thể tham khảo áp dụng:

Lá lốt

Lá lốt có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau tốt, bạn có thể dùng sắc uống giúp đẩy lùi cơn đau do gai cột sống gây ra.

Cây ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng tiêu hàn, giảm đau, bồi bổ sức khỏe, cho hiệu quả tốt trong điều trị xương khớp. Bạn có thể dùng ngải cứu sao vàng cùng muối biển để chườm nóng hoặc xay lấy nước uống cùng mật ong,

Xương rồng

Xương rồng có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, khử trùng, rất thích hợp dùng trong điều trị gai cột sống. Bạn nên dùng cây xương rồng bẹ, cắt khoảng 3-4 nhánh. Gọt hết phần vỏ và rửa sạch, bạn đem ngâm trong nước muối loãng.

Đem hơ nóng nhánh xương rồng rồi bọc lại, chườm ấm trên vùng đốt sống bị đau trong 20 phút, giúp kích thích tuần hoàn máu, đẩy lùi cơn đau hiệu quả.

Sử dụng các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu

Các động tác massage, bấm huyệt vừa phải có thể giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm tình trạng co cứng cơ, giảm đau hiệu quả.

Châm cứu, bấm huyệt giúp người bệnh thư giãn, giảm đau nhức, chống viêm hiệu quả
Châm cứu, bấm huyệt giúp người bệnh thư giãn, giảm đau nhức, chống viêm hiệu quả

Nếu không có hiểu biết và kinh nghiệm trong việc xoa bóp, người bệnh có thể đến các cơ sở điều trị xương khớp bằng Đông y để sử dụng dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu.

Các liệu pháp điều trị không dùng thuốc này sẽ giúp kích thích hệ thống miễn dịch, khởi động cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Đồng thời kích thích sản sinh hoạt chất endorphin giúp giảm đau tự nhiên.

Hy vọng những thông tin hữu ích tapchidongy.org cung cấp đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bị gai cột sống nên làm gì”. Để quá trình điều trị gai cột sống đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ hơn.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan