Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Gout vốn được mệnh danh là “bệnh nhà giàu”, ít người mắc phải. Cùng với sự phát triển của kinh tế và thay đổi trong lối sống, căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa và tăng nhanh về số lượng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến gout, cách nhận biết và điều trị thế nào cho hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về căn bệnh này.

Bệnh gút là gì? Giai đoạn tiến triển của bệnh

Lương y Đỗ Minh Tuấn là Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm trong khám, điều trị gout. Lương y cho biết:

Bệnh gout hay còn được gọi là thống phong là một dạng viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ acid uric trong máu vượt ngưỡng cho phép.

Trên thực tế axit uric được hình thành trong cơ thể thường vô hại. Bởi sau khi thực hiện các hoạt động cần thiết hoạt chất này sẽ được đào thải ra ngoài qua đường phân và nước tiểu.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị gout, cơ thể không có khả năng nhận diện, đào thải axit uric. Từ đó, khiến nồng độ axit uric trong máu thường tăng cao, tích tụ qua thời gian và hình thành các tinh thể nhỏ. Lâu ngày, chúng sẽ có xu hướng tập trung tại các khớp, hình thành tinh thể muối urat, gây ra hiện tượng viêm đỏ, sưng to kèm cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, gout có thể thường gặp ở tất cả đối tượng. Tuy nhiên tỉ lệ này thường cao hơn ở nam, nhất là những đàn ông có độ tuổi từ 40-60. Tần suất xuất hiện các cơn viêm gout có mối liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống, tuổi tác và chất lượng đời sống hàng ngày.

gout
Bệnh gout hay còn được gọi là thống phong là một dạng viêm khớp

Dựa vào mức độ nghiêm trọng cùng đặc tính của gout mà người ta chia bệnh thành 4 giai đoạn. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Bị gút không triệu chứng

Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric trong máu bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, do các tinh thể chưa được lắng đọng nhiều nên người bệnh chưa cảm nhận được triệu chứng của bệnh. Thông thường chỉ đến khi xét nghiệm chỉ số máu người bệnh mới nhận thấy chỉ số axit uric tăng cao.

Giai đoạn 2: Gút cấp tính

Là giai đoạn mà các tinh thể muối urat bắt đầu hình thành và giải phóng vào dịch khớp, gây ra phản ứng viêm, nóng, đỏ, đau. Thường các triệu chứng bệnh gút trong giai đoạn này sẽ xuất hiện một cách đột ngột vào đêm, khi thời tiết chuyển lạnh hoặc người bệnh sử dụng rượu bia. Chúng không chỉ gây đau đớn mà còn làm viêm tấy các khớp tại ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối. Cơn gút cấp này sẽ kéo dài trong khoảng 4 -10 ngày sau đó biến mất.

Giai đoạn 3: Ngủ đông

Sau những đợt gút cấp tính, bệnh nhân có thể bị tái phát trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn nữa. Ở giai đoạn này, gút sẽ không bùng phát dữ dội nhưng các tinh thể muối urat vẫn âm thầm hình thành tại các khớp và tái phát sau 3-5 năm.

Giai đoạn 4: Gút mãn tính

Gút mãn tính là giai đoạn nặng nhất của bệnh khi mà axit uric bị lắng đọng và hình thành lên hạt tophi. Lúc này người bệnh sẽ liên tục bị những cơn đau hành hạ. Các tổn thương khớp phát triển nhanh chóng, nếu không được điều trị kịp thời có thể bị mất khả năng đi lại.

