Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, kết hợp với một lối sống khoa học, có thể mang lại những cải thiện đáng kể cho những người bị chàm. Bất kể phương pháp chữa trị nào đang được áp dụng, việc quan tâm đến chế độ ăn uống vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số thông tin hữu ích giải đáp cho câu hỏi bị chàm kiêng ăn gì và những thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Bị chàm kiêng ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Các chuyên gia khuyên người bệnh chàm nên kiêng hải sản, nội tạng các loại động vật, thịt gà, đồ cay nóng, sữa, thực phẩm nhiều đường, muối, chất kích thích,… Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi bệnh như thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, Omega 3, Kẽm,…

Bị chàm kiêng ăn gì là băn khoăn của rất nhiều bênh nhân
Bị chàm kiêng ăn gì là băn khoăn của rất nhiều bênh nhân

Bị chàm kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Bị chàm kiêng ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người. Mặc dù bệnh chàm không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cần chú ý điều trị kịp thời và duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học để ngăn ngừa sự tái phát. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mà người mắc bệnh chàm nên hạn chế hoặc tránh ăn để ngăn các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn:

Bị chàm nên kiêng các món ăn hải sản

Các loại hải sản phổ biến như tôm, cua, ghẹ, mực,… là những thực phẩm mà người mắc bệnh chàm cần hạn chế hoặc tránh ăn. Mặc dù chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng protein có trong hải sản có thể gây ra hiểu lầm cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo ra histamin trong cơ thể. Histamin là một chất trung gian gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ và ngứa trên da.

Vì vậy, để giảm nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên tránh tiêu thụ các món ăn với hải sản.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là món ăn ưa thích của nhiều người, nhưng người mắc bệnh chàm nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do chúng chứa nhiều chất béo khó bão hòa. Khi cơ thể tiêu thụ chúng, áp lực sẽ được đặt lên các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng đến khả năng thải độc của gan và thận.

Sự tích tụ độc tố sẽ làm tình trạng tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, các triệu chứng ngứa ngáy và viêm nhiễm cũng sẽ lan rộng nhanh chóng hơn.

Nội tạng động vật chứa nhiều độc tố khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
Nội tạng động vật chứa nhiều độc tố khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Thịt gà

Thịt gà, đặc biệt là da gà, được biết đến là một loại thực phẩm mà những người mắc bệnh da liễu nên hạn chế. Ngoài việc tăng nguy cơ thâm sẹo cho các vết thương, thịt gà còn có thể gây ngứa ngáy, bứt rứt và gây khó chịu hơn đối với người bị chàm. Tuy nhiên, thực phẩm này không khiến các triệu chứng chuyển biến nặng hơn mà chỉ tạo cảm giác ngứa. Khi không chịu được ngứa, việc gãi và làm trầy xước da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da.

Đồ cay nóng, dầu mỡ

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ là câu trả lời cho thắc mắc người bị chàm kiêng ăn gì. Lý do là bởi chúng có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây ra hiện tượng đổ mồ hôi liên tục và tắc nghẽn các nang lông. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào da, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Sữa và các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị chàm nên hạn chế tiêu thụ chúng, vì protein trong sữa có thể kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể, làm tăng tình trạng dị ứng và ngứa ngáy.

Thức uống chứa nồng độ cồn và các chất kích thích

Để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng , người bệnh chàm cần hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn và các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… Những sản phẩm này đều có tác động xấu đến sức khỏe. Chúng có thể gây tổn thương cho đường ruột, gây viêm loét dạ dày và tá tràng,… Hơn nữa, sức đề kháng sẽ suy giảm, làm cho quá trình điều trị bệnh kéo dài.

Thực phẩm có nhiều đường, muối

Người bị chàm nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, đường tinh, mật ong, socola,… Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu, gây dị ứng và kích thích các phản ứng quá mẫn. Điều này có thể làm tăng số lượng nốt mụn nước, và khi chúng vỡ, dịch vàng sẽ làm chậm quá trình phục hồi da.

Các thực phẩm giàu muối, như dưa hành muối dễ gây kích thích hệ thống dây thần kinh ngoại biên, gây thêm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho các tổn thương da. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu muối và axit cũng có thể gây khó khăn cho gan trong việc loại bỏ độc tố và gây nổi nhiều vết mẩn đỏ trên da.

Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu gây kích ứng da
Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu gây kích ứng da

Thực phẩm chế biến sẵn

Trong các sản phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bánh mì, lạp xưởng, thức ăn đóng hộp,… thường chứa nhiều chất bảo quản, đạm, các khoáng chất và chất tăng trưởng không tự nhiên. Những thành phần này có thể gây kích thích các phản ứng viêm, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế nếu đang thắc mắc bị chàm kiêng ăn gì, bạn cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Những loại thực phẩm tốt cho người bệnh chàm

Ngoài việc hạn chế tiêu thụ những thực phẩm không tốt như đã đề cập, bạn cũng nên bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh chàm. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị chàm có thể thêm vào chế độ ăn bên cạnh băn khoăn bị chàm kiêng ăn gì.

Thực phẩm giàu vitamin có lợi cho sức khỏe

Một trong những nhóm thực phẩm mà các chuyên gia thường khuyên người bị chàm nên tập trung bổ sung là rau xanh và trái cây tươi bởi chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe. Những thực phẩm này có khả năng hỗ trợ trong việc chống viêm, giúp da phục hồi nhanh chóng và duy trì sự khỏe mạnh. Các loại vitamin bao gồm:

  • Vitamin A: Vitamin A có tác dụng giới hạn quá trình viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giảm ngứa và sưng đỏ trên da. Bạn có thể tìm thấy nhiều vitamin A trong các loại củ quả màu đỏ như cà rốt, đu đủ, dưa đỏ, bí đỏ, đào, cà chua cũng như các loại rau có màu xanh.
  • Vitamin B: Vitamin B giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và phục hồi của tế bào da. Bổ sung đủ vitamin B giúp kích thích quá trình tái tạo mô và lành vết thương trên da nhanh chóng. Các nguồn vitamin B phong phú bao gồm chuối, bơ, cà chua, bí ngô, khoai lang và các loại rau xanh.
  • Vitamin C: Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, tái tạo collagen, làm lành các vết sẹo, mang lại làn da mịn màng và tươi trẻ. Đối với người bị chàm, việc bổ sung nhiều vitamin C thông qua các thực phẩm như ổi, kiwi, chanh, cam, bưởi, dâu tây,… có thể giúp nhanh chóng hồi phục và cải thiện da.
  • Vitamin E: Vitamin E giúp bảo vệ da khỏi sự oxy hóa và cung cấp độ ẩm, làm mềm da. Bạn có thể bổ sung vitamin E bằng cách tiêu thụ hạt hướng dương, mầm lúa mạch, giá đỗ, vừng, lạc,…
Vitamin là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả
Vitamin là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả

Thực phẩm giàu omega-3

Các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá ngừ, cá hồi, cá trích, đậu nành,… có khả năng chống viêm, giảm ngứa, tránh mụn nhọt và hỗ trợ quá trình phục hồi da.

Omega 3 là một dạng dưỡng chất có thể giúp làn da hồi phục từ bên trong, cân bằng hormone, EPA giúp kiểm soát sản xuất dầu, ngăn chặn tình trạng da nhờn và loại bỏ các tắc nghẽn da. Ngoài ra, omega 3 còn có tác dụng duy trì độ ẩm tự nhiên và giảm sự phát triển vi khuẩn trên da, hạn chế hình thành các vết loét do chàm gây ra. Vì vậy, đây là nhóm thực phẩm mà những người bị chàm nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm giàu kẽm

Những nhóm thực phẩm giàu kẽm cũng được các chuyên gia khuyên người bị chàm chọn lựa để giảm các triệu chứng của bệnh. Kẽm có vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương trên da. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp sức đề kháng cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây vấn đề cho sức khỏe. Do đó, nên chỉ bổ sung khoảng 30mg kẽm mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu kẽm bao gồm đậu Hà Lan, bột yến mạch, hạt bí, hạt lanh, hạt mè, hạt hướng dương và nhiều loại hạt khác.

Không khó để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh khó chịu này nếu bạn lựa chọn cho mình chế độ ăn hợp lý. Bài viết trên là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi bị chàm kiêng ăn gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trên hành trình tìm lại làn da đẹp tự nhiên.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, kết hợp với một lối sống khoa học, có thể mang lại những cải thiện đáng kể cho những người bị chàm. Bất kể phương pháp chữa trị nào đang được áp dụng, việc quan tâm đến chế độ ăn uống vẫn đóng vai trò quan trọng...

Bài viết liên quan