Triệu chứng bệnh gout

Triệu chứng bệnh gout thường khởi phát đột ngột và xuất hiện nhiều vào ban đêm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cấp tính, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, người bệnh khó có thể nhận biết. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh gout:

Thể cấp tính:

  • Dấu hiệu bệnh gút đầu tiên mà người bệnh có thể nhìn thấy ở giai đoạn này là tình trạng đau, sưng, nóng và đỏ dữ dội tại các khớp thuộc bàn ngón chân cái.
  • Cơn đau này thường xuất hiện sau một bữa ăn thịnh soạn, sau cuộc phẫu thuật hoặc chấn thương,
  • Cơn đau kéo dài từ 5-7 ngày sau đó sẽ nhanh chóng biến mất khi người bệnh dùng thuốc colchicin hoặc những loại thuốc giảm đau không steroid khác.
  • Thường cơ đau sẽ trở lên dữ dội vào lúc nửa đêm, đau nhiều khi đụng vào.
  • Vùng xung quanh khớp sẽ thấy ấm lên.
  • Toàn thân người bệnh cảm thấy mệt mỏi kèm theo những cơn sốt nhẹ.
  • Khi thực hiện xét nghiệm máu người bệnh sẽ thấy nồng độ acid uric tăng cao. Tuy nhiên nhiều trường hợp khác, xét nghiệm không tìm ra điều bất thường vì vậy người bệnh thường nhầm lẫn và bỏ qua.

Thể mạn tính:

  • Tại giai đoạn này, nồng độ acid uric trong máu thường tăng cao và lắng đọng trong các khớp, u cục xuất hiện hạt tophi, viêm khớp mạn tính xuất hiện.
  • Hầu hết các bệnh nhân bị gout mãn tính đều sưng, nóng, đỏ đau tại các khớp. Cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ hoặc từ 1-2 ngày. Tuy nhiên một vài trường hợp nặng, bệnh nhân còn có thể bị đau nhiều tuần.
  • Ngoài ra ở giai đoạn này khi tiến hành xét nghiệm người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy những tổn thương tại xương khớp.
  • So với gout cấp tính thì giai đoạn mạn tính bệnh sẽ có tính chất tái phát và xuất hiện nhiều hơn.
  • Những cơn đau xảy ra nhanh, dữ dội có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân.
  • Theo các chuyên gia, triệu chứng bệnh gout thường tập trung chủ yếu ở các khớp. Trong đó những vị trí dễ bị tấn công bởi các cơn đau gồm:
  • Tay, cổ tay, khủy tay và các khớp ngón tay.
  • Mắt cá chân, gót chân, bàn chân, ngón chân cái.

Nguyên nhân hình thành bệnh gút

Cũng theo chuyên gia xương khớp, lương y Đỗ Minh Tuấn, có hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout gồm nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát. Cụ thể:

Nguyên nhân nguyên phát

  • Giới tính: Theo kết quả thống kê, 95% trường hợp bị gút thường xuất hiện ở nam giới, trong đó độ tuổi thường gặp nhất là từ 30-60 tuổi.
  • Di truyền: Gout là yếu tố có tính chất di truyền, do đó những người sinh ra trong gia đình có người thân bị gout thì nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.
  • Cơ địa: Ở một số bệnh nhân do cơ địa có xu hướng tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường. Do đó, nồng độ acid uric cũng tỷ lệ thuận tăng theo.
  • Chế độ ăn uống: Việc ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa purin như nấm, lòng đỏ trứng, gan, tôm, thận cũng được đánh giá là nguyên nhân chính khiến bệnh gout nảy sinh.

Nguyên nhân thứ phát

Việc cơ thể tăng sản xuất acid uric hoặc giảm khả năng đào thải tinh thể cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh gút. Cụ thể:

  • Bệnh nhân suy thận: Những bệnh nhân suy thận hoặc đang mắc những bệnh lý làm giảm khả năng thanh lọc acid uric của thận sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này cao hơn
  • Những bệnh về máu: Các trường hợp mắc bệnh về máu, bao gồm bạch cầu cấp cũng có thể mắc bệnh gout.
  • Dùng thuốc lợi tiểu: Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc lợi tiểu như hiazid, acetazolamid, furosemid… cũng được coi là nguyên nhân của bệnh gout. Lý do là bởi thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng nguy cơ tích tụ axit uric.
  • Sử dụng thuốc ức chế tế bào: Đây được coi là một trong những nguyên nhân bị bệnh gút cơ bản và thường gặp nhất. Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc ức chế tế bào có khả năng gây độc và làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh gout.
  • Sử dụng thuốc kháng lao: Ngoài thuốc lợi tiểu thì thuốc kháng lao cũng là loại hoạt chất có khả năng gây gout rất cao.

Gout được mệnh danh là căn bệnh của nhà giàu, ít người mắc phải. Tuy nhiên, vào những năm gần đây căn bệnh này bắt đầu tăng nhanh về số lượng và có xu hướng trẻ hóa. Các số liệu thống kê cho thấy tất cả đối tượng bao gồm nam, nữ đều có thể bị căn bệnh này. Tuy nhiên phụ nữ sau sinh và đàn ông trong độ tuổi từ 30-50 sẽ có nguy cơ bị cao hơn. Cụ thể những đối tượng dễ mắc bệnh gout gồm:

  • Chế độ ăn có nhiều hải sản và chất đạm.
  • Đối tượng đang bị béo phì hoặc uống nhiều bia trong thời gian dài.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout hoặc mới phẫu thuật sau chấn thương.
  • Người có chức năng thận bị bất thường, thường xuyên mất nước.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý gồm tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, truyền nhiễm, cao huyết áp,....

gout
Chế độ ăn có nhiều hải sản và chất đạm gây bệnh gout

Biến chứng của gout [Chớ chủ quan]

Giới chuyên môn có chung nhận định Gout là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • U cục Tophi: Tình trạng này được đặc trưng bởi những khối u cục xuất hiện quanh ngón chân, tai, ngón cái và đầu gối. Khi cục tophi càng lớn thì tình trạng đau càng tăng dữ dội, một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây viêm nhiễm.
  • Tổn thương khớp: Bệnh gout nếu để kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể sẽ khiến các khớp bị sưng viêm, tổn thương vĩnh viễn. Trong trường hợp nặng người bệnh sẽ bị tổn thương các khớp và xương ở chân cùng nhiều bộ phận khác. Cấu trúc khớp sau khi bị phá hủy, biến dạng, không gian thu hẹp thì nguy cơ tàn phế vĩnh viễn là rất cao.
  • Sỏi thận: Không chỉ tạo ra các hạt Tophi quanh ổ khớp, tinh thể urat còn có thể lắng đọng trong thận và gây ra sỏi. Biến chứng này được đặc trưng bởi các triệu chứng chứng đau nhức dữ dội ở vùng bụng dưới và bẹn, nước tiểu có màu nâu hoặc đỏ.
  • Tăng nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim: Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, nguy cơ tử vong về tim mạch ở những người có bệnh lý nền về gút là rất cao. Chiếm khoảng 15% so với người bình thường.

gout
Bệnh gout không được điều trị kịp thời khiến khớp tổn thương vĩnh viễn

Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, bệnh gout còn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trở nên yếu hơn. Ngoài ra một số trường hợp dùng thuốc điều trị sai cách còn có thể bị dị ứng, thậm chí nảy sinh những tác dụng phụ với hệ tiêu hóa như dạ dày, tá tràng,...

Cách chẩn đoán gout chính xác

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút thường giống với những căn bệnh khác do đó việc chuẩn đoán chính xác căn bệnh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp là hết sức cần thiết. Cụ thể các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh gút thông qua những xét nghiệm sau đây:

Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào việc tìm hiểu tiền sử bệnh lý các bác sĩ sẽ phần nào xác định được nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh như: Triệu chứng đau, sưng, đỏ khớp, biểu hiện ở thận, độ lắng đọng urat dưới da.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh lý hiện tại. Một số xét nghiệm cơ bản gồm:

  • Xét nghiệm acid uric máu: Những bệnh nhân bị gout thường có chỉ số acid máu lớn hơn 420µmol/l.
  • Định lượng acid uric niệu 24 giờ: Kỹ thuật này giúp xác định lượng giảm thải tương đối <600mg/ 24h hoặc tăng bài tiết >600mg/24h. Thường những bệnh nhân bị sỏi thận acid uric niệu thường tăng cao.
  • Chụp X- Quang khớp: Kết quả X-Quang sẽ cho thấy nếu bệnh nhân xuất hiện gai xương, khuyết xương hình hốc ở đầu xương hoặc hẹp khe khớp thì nguy cơ bị gout là rất cao.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Xét nghiệm này sẽ giúp người bệnh tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý.

gout
Xét nghiệm dịch khớp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý

Cách phòng chống bệnh gout hiệu quả?

Như đã nói ở phần trên, gout là căn bệnh có khả năng tái phát rất cao. Do đó để kiểm soát tiến triển của bệnh, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt dưới đây:

  • Nghe theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về phác đồ điều trị. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc thay thuốc giữa chừng nếu không có sự chỉ định.
  • Nên tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Thăm khám và điều trị những bệnh lý nền có nguy cơ mắc gout cao như bệnh chuyển hóa, suy thận,...
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế tác động đến xương khớp trong quá trình bị gout.
  • Duy trì thói quen đi lại, vận động và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.

Những cách chữa bệnh gút hiệu quả

Bệnh gút có chữa được không? Theo các chuyên gia gout là căn bệnh có nhiều cách để điều trị, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây, điều trị ngoại khoa hoặc thay đổi chế độ ăn uống- sinh hoạt hằng ngày.

Thuốc trị gout

Sử dụng thuốc chữa bệnh gút là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Cách làm này không chỉ cho hiệu quả nhanh mà còn giúp người bệnh giảm được cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên về lâu dài, sử dụng Tây y thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong quá trình điều trị gout gồm:

  • Thuốc chống viêm: Được chỉ định trong giai đoạn đầu của bệnh gout với tác dụng giảm viêm, kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, viêm loét dạ dày, suy thận, đái tháo đường do đó người bệnh cần hết sức thận trọng. Các loại thuốc chống viêm thường dùng để điều trị gout như: Meloxicam, Etoricoxib, Voltazen, Piroxicam,...
  • Thuốc làm giảm acid uric máu: Được chỉ định cho những trường hợp gout mãn tính với mục đích phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng Allopurinol – Zyloric hoặc Febuxostat. Tuy nhiên thuốc có thể gây dị ứng nên cần hết sức thận trọng.

Ngoài việc điều trị nội khoa, Tây y còn sử dụng các phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ hạt tophi cho trường hợp bệnh nặng có kèm dấu hiệu bội nhiễm, loét,... Tuy nhiên phương pháp này có chi phí khá cao do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Chữa gút bằng các mẹo vặt dân gian

Khác với Tây y, dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên quanh nhà để cải thiện triệu chứng bệnh gout. Cách làm này khá đơn giản, dễ thực hiện, lại an toàn, lành tính. Tuy nhiên khi áp dụng người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới cho hiệu quả như ý.

Điều trị bằng lá vối:

  • Lá vối có đặc tính thanh nhiệt, giải độc và cung cấp một lượng chất kháng sinh tự nhiên để chống viêm tại khớp hiệu quả.
  • Người bệnh chỉ cần hái 1 nắm lá vối tươi, đem rửa sạch tạp chất rồi cho vào ấm nấu cùng 2 lít nước sôi.
  • Để lửa nhỏ trong khoảng 10 phút rồi gạn ra uống thay nước lọc mỗi ngày.
  • Người bệnh nên sử dụng liên tục từ 1-2 tháng để các triệu chứng của gout được cải thiện hiệu quả.

Dùng lá tía tô:

Lá tía tô có hàm lượng lớn các hoạt chất perillaldehyde và phenylpropanoid với tác dụng giảm tiết axit uric, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm tại khớp. Ngoài việc bổ sung lá tía tô vào chế độ ăn hàng ngày, người bệnh còn có thể sử dụng loại lá này để điều trị gout theo những cách làm sau:

  • Cách 1: Lấy 6-12g lá tía tô đem đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 10 phút. Gạn nước chia làm nhiều lần rồi uống hết trong ngày khi còn ấm.
  • Cách 2: Giã nát lá tía tô rồi đem sao nóng và đẹp lên một miếng vải mỏng. Sau đó tiến hành chườm trực tiếp vào khớp bị gút.

Sử dụng giấm táo:

Các thành phần axit tự nhiên trong giấm táo có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ các mô tại khớp hiệu quả. Người bệnh chỉ cần:

  • Lấy khoảng 1 thìa cà phê giấm táo pha với 200ml nước ấm.
  • Mỗi ngày sử dụng hỗn hợp này 2 lần trước khi ăn khoảng 20 phút.
  • Pha thêm 1 chút mật ong để giảm bớt vị chua và tăng vị giác.

Sử dụng lá trầu không:

Trâu không có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kích thích tế bào tái tạo sụn khớp hiệu quả. Vì vậy dược liệu này từ lâu đã được coi là thần dược trong việc điều trị các bệnh về xương khớp và gút. Cụ thể:

  • Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 trái dừa xiêm, 100g lá trầu không.
  • Dừa xiêm cắt vát phần nắp, gạn bớt ít nước sau đó cho lá trầu vào trong.
  • Đậy nắp lại và ngâm trong 30 phút để các hoạt chất trong lá dừa được hòa tan vào nước.
  • Sử dụng mỗi buổi sáng trước khi ăn, sau đó chờ tiểu tiện hết thì dùng bữa sáng.
  • Áp dụng 7-10 ngày liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.

gout
Lá trầu không giảm đau kháng viêm hiệu quả

Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi hơn?

Gout là căn bệnh có thể kiểm soát bằng thuốc nhưng nếu người bệnh cứ ăn uống tùy tiện thì khả năng tái phát là rất cao. Do đó khi tiến hành điều trị bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Người bị gout nên ăn gì?

Bệnh gout ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo đó các chuyên gia xương khớp đã gợi ý những loại đồ ăn dưới đây:

  • Trái cây: Hoa quả giàu vitamin là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh gout. Do đó khi bị bệnh bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này nhất là quả anh đào, cam, quýt,...
  • Rau xanh: Một số loại rau như đậu Hà Lan, cà tím, nấm,.... chứa rất nhiều hoạt chất có lợi giúp giảm viêm và hạn mức axit trong cơ thể.
  • Các loại hạt: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, ngũ cốc, yến mạch, gạo lứt đều là những thực phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm cho người bệnh gút.

Người bị bệnh gout kiêng ăn gì?

Purine là thủ phạm khiến các cơn đau gout bùng phát. Do vậy để kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm giàu hàm lượng hoạt chất trên. Cụ thể:

  • Nội tạng động vật bao gồm tất cả các bộ phận như gan, thận, não, tim,...
  • Một số loại thịt như gà lôi, thịt bê, thịt nai,...
  • Cá gồm cá trích, cá hồi, cá thu, cá cơm, cá ngừ,...
  • Hạn chế ăn sò điệp, cua, tôm trong thời gian bị căn bệnh này.
  • Ngoài ra người bệnh cũng cần hạn chế những loại thực phẩm nhiều fructose như mật ong, siro,...
  • Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn như rượu, bia và nước ngọt có ga,...

Gout là bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy khi bị bệnh, bạn cần chủ động thăm khám và tiến hành điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy click ngay, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn!

Câu hỏi thường gặp
Cao gắm chữa gout là một trong những phương pháp điều trị gout bằng dược liệu tự nhiên hiện được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị nhất định. Tuy nhiên, cao gắm có thực sự tốt không và cách sử dụng sản phẩm này như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết....
Tìm được những bệnh viện gout chuyên khoa, điều trị hiệu quả là điều hầu hết bệnh nhân đều mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc những bệnh viện gút chuyên khoa, uy tín nhất hiện nay.  Các tiêu chí chọn bệnh viện gout điều trị hiệu quả Gout là một bệnh lý rất nguy...
Bệnh gout có lây không là một vấn đề quan trọng mà nhiều người bệnh quan tâm. Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm hiểu về cách điều trị bệnh, bạn hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây.  Bệnh gout có lây không? Các đường lây lan bệnh gout Về bản chất, bệnh gout là tình...
Gout đau ở đâu? Thông thường, khi bị gout người bệnh phải gánh chịu những cơn đau đớn, sưng viêm. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ vị trí đau của bệnh gout để chẩn đoán bệnh chính xác. Vậy bị gút đau ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần biết. Bệnh gout...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Gout bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